您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Đội hình ra sân chính thức Atletico Madrid vs Sevilla, 0h30 ngày 16/5
NEWS2025-01-24 09:39:06【Nhận định】1人已围观
简介ĐộihìnhrasânchínhthứcAtleticoMadridvsSevillahngàlịch thi đấu ngoài hạng anh Hung Yen - lịch thi đấu ngoài hạng anhlịch thi đấu ngoài hạng anh、、
很赞哦!(1593)
相关文章
- Soi kèo góc Al Orobah vs Al Qadsiah, 21h00 ngày 22/1
- Hà Nội xây mới nhiều trường THCS đón học sinh lớp 6
- Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm
- Làng nghìn tuổi ẩn mình giữa núi sông
- Nhận định, soi kèo Nữ Monterrey vs Nữ Puebla, 08h00 ngày 20/1: Nối dài mạch toàn thắng
- Kia Carnival 7 chỗ giá 350 triệu có hợp lý?
- Hoàng tử Brunei đưa ra tiêu chí tìm vợ khiến các cô gái xốn xang
- Thực đơn 4 món cho gia đình ít người, rẻ tiền, dễ kiếm, ăn lại không ngán
- Nhận định, soi kèo Teplice vs Chrudim, 16h30 ngày 21/1: Sức mạnh vượt trội
- Không muốn mình trở thành 'con quỷ trong hôn nhân'
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Khách đáng tin
Đường vào thôn Minh Thành (xã Hàm Minh), cứ cách một đoạn lại có một căn biệt thự. Căn nhà này là của vợ chồng bà Thu Hằng ở thôn Minh Tiến (xã Hàm Minh). Vợ chồng bà Hằng trước đây trồng cây thanh long. Sau đó, bà vừa trồng vừa đi thu mua thanh long, sơ chế rồi xuất đi nơi khác bán lại. Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng bà trở thành "đại gia" thanh long giữa vùng quê yên bình. Ngôi nhà gồm ba tầng, rộng rãi. Nhìn từ xa, ngôi nhà như một tòa lâu đài nằm giữa vườn thanh thanh long rộng lớn. Những người thợ xây cho biết, ngôi nhà đã xây dựng được hơn hai năm. Hiện, đang trong giai đoạn hoàn thiện, được chủ trồng cây xanh xung quanh, làm sân bên ngoài. Gia đình ông Linh, 50 tuổi chuyển từ Nghệ An vào xã Hàm Minh sống hơn 30 năm qua. Hiện vợ chồng ông có hơn 2 ngàn trụ thanh long. Trưa một ngày tháng 9, sau khi bỏ hết hai xe rơm cho những trụ thanh long, ông cùng vợ vào nhà pha nước uống, nghỉ một lúc cho mát. Ông Linh kể, những ngày đầu vợ chồng ông mới đến xã Hàm Minh làm kinh tế, cuộc sống người dân ở xã rất nghèo khó. Đất đai khô cằn, thiếu dưỡng chất. Mỗi năm người dân nơi đây chỉ trồng được một vụ lúa tùy thuộc nguồn nước, cùng một số loại cây ngắn ngày, nhưng không đủ sống. Nhiều gia đình trong xã phải làm kinh tế bằng cách đi làm công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn… Cuối những năm 90, việc trồng cây thanh long mới bắt đầu ở xã Hàm Minh. Ban đầu, chỉ một vài nhà trồng thử nghiệm trên trụ gỗ, chong đèn bằng máy chạy dầu. Năng suất khi đó cũng không nhiều. "Lúc đó, chúng tôi chỉ thu hoạch thanh long vào mùa mưa, mùa nắng thì chịu", ông Linh nhớ lại.
Việc trồng cây thanh long trên những trụ gỗ dễ làm cây gãy, mối mọt, vì vậy, các hộ gia đình nghiên cứu để trồng cây theo phương pháp mới. Họ thay thế trụ gỗ bằng trụ bê tông để cây có độ bám tốt, tình trạng sâu bệnh, mối mọt cũng giảm đi rất nhiều.
