您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Soi kèo phạt góc Italia vs CH Czech, 1h45 ngày 5/6
NEWS2025-01-24 09:25:02【Giải trí】4人已围观
简介èophạtgócItaliavsCHCzechhngàđội tuyển bóng đá quốc gia croatia Hoàng Tài - đội tuyển bóng đá quốc gia croatiađội tuyển bóng đá quốc gia croatia、、
很赞哦!(19583)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1
- Trẻ bị viêm da cơ địa bong tróc da vì cha mẹ cho tắm nhiều loại lá
- Kiến nghị xử lý gần 400 tỷ tại dự án BT đường Lê Đức Thọ của Tasco
- Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam thông tin tiến độ cung cấp thuốc ở bệnh viện
- Soi kèo góc Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1
- Bé 2 tuổi bị ngộ độc thuốc tẩy nốt ruồi do sự bất cẩn của người lớn
- Mẹ vợ ra trông cháu, soi xét con rể từ đôi giày tới chuyện mua nhà, xe
- Kí sự bắt 'gian chồng' ở khu du lịch ngày nghỉ lễ
- Soi kèo góc Adelaide vs Auckland, 15h30 ngày 22/1
- Loại quả VN thờ ơ, thế giới lùng sục vì ngăn nhiều bệnh ung thư
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Fateh vs Damac, 21h55 ngày 22/1: Tương lai mù mịt
Top 10 quốc gia tiêu biểu toàn cầu về ứng dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6. Trước thực trạng cạn kiệt địa chỉ Internet IPv4, để phát triển hạ tầng số, Việt Nam đang thực hiện mục tiêu “Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới IPv6”.
Chuyển đổi Internet IPv6 là một cuộc cách mạng trong phát triển Internet thế hệ mới, tuy nhiên theo đại diện VNNIC, đây là vấn đề lớn, phức tạp về công nghệ và quản lý. Vì thế, cần có các phương án kỹ thuật, quy hoạch sử dụng hiệu quả tài nguyên Internet IPv6.
“Nếu việc này không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến không tối ưu sử dụng tài nguyên, không đảm bảo chất lượng, an toàn mạng, gây lãng phí nguồn lực và thậm chí phải triển khai lại”, đại diện VNNIC nhấn mạnh.
Trong khi các doanh nghiệp, tổ chức lớn đã triển khai thành công IPv6 và cung cấp dịch vụ cho người dùng Internet, đa số các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị nhỏ vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu, còn khá lúng túng trong việc quy hoạch địa chỉ IPv6, chưa tuân thủ các nguyên tắc, khuyến nghị tiêu chuẩn.
Xuất phát từ thực tế trên, với vai trò là đơn vị quản lý hoạt động cấp phát tài nguyên địa chỉ Internet quốc gia, VNNIC đã tổ chức chương trình tập huấn trực tuyến cho 100 học viên đến các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet cùng các tổ chức, doanh nghiệp khác có mạng sử dụng địa chỉ IP độc lập tại Việt Nam để hướng dẫn quy hoạch địa chỉ IPv6 cho các tổ chức và doanh nghiệp.
Tính đến cuối tháng 7, Việt Nam đã có hơn 34 triệu người dùng truy cập Internet IPv6, đứng thứ 2 khu vực ASEAN (Ảnh minh họa) Mục đích chương trình tập huấn là trang bị cho cán bộ của các doanh nghiệp, tổ chức kiến thức cơ bản, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng đúng, hiệu quả các vùng IPv6 đã được phân bổ, cấp phát trong hoạt động mạng lưới, dịch vụ.
Cụ thể, hơn 100 học viên tham gia tập huấn online đã nắm được nội dung về quy hoạch và sử dụng IPv6 trên mạng lưới như: các nguyên tắc, tiêu chuẩn áp dụng trong phân hoạch địa chỉ IPv6; cách thức sử dụng các công cụ trực tuyến để tính toán, phân chia địa chỉ IPv6; áp dụng thực tế việc phân hoạch vùng địa chỉ trên hệ thống mạng của tổ chức, doanh nghiệp phù hợp tiêu chuẩn quốc tế; các ví dụ, mô hình cụ thể với một số trường hợp điển hình.