Cây thanh long cho năng suất nhiều hơn từ khi điện về xã Hàm Minh. Ngoài dùng trụ bê tông để trồng cây, vào mùa nắng nóng, người dân chong điện vào ban đêm để cây cho trái. "Cứ 3-4 tháng, chúng tôi thu hoạch một vụ thanh long. Trước đây, điện chưa có, chúng tôi chỉ thu hoạch mỗi năm 1-2 vụ. Còn giờ thì cây cho trái quanh năm", ông Linh nói.
Từ từ, nhà này thấy nhà kia trồng thanh long có kinh tế mới bắt tay vào khai hoang đất, đúc trụ, mua giống về trồng. Hiện nay, hầu hết gia đình trong xã đều trồng loại cây này. Gia đình nào nhiều thì vài ngàn trụ, gia đình ít cũng vài trăm trụ thanh long. Kinh tế người dân cũng dần khá hơn. Nhiều nhà trong xã xây được biệt thự, mua được ô tô để đi lại. Nhiều người đến các khu công nghiệp làm công nhân, khi về quê, thấy các hộ gia đình trồng thanh long khấm khá cũng về lại địa phương làm kinh tế bằng việc trồng cây thanh long.
Theo ông Linh, việc trồng cây thanh long đòi hỏi phải kết hợp sự tính toán, siêng năng, tiết kiệm, học hỏi kinh nghiệm. Ngoài những người có thu nhập tốt từ công việc này thì cũng có người đã gặp thất bại. "Năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thương lái ít mua nên giá bán giảm, thu nhập của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng", ông Linh nói.
">Ông Thái Trường Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Minh cho biết, cả xã có 2.468 hộ dân, với 11.500 nhân khẩu, phân bố ở ba thôn: Minh Tiến, Minh Thành và Minh Hòa. Hiện nay, các hộ gia đình trong xã đều trồng cây thanh long. Nhà trồng nhiều thì vài ngàn trụ, nhà trồng ít cũng vài trăm trụ thanh long. Có người ngoài trồng còn đi thu mua rồi bán lại để tăng thu nhập. "Nhờ cây thanh long mà xã Hàm Minh đã thoát nghèo thành công. Hiện xã tôi đã được công nhận là xã nông thôn mới", ông Giang nói.
Xã nghèo ở Bình Thuận nay không thiếu biệt thự
- Đọc bài viết “Cháu 9 tuổi đến chơi 1 tháng, vợ yêu cầu phải đóng tiền ăn” của một độc giả trên báo VietNamNet, tôi lại nhớ đến câu chuyện của mình nhiều năm về trước.
Câu chuyện của tôi cũng tương tự như vậy nhưng vấn đề lại xảy ra giữa mẹ chồng và con dâu. Tôi xin chia sẻ lên đây cùng các độc giả:
Vợ chồng tôi đều là người ở quê ra thành phố học và làm việc. Kết hôn được 1 năm, tôi mang thai. Gần ngày sinh, tôi rất lưỡng lự khi quyết định sinh ở Hà Nội hay về quê.
Ở Hà Nội, tôi được gần chồng, lại sinh ở bệnh viện trung ương nhưng ngặt nỗi, chúng tôi đang phải thuê nhà. Căn phòng thuê không được rộng rãi, có cháu bé lại càng thêm chật chội, bất tiện.
Nếu về quê, tôi phải xa chồng nhưng gần gia đình nội, ngoại. Nhà cửa ở quê rộng rãi, các bà nội và ngoại cũng không phải đi xa để chăm cháu.
Bên cạnh đó, chồng tôi nói, đây là đứa cháu đích tôn, tôi nên về quê sinh cho ông bà nội được “mát mặt” với họ hàng. Thế là tôi quyết định về quê trước ngày dự sinh 1 tuần để tiện cho việc sinh nở. Chúng tôi dự tính sẽ ở cữ nhà chồng 1 tháng. Khi con trai đầy tháng, chúng tôi sẽ chuyển về nhà ngoại. Mọi rắc rối bắt đầu từ đây.
Nhà chồng tôi không quá giàu nhưng cũng chẳng đến nỗi nghèo. Ba con của ông bà đều đã lập gia đình. Bố mẹ chồng tôi đều có lương hưu ổn định. Trong khi đó, vợ chồng tôi vừa kết hôn lại chuẩn bị sinh con nên kinh tế cũng khá thiếu thốn.
Dù vậy khi đưa tôi về nhà nội chờ ngày sinh, chồng tôi vẫn đưa cho bà một khoản tiền để bà lo chuyện mua thức ăn cho tôi trong thời gian ở nhà chồng. Toàn bộ đồ sơ sinh chồng tôi đã mua sắm đầy đủ. Tưởng như vậy tôi sẽ được ăn uống thoải mái, đủ chất trong thời gian vượt cạn nhưng không, mẹ chồng tôi tính rất tiết kiệm, thậm chí là hà tiện.
Con dâu bụng đã lớn nên bà đảm nhiệm việc đi chợ. Bà thường xuyên mua về những thịt, cá bị ế, giá rẻ. Có những hôm, miếng thịt đã có mùi nhưng bà vẫn chống chế: “Có ngửi thấy gì đâu, có mùi thì tí ướp gia vị vào cũng bay hết mùi ấy mà”.
Rau, củ… bà chỉ hái trong vườn nấu tuyệt nhiên không mua thêm loại gì khác. Vì vậy suốt thời gian tôi về chờ sinh chỉ ăn mỗi rau muống, canh mướp khiến tôi rất ngán ngẩm.
Sau khi tôi sinh con, tình hình không khá hơn là bao. Món cháo hầm chân giò vì tiếc tiền gas nên chưa nhừ bà đã tắt bếp. Nhìn bát cháo lổn nhổn, chưa ninh kỹ chân giò tôi nuốt không nổi.
Bà còn suốt ngày ca thán chuyện con trai bà vất vả. Vợ về quê, ở ngoài thành phố, con trai bà không được ai nấu cho ăn rồi “một mình nó phải đi làm nuôi cả nhà”.
Hết chuyện con trai, bà chuyển sang nói về thực phẩm tăng giá, đắt đỏ nên chi tiêu rất tốn kém, số tiền vợ chồng chúng tôi gửi không đáng là bao. Mặc dù vậy tôi nhẩm tính, số tiền chồng tôi gửi đã gấp 3 số tiền bà đi chợ.
Không chỉ vậy, bà còn dùng tiền đó để đi chợ mua thức ăn cho cả gia đình chứ không phải mỗi tôi. Bà còn thỉnh thoảng mua thêm con cá, cân giò… cho chị chồng tôi (ở gần đó) bằng chính số tiền chồng tôi đưa.
Những chuyện trên, tôi biết hết nhưng vì không muốn mâu thuẫn, tôi vẫn im lặng. Vậy mà trước ngày tôi rời nhà chồng để sang nhà ngoại, bà vào phòng tôi thông báo, số tiền chồng tôi đưa đã hết sạch.
Bà phải trích tiền riêng của nhà để lo cho mẹ con tôi vì vậy tôi phải hoàn lại cho bà khoản đó. Bà còn nói, tháng này tôi về nhà bà ở nên tiền điện, nước tăng hơn tháng trước. Tôi phải đưa thêm bà 1 triệu đồng để bù vào.
Tôi nghe mà choáng váng về sự tính toán của mẹ chồng. Về sinh con nên không có nhiều tiền, tôi đành nhắn tin cho người bạn ở gần đó mang sang cho tôi mượn để trả bà.
Ở nhà chồng đúng 1 tháng, tôi về nhà mẹ đẻ. Từ đây, cuộc sống tôi mới thoải mái hơn. Mẹ tôi thương con không tiếc tiền mua thịt bò, hải sản, hoa quả đủ loại cho con tẩm bổ.
Mẹ tôi nói, tôi phải ăn đủ chất mới có sữa cho cháu bà bú. Ở nhà mẹ đẻ, tôi và con trai đều tăng cân nhanh chóng. Tôi đưa tiền nhưng bà gạt đi, không chịu lấy. Bà nói, tôi ở nhà bà có mấy tháng, không lẽ bà không nuôi được con gái và cháu bà?