Trong thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục triển khai tư vấn, hướng dẫn các thành viên địa chỉ để đưa tài nguyên Internet vào sử dụng an toàn hiệu quả hướng tới mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi hoàn toàn mạng Internet Việt Nam sang IPv6.
Hiện tại, việc kiểm tra tốc độ truy cập Internet IPv6 có thể thực hiện bằng ứng dụng di động i-Speed do VNNIC phát triển. Người dùng có thể tải, cài đặt ứng dụng i-Speed tại các trang https://i-speed.vn, https://speedtest.vn. Từ tháng 7 đến nay, các doanh nghiệp di động đã miễn cước data khi người dùng sử dụng ứng dụng i-Speed để đo tốc độ truy cập Internet.">Việt Nam tăng 2 bậc về tỷ lệ ứng dụng IPv6, xếp thứ 8 thế giới
Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 183.000 ca mắc mới và khoảng 122.000 ca tử vong do bệnh ung thư, trong đó chủ yếu là ung thư gan, phổi, vú.
Riêng ung thư phổi, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 26.000 ca mắc mới và 23.000 ca tử vong. Tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới gấp 3 lần ở nữ giới. Cứ 100.000 người dân Việt Nam thì có 36 nam giới và 12 nữ giới được chẩn đoán mắc ung thư phổi.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, nếu so sánh, số ca mắc mới và ca tử vong do ung thư phổixấp xỉ nhau. Đó là do tỷ lệ người bệnh phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, lên đến 75%.
"Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh thấp và thời gian sống thêm của người bệnh rút ngắn. Trong khi đó, những người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, có tỷ lệ sống thêm 5 năm lên đến 65-90%”, ông Thuấn cho biết. Vì vậy, việc tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trên 90% người bị ung thư phổi là do thuốc lá
Dẫn chứng về mối liên quan giữa ung thư phổi và thuốc lá, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết số liệu từ Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thấy rằng, người hút thuốc có khả năng mắc ung thư phổi cao gấp từ 15 đến 30 lần so với người không hút. Ngoài ra, khi tiếp xúc với khói thuốc thụ động, người không hút cũng hít phải các hợp chất gây ung thư, gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên 20-30%.
Còn theo Cơ quan Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, thuốc lá điện tử hay thuốc lá không khói cũng đã được chứng minh có chứa các chất gây ung thư và liên quan đến nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. Điều tra toàn cầu về thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) năm 2020 cho thấy, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá là 42,3% và 1,7% ở nữ giới là khá cao, và đặt ra những thách thức cho việc dự phòng ung thư phổi.
Lãnh đạo Bộ Y tế chia sẻ thông qua chiến dịch này, người dân hãy chủ động tìm hiểu và thực hiện thói quen khám tầm soát để phát hiện sớm ung thư phổi.
Bên cạnh đó, Giáo sư Thuấn kêu gọi người dân "hãy cùng nói không với thuốc lá", người chưa hút thì không nên hút; người thân, bạn bè, những người xung quanh nên khuyên người hút thuốc từ bỏ dần tiến tới từ bỏ thuốc lá, cùng nhau tạo ra môi trường không khói thuốc tại nhà, nơi làm việc và nơi công cộng, duy trì chế độ ăn cân đối, luyện tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe.
5 nhóm người liên quan đến hút thuốc cần được sàng lọc ung thư phổi định kỳ:- Người có tiền sử hút thuốc lá, đặc biệt từ 20 năm trở lên.
- Người trên 50 tuổi và từng có thời gian hút thuốc (trên 10 năm).
- Người hút thuốc > 20 bao/năm (số bao/năm được quy đổi bằng số bao hút trung bình một ngày x số năm hút thuốc. Ví dụ: 1 ngày hút 1 bao, trong 20 năm được quy đổi là 20 bao/năm; một ngày hút 2 bao, trong 10 năm cũng được quy đổi là 20 bao/năm).
- Người hiện vẫn đang hút thuốc hoặc mới bỏ trong vòng 15 năm.
- Người hút thuốc lá thụ động (người thân, vợ chồng, con cái…) của người hút thuốc lá.
(Nguồn: Bệnh viện K)
">Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Trên 90% người bị ung thư phổi là do thuốc lá'
Thành lập từ năm 2008 nhưng vài năm gần đây Hợp tác xã (HTX) Suối Giàng, Yên Bái mới bắt đầu hoạt động hiệu quả, trung bình mỗi năm thu hoạch 500 tấn chè tươi, tương ứng với 100 tấn chè khô.
Năm 2019, HTX đầu tư phần mềm để quản lý, nhờ đó, công việc của bà Lâm Thị Kim Thoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX thuận tiện hơn, bởi chỉ cần truy cập phần mềm sẽ biết ngay số đơn hàng bán ra và giá trị thu về, thay vì phải cộng trừ thủ công như trước.
Hầu hết các hộ dân trên Tà Xùa có chè đều tham gia HTX Suối Giàng
Đây là bước đi chuyển đổi số đơn giản như lời bà Thoa thừa nhận.
“Chúng tôi rất cần có một phần mềm quản lý chung, tích hợp nhiều hạng mục, từ quản lý vùng nguyên liệu, quản lý nhân sự cho đến thanh toán, quyết toán, bán hàng… để có sự đồng bộ”, bà Lâm Thị Kim Thoa nói.
Tuy nhiên, chủ của HTX này đã luôn lo lắng về năng lực triển khai, nguồn tài chính, thủ tục hành chính và nhất là hành lang pháp lý trong “số hoá” các dữ liệu phải an toàn, bảo mật.
“Từ kinh nghiệm thực tế sau 3 năm ứng dụng phần mềm bán hàng, nếu để HTX “tự bơi” sẽ không thể có chuyển đổi số thực chất và toàn diện, cần sự hỗ trợ của Nhà nước về nhân lực, công nghệ, môi trường số”, bà Thoa bày tỏ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 6 vừa qua, cả nước có hơn 26.000 HTX với tổng số 6,8 triệu thành viên và 2,5 triệu lao động; trong đó HTX nông nghiệp chiếm tới 66%.
Các HTX đang đóng vai trò quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, tạo việc làm, an sinh xã hội. Mô hình HTX nông nghiệp với cách thức tổ chức sản xuất mới sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất đã ngày càng nhiều lên.
Tuy vậy, đa số các HTX ở quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính và quản trị yếu. Kết quả khảo sát về thực trạng, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số do Liên minh HTX Việt Nam phối hợp Tổ chức Oxfam thực hiện hồi tháng 4 và 5 vừa qua tại 153 HTX nông nghiệp cho thấy, hầu hết các nơi đều nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, nhưng mức độ ứng dụng còn thấp.
Cụ thể, theo thang điểm từ 1 - 5, mức độ ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành chỉ đạt 1,98 - 2,82; trong hoạt động sản xuất là 1,55 - 2,48; trong xúc tiến thương mại từ 1,88 - 2,52 (tức chỉ đạt mức yếu, kém).
Trước thực trạng yếu kém và yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh giai đoạn 2021 – 2025 để hỗ trợ các đối tượng này chuyển đổi số.
Với thông tin này, bà Lâm Thị Kim Thoa kỳ vọng việc ứng dụng công nghệ số của HTX tới đây sẽ thuận lợi hơn, qua đó giúp gia tăng giá trị cho HTX cũng như từng thành viên.