Nhìn cách mẹ đẻ chăm sóc mà tôi rơi nước mắt. Chuyện đã nhiều năm về trước nhưng nghĩ lại tôi vẫn rất tủi thân.
Tôi vẫn cư xử phải phép với mẹ chồng. Sau này khi bà ra chơi suốt mấy tháng liền ở nhà vợ chồng tôi, tôi vẫn đối đãi vô cùng tử tế nhưng sự thân thiết thì không thể nào có được.
Những lúc tôi khó khăn, sinh nở vất vả giá bà rộng lượng, hào phóng hơn với các con thì có lẽ mọi chuyện đã khác.
Bức xúc với em chồng, vợ dắt tay đuổi khỏi cửa
Em đã xin lỗi nhưng vợ tôi cương quyết, hành xử với em như thể không còn chút tình nghĩa nào khiến tôi rất nóng mặt.
">Con dâu về ở cữ, mẹ chồng nằng nặc đòi thêm tiền điện, nước
- Câu hỏi cần tưvấn và chia sẻ kinh nghiệm xin gửi về [email protected] hoặc [email protected] Trở lại XeTrở lại Xe">
Kia Carnival 7 chỗ giá 350 triệu có hợp lý?
Nhận định, soi kèo Nữ Deportivo Toluca vs Nữ Queretaro, 08h00 ngày 21/01: Bệ phóng sân nhà
Luật BHXH năm 2024 có điều chỉnh căn cứ đóng BHXH của nhóm lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (Ảnh minh họa: Tố Linh).
Theo Khoản 1 Điều 89 Luật BHXH năm 2014, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tại Luật BHXH năm 2024, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được quy định tại Khoản 1 Điều 31.
Theo đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Như vậy, Luật BHXH năm 2024 bổ sung thêm căn cứ "tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh" cho phù hợp với nội dung cải cách tiền lương Chính phủ đang thực hiện. Khi áp dụng bảng lương mới, dự kiến mức lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của nhóm lao động này sẽ tăng, giúp tăng quyền lợi BHXH và chế độ hưu trí cho người lao động sau này.
Lương hưu tính theo 2 giai đoạn
Người nghỉ hưu trong giai đoạn trước ngày 1/7/2025 thì mức lương hưu hằng tháng sẽ được tính toán theo quy định tại Điều 56 Luật BHXH năm 2014.
Theo đó, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH đối với lao động nam và 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, mức hưởng lương hưu của người lao động nghỉ hưu trước 1/7/2025 được tính theo bảng sau:
Đối với người nghỉ hưu từ ngày 1/7/2025 trở đi, mức lương hưu hằng tháng sẽ được tính toán theo quy định tại Điều 66 Luật BHXH năm 2024.
Theo đó, đối với lao động nữ, mức lương hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2% cho đến khi đạt mức tối đa bằng 75%;
Đối với lao động nam, mức lương hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa cũng là 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Như vậy, mức hưởng lương hưu của người lao động nghỉ hưu từ 1/7/2025 trở đi được tính theo bảng sau:
">Năm 2025, lương hưu và mức đóng BHXH thay đổi như thế nào?
- Chiếc đèn phía đối diện soi thẳng ánh sáng vàng vào người phụ nữ mặc chiếc áo blouse trắng, đội mũ xanh trùm kín tóc.
Trước mặt là một rổ gà con vừa nở, chị Nguyễn Thị Dung (SN 1987, ở Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội) bắt đầu công việc của mình.
Tay phải chị nhanh nhẹn lấy từ rổ đựng một chú gà con, tay trái nặn phân và soi lỗ huyệt ở hậu môn gà. Chỉ mất vài giây, chị đã nhìn ra đây là con trống hay mái.
Chị Dung đang phân loại gà trống, mái. Cách xác định trống/mái của gà con dựa vào lỗ huyệt gà. Con trống sẽ có gai giao phối - là một nốt tròn, bóng, đỏ, còn gà mái thì không có.
Khi xác định chú gà trên tay là mái, chị Dung bỏ gà sang chiếc rổ bên phải. Nếu gà trống, chị thả sang chiếc rổ bên trái.
Đồng thời, chị với tay lấy một con gà khác thế chỗ, tiếp tục các công đoạn nặn phân, soi hậu môn gà. Trong vòng 1 tiếng đồng hồ, chị xác định giới tính cho hơn 1 nghìn con gà con.
Nghề 'hot', các chủ lò giành giật người làm
Chị Dung bắt đầu công việc của mình cách đây 10 năm trước. Ngày đó, gia đình chồng chị có lò ấp trứng gà. Muốn xác định giới tính gà con vừa nở, gia đình chị phải thuê người về soi.
Việc thuê này vừa tốn tiền lại mất thời gian do có ít người làm. Vì vậy, chị quyết tâm đi học nghề để phân loại gà cho lò ấp của gia đình.
Từ một bà chủ quán cà phê, chị Dung chuyển sang học nghề soi giới tính cho gà trong 3 tháng.
Phân loại gà rất quan trọng, sẽ giúp chủ lò ấp trứng phân gà trống, mái ngay khi gà vừa nở để cung cấp cho các chủ trang trại. Trang trại nuôi gà lấy thịt sẽ chọn gà trống, nuôi lấy trứng sẽ chọn gà mái.
Việc phân loại đạt tỷ lệ chuẩn cao nhất với gà con vừa nở được vài tiếng đồng hồ. Việc tách gà sớm sẽ giúp chủ trang trại có cách nuôi phù hợp, giảm thiểu các chi phí. Nếu không “soi giới tính gà”, phải nuôi 1 tháng, người ta mới phân biệt được trống, mái nhờ cái mào của con gà.
Chị Dung thừa nhận, đây là nghề không phải ai học cũng có thể làm được. Số người lành nghề chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
“Cách đây 5 năm, thị trường ít người làm nên nghề rất 'hot'. Nhiều lò phải đặt lịch 4-5 ngày, tôi mới sắp xếp được thời gian để làm. Tôi cũng phải từ chối nhiều lời mời vì làm không xuể”, chị nói.
Giá trung bình soi mỗi con gà là 200 đồng/con nhưng nhiều lò ấp trứng gà sẵn sàng trả 300 đồng, 400 đồng hoặc hơn để nhận được cái gật đầu của chị Dung.
Các lò “mách” nhau, tên tuổi chị Dung nổi trội trong làng phân loại gà. Rất nhiều trại giành giật chị về bằng được, thậm chí, một công ty đã phải đặt lịch chị suốt 2 năm, chị mới sắp xếp được thời gian để làm.
“Hiện, đang thịnh hành loại gà siêu trứng, người ta ưa chọn mái hơn. Gà trống tốn thức ăn nên người ta loại trừ ngay từ ban đầu. Tỉ lệ chọn chuẩn càng cao, họ càng giảm được chi phí chăn nuôi. Vì muốn mình làm, họ sẵn sàng trả những cái giá rất đáng mơ ước”.
Con số thu nhập ấn tượng
Nghề ''hot'', ít người làm nên mức thu nhập không hề thấp. Với mỗi con gà phân biệt trống/mái được trả khoảng 300 đồng, chị Dung thu về 50 - 60 triệu/tháng.
Cũng có hơn 10 năm trong nghề, chị Đặng Thị Mến (SN 1988, xã Đức Giang, Hoài Đức) cũng là một tên tuổi nổi trội trong làng phân loại gà.
Chồng chị - anh Trịnh Văn Minh (SN 1986) chia sẻ, vợ anh thường chạy “sô” vẫn không làm hết việc bởi nghề này phụ thuộc rất cao vào thời điểm gà nở.
“Thời gian soi gà là ngay khi gà vừa nở xong. Lúc này, gà “còn tươi” dễ phân biệt và cho tỷ lệ chuẩn cao (98-99%). Nếu để sang hôm sau, gà khô, khó nhìn, tỷ lệ chuẩn thấp hơn (chỉ 96%)”, anh Minh nói.