Tạo môi trường phát triển doanh nghiệp số, doanh nghiệp khởi nghiệp số
Chuyển đổi số cũng là một trong các chủ đề nghị sự của Uỷ ban Kinh tế Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) lần thứ 42 đang diễn ra, do Brunei chủ trì.
Theo đó, AIPA 42 đang thảo luận tập trung về việc tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN thông qua thúc đẩy số hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, nhất là trong bối cảnh tác động tiêu cực chưa từng có của đại dịch Covid-19 theo đề xuất của Brunei và Malaysia, nhằm để thông qua một Nghị quyết của AIPA về “Thúc đẩy ASEAN số có tính bao trùm nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa và tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN”.
Qua phiên thảo luận ngày 24/8, Nghị viện các nước thành viên AIPA bày tỏ cần tích cực thúc đẩy và ủng hộ Chính phủ các nước ASEAN triển khai các chương trình, kế hoạch và chiến lược về số trong ASEAN, cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác, các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh kết nối hạ tầng kỹ thuật số, bảo đảm hệ sinh thái kỹ thuật số bao trùm, rút ngắn khoảng cách số. Đoàn đại biểu Nghị viện các thành viên AIPA cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia, các vùng, miền nhằm đảm bảo phát triển đồng đều, bền vững trong ASEAN.
Việc thảo luận và chuẩn bị các bước tiến tới thông qua Nghị quyết này là sự tiếp nối Nghị quyết được thông qua tại Ủy ban Kinh tế trong khuôn khổ AIPA-41 do Việt Nam là nước chủ nhà vào năm ngoái về “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy gắn kết và phục hồi kinh tế ASEAN sau dịch bệnh Covid-19”.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đề nghị Nghị viện các nước hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách hướng tới hài hòa hóa hội nhập kinh tế, phục hồi xanh và bao trùm tại khu vực ASEAN, ưu tiên kết nối, đặc biệt là kết nối tiểu vùng, vùng sâu và vùng xa, nhằm đạt được mục tiêu hội nhập tại các ngành kinh tế có tính dẫn dắt cho quá trình hội nhập kinh tế tổng thể khu vực ASEAN.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ Trước đó, tại phiên họp toàn thể vào đầu giờ chiều 23/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu tập trung nhiều vào nội dung này. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia, các vùng, miền nhằm đảm bảo phát triển đồng đều, bền vững trong ASEAN. Đề nghị AIPA tích cực hỗ trợ Chính phủ các nước ASEAN đẩy mạnh triển khai các nội dung liên quan thúc đẩy kết nối số, phổ cập số ở các khu vực kém phát triển, trong đó có các tiểu vùng của ASEAN, trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025, Kế hoạch công tác thực hiện Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn IV”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị cần khuyến khích các nguồn lực xã hội để phát triển hệ sinh thái số thông qua hình thức hợp tác công-tư, tạo môi trường vườn ươm doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp số, doanh nghiệp khởi nghiệp số. Đặc biệt, cần tạo điều kiện lồng ghép triển khai khung phục hồi tổng thể ASEAN vào các kế hoạch của từng quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm ổn định và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin cho rằng, kế hoạch Tổng thể chuyển đổi số ASEAN 2025 đóng vai trò “đầu tàu” nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực tự cường và sức cạnh tranh. Trưởng đoàn Campuchia đề nghị cần bảo đảm quá trình chuyển đổi số bao trùm, hợp tác đa phương trong quản trị số hoá và tăng cường các quy định nhằm bảo đảm chuyển đổi số.
Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani đề nghị các nghị viện AIPA cần hợp tác nhằm tăng cường khả năng tiếp cận internet đối với tất cả mọi người dân, nhất là những vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn và giảm thiểu sự chia rẽ số hoá; hợp tác nhằm nâng cao nguồn nhân lực, kỹ năng tận dụng công nghệ kỹ thuật số; hợp tác trong xây dựng, ban hành các chính sách nhằm bảo đảm kết nối kỹ thuật số và bảo đảm an toàn trong các hoạt động số hoá như an ninh mạng, an toàn dữ liệu cá nhân; hợp tác thúc đẩy đổi mới – sáng tạo.