Công việc phân loại gà cho thu nhập khá cao. Trước ngày lò ấp gà nở 1 hôm, chị Mến nắm lịch cẩn thận. Ngày nào 2, 3 lò cùng có gà nở, chị phải sắp xếp thời gian để không bị trùng nhau.
Sau 10 năm kinh nghiệm đi soi và đào tạo các học viên, tỷ lệ soi gà của chị Mến đã đạt chính xác đến 99%.
Một tiếng phân biệt được hơn 1 nghìn con, với giá khoảng 200 đồng/con, thu nhập soi gà của chị Mến dao động khoảng 40-70 triệu đồng/tháng. Hàng năm, chị kiếm được khoảng 500 triệu đồng từ nghề soi giới tính gà.
Nhưng để đổi lại số tiền đó, những người soi giới tính gà cũng phải chịu không ít vất vả.
Mồ hôi sau những cung đường
“Công việc của vợ tôi không được làm vào giờ hành chính, có hôm đi từ 3, 4h sáng đến tận khuya mới về nhà. Ví dụ 5h sáng gà nở, mình phải đến từ trước để kịp làm, sau đó mình chạy sang lò khác cho kịp thời điểm”, anh Minh nói.
Những hôm mưa gió, chị Đặng Thị Mến cũng phải đi xe máy đến các tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Phúc… vì có lò gà chuẩn bị nở.
Làm việc với cường độ cao thường xuyên khiến chị bị mỏi mắt và choáng, phải dùng thuốc bổ mắt thường xuyên.
Vì vậy công việc này chỉ dành cho những người trẻ, mắt tốt. Đến khoảng 40 tuổi, người ta không thể theo nghề nữa bởi lúc này, mắt đã bị kém đi rất nhiều.
Ngoài ra, môi trường làm tại các lò ấp trứng gà cũng rất nhiều bụi. Mỗi lần đi làm, ngoài chiếc đèn để soi gà, chị Mến còn phải mang khẩu trang, mũ trùm đầu, quần áo dài để che bụi, lông gà con.
Chị Mến và chị Dung đều đồng tình rằng, công việc cho thu nhập cao nhưng không phải ai học cũng có thể hành nghề. Ngoài ra, đây cũng là một công việc mang tính cạnh tranh cao.
“Nhu cầu thị trường đang đòi hỏi tỷ lệ phân biệt chuẩn xác lên đến 99%, tối thiểu là 95%. Thu nhập dựa vào tay nghề, có người cũng làm nghề nhưng thu nhập thấp vì họ soi không đạt tỉ lệ chuẩn lớn. Thậm chí có người phải bỏ việc vì hiệu quả thấp, không ai mời”, chị Nguyễn Thị Dung cho biết thêm.
Những người vượt hiểm nguy đi tìm 'lộc trời' trong rừng
Vào khu vực rừng núi để tìm lá tre là công việc mang lại thu nhập khá tốt nhưng cũng chứa nhiều vất vả, nguy hiểm với người dân thôn Đồng Chiêm.
">Nghề ‘độc’ soi giới tính gà thu hơn nửa tỷ mỗi năm
Quá trình thay đổi từ những bé gái 4-5 tuổi ở ngôi làng Yoshiwara bị bán đi bởi chính gia đình mình và sau đó trở thành những kĩ nữ thuần thục đánh cờ, nhảy múa, ca hát và bán hoa đã làm tôi động lòng thương cảm. Tôi quyết định kể lại câu chuyện đó với góc nhìn và ngôn ngữ thời trang của riêng mình.
Một số thiết kế trong bộ sưu tập mới nhất mang tên Warriors in Yoshiwara - lấy cảm hứng từ những cô gái "bán hoa" Nhật Bản của NTK Cường Đàm. Bộ sưu tập Warriors in Yoshiwara được thực hiện trong 9 tháng ròng. Với mỗi bước thực hiện, tôi đều dành 200% sức lực nên đây là những gì