Với một khu vực có mức độ tin cậy và đoàn kết chính trị cao, thị trường lớn, dân số trẻ và nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số đi kèm với tạo lập môi trường số và bảo đảm an ninh mạng sẽ tạo ra không gian rộng mở cho phát triển bền vững và rút ngắn thời gian và trình độ phát triển với các khu vực khác trên thế giới và giữa các khu vực trong nội khối ASEAN.
Thành Vũ
Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng nền kinh tế số kịp thời ứng phó với dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 đặt ra những yêu cầu cấp bách trong đổi mới quản trị đất nước, trong đó có yêu cầu về chuyển đổi kỹ thuật số, xây dựng nền kinh tế số nhằm kịp thời ứng phó với đại dịch.
">Chuyển đổi số phải toả tới từng góc khuất
Soi kèo góc Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1
Đặc sản nhãn lồng Hưng Yên đang bắt đầu vào vụ nhãn sớm và sẽ được người dân nơi đây đưa lên bán trên các sàn thương mại điện tử từ ngày 15/7. (Ảnh: thanhphohungyen.gov.vn) Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tương tự như Hải Dương, Bắc Giang trong mùa vải thiều vừa qua, phương thức tiêu thụ sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử cũng được UBND tỉnh Hưng Yên và Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm. Điều này thể hiện qua các hoạt động: khởi động chương trình đưa nhãn và nông sản Hưng Yên lên các sàn thương mại điện tử, ký kết hợp tác hỗ trợ đưa nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên lên sàn thương mại điện tử giữa Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên, Cục Xúc tiến thương mại và 5 sàn thương mại điện tử trong đó có Postmart, Vỏ Sò...
Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương Hưng Yên đang gấp rút hoàn thiện các công tác chuẩn bị cuối cùng để hội nghị sẽ diễn ra với quy mô quốc tế lớn nhất từ trước đến nay, thúc đẩy các cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư, xúc tiến tiêu thụ, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu cho quả nhãn và nông sản Hưng Yên.
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết, trong gần 1 tháng qua, Cục đã phối hợp với những đơn vị liên quan trong Bộ Công Thương huy động sự vào cuộc của hệ thống các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức kinh tế - thương mại nước ngoài mời các nhà nhập khẩu trái cây từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia giao dịch trực tuyến với nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu nhãn Hưng Yên.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng mời nhiều hệ thống phân phối trong và ngoài nước, các sàn thương mại điện tử tham gia phân phối nhãn và nông sản Hưng Yên.
Góp phần chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn
Postmart là 1 trong 5 sàn thương mại điện tử sẽ tham gia tiêu thụ đặc sản nhãn lồng và các loại nông sản khác của tỉnh Hưng Yên kể từ ngày 15/7.
Đại diện Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), đơn vị vận hành sàn Postmart cho biết, để giúp nông dân Hưng Yên tiêu thụ nhãn theo một hình thức hoàn toàn mới trên môi trường số, từ tháng 6/2021 doanh nghiệp đã phối hợp với Bộ Công Thương, Văn phòng điều phối mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức tập huấn cho các hộ trồng nhãn cách bán hàng trên môi trường điện tử.
Từ tháng 6, đội ngũ nhân viên Bưu điện đã triển khai tập huấn cho các hộ trồng nhãn ở Hưng Yên cách bán hàng trên môi trường điện tử (Ảnh: Quốc Bảo) Nhân viên Bưu điện còn xuống trực tiếp các nhà vườn để hướng dẫn cụ thể từng người dân từ cách mở gian hàng, tối ưu hóa gian hàng, chụp ảnh sản phẩm, đăng bán sản phẩm, theo dõi đơn đến cách đóng gói, bảo quản, vận chuyển nhãn đi các tỉnh, thành phố…
Do là năm đầu tiên triển khai nên những băn khoăn thường trực của người dân trồng nhãn thường là cách giới thiệu sản phẩm, cách giao dịch trên sàn, đóng gói sản phẩm đảm bảo chất lượng tươi ngon…
Với kinh nghiệm hỗ trợ người dân Bắc Giang tiêu thụ hơn 4.000 tấn vải thiều trong tháng 6 qua sàn Postmart, Vietnam Post đã tư vấn, giải thích và đưa ra các phương án hỗ trợ cụ thể cho các hộ nông dân.
Đến nay, đội ngũ nhân viên Bưu điện đã tiếp cận và phát triển được gần 400 nhà cung cấp là những hộ gia đình, hợp tác xã trồng nhãn tham gia bán hàng trên sàn Postmart. Ngoài sản phẩm là nhãn tươi, các nhà cung cấp còn đưa nhiều mặt hàng khác đưa lên sàn Postmart như long nhãn, mật ong hoa nhãn, giấm nhãn, các chế phẩm khác từ nhãn…
“Việc đưa đặc sản nhãn lồng lên sàn Postmart không chỉ nhằm tiêu thụ loại đặc sản mang tính mùa vụ, mà chúng tôi kỳ vọng rằng đây sẽ là hướng đi mới để người nông dân nói chung và người trồng nhãn Hưng Yên nói riêng có thêm kênh phân phối nông sản bền vững, góp phần chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn”, đại diện Vietnam Post chia sẻ.
Vân Anh
Vải Bắc Giang bán qua Postmart, Vỏ Sò đã chiếm gần 3,6% tổng sản lượng
Tính đến ngày 24/6, bên cạnh việc hỗ trợ hơn 1.100 nông dân Bắc Giang lên Postmart, Vỏ Sò bán bán đặc sản địa phương, hai sàn thương mại điện tử này cũng tiêu thụ được hơn 6.400 tấn vải thiều Bắc Giang, vượt mục tiêu đề ra.
">Nhãn và nông sản Hưng Yên sẽ được bán trên các sàn thương mại điện tử từ 15/7
Sản phẩm Nano Fucoidan. Sản phẩm này do Công ty TNHH Công nghệ cao sinh hóa dược, địa chỉ trụ sở chính: 245E/4 Hoàng Văn Thụ, phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM, công bố và chịu trách nhiệm.
Tại buổi làm việc ngày 26/7, đại diện của công ty này lại khẳng định việc quảng cáo nêu trên không phải do công ty thực hiện; công ty không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện quảng cáo sản phẩm tại các link nêu trên.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo về sản phẩm Nano Fucoidan trên các đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm "vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế".
Tại một hội thảo liên quan công tác an toàn thực phẩm hồi tháng 7, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay việc kinh doanh trực tuyến, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Liên quan đến kinh doanh thực phẩm, theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, hiện nay, sự đa dạng của các hình thức kinh doanh như kinh doanh online, đa cấp, quảng cáo xuyên biên giới... rất khó quản lý. Một bộ phận không nhỏ tổ chức cá nhân kinh doanh thực phẩm trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe vì lợi nhuận, bất chấp quảng cáo sai sự thật, quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh.
Theo ông Phong, hiện nay, việc kinh doanh khác kinh doanh truyền thống ngày trước. Theo đó có kinh doanh online, quảng cáo online.
"Quảng cáo thực phẩm chức năng sức khỏe rất tinh vi, ví dụ bệnh tiểu đường không bao giờ chữa được vì là bệnh rối loạn chuyển hóa, cao huyết áp cũng không chữa được. Tuy nhiên, có vô số quảng cáo tư vấn lấy cả nghệ sĩ, bác sĩ, dược sĩ ra quảng cáo thực phẩm như thuốc, có thể chữa khỏi. Bản thân tôi đã phải 3 lần làm việc với đại diện Facebook về vấn đề quảng cáo, rất phức tạp", ông Phong chia sẻ.
WHO cảnh báo quảng cáo sữa công thức ở Việt Nam có nhiều sai lệchTheo báo cáo toàn cầu của WHO công bố sáng 7/8, nhiều chiến lược tiếp thị sữa công thức tại Việt Nam sử dụng thông điệp "bóng bẩy, dễ gây hiểu lầm", quảng cáo không đủ căn cứ khoa học về việc có thể cải thiện chiều cao, cân nặng.">Cảnh báo 2 website quảng cáo Nano Fucoidan như thuốc chữa bệnh
- , gây hoang mang dư luận. Quan điểm của lãnh đạo thành phố là yêu cầu ngành y tế, các đơn vị liên quan phối hợp xác minh rõ, xử lý nếu có vi phạm.
Theo Sở Y tế Hải Phòng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) đã có báo cáo gửi đơn vị và Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về hoạt động của nhóm "Bông hồng đen" tại địa bàn.
Báo cáo nêu rõ ngày 18/8, CDC Hải Phòng nhận được thông tin có liên quan đến hoạt động xét nghiệm HIV tại cộng đồng của nhóm "Bông hồng đen".
Đây là nhóm do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) quản lý. Trung tâm này do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ra quyết định thành lập năm 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Văn phòng giao dịch của trung tâm tại Hải Phòng được thành lập từ năm 2016 do bà Nhâm Thị Tuyết Thanh điều hành.
Hiện tại, SCDI đang triển khai Dự án “Bảo vệ tương lai - Tăng cường các can thiệp mới dựa vào cộng đồng nhằm kiểm soát lây nhiễm HIV trong nhóm thanh niên sử dụng ma tuý tại Việt Nam” theo quyết định ngày 16/12/2020 của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về việc phê duyệt, tiếp nhận nguồn vốn viện trợ phi chính phủ của nước ngoài.
Sau đó, trung tâm này hợp tác với 6 nhóm với tổng cộng 38 người tham gia để thực hiện dự án. Trong đó, nhóm "Bông hồng đen" gồm 5 người do bà Đinh Thị Út làm trưởng nhóm; bà Hoàng Thị Thu Hương làm phó nhóm.
"Bông hồng đen" có nhiệm vụ triển khai hoạt động dự án trong nhóm người trẻ sử dụng ma tuý ở độ tuổi từ 16-24, thời gian từ tháng 1 đến tháng 12/2023.
Toàn bộ kinh phí vận hành, sinh phẩm, vật tư triển khai hoạt động đều từ nguồn của dự án.
Từ ngày 1/1-17/8, nhóm đã xét nghiệm sàng lọc HIV cho 200 người. Ngày 18/8, thêm 4 người được tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV. Kết quả, tất cả các mẫu này đều không phản ứng.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, CDC Hải Phòng vẫn chưa nhận được kế hoạch, văn bản và những tài liệu liên quan đến việc triển khai dự án tại TP Hải Phòng của SCDI.
Trung tâm này cũng không cung cấp được văn bản của UBND TP Hải Phòng về việc đồng ý tiếp nhận dự án triển khai tại địa bàn thành phố; quy trình triển khai dự án, hồ sơ giấy tờ của tiếp cận viên tham gia dự án; biểu mẫu và quy trình thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng chưa đúng theo quy định Bộ Y tế ban hành…
Với những vấn đề trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Phòng đề nghị các cơ quan chức năng tạm dừng hoạt động của dự án này.
Trưởng nhóm 'Bông hồng đen' tự ý lấy máu học sinh ở Hải Phòng nói gì?
Trưởng nhóm "Bông hồng đen" thừa nhận không báo cáo chính quyền địa phương về việc tự ý lấy máu nhiều học sinh ở Hải Phòng để xét nghiệm HIV.">Tổ chức nào đứng sau nhóm 'Bông hồng đen' tự ý lấy máu học sinh ở Hải Phòng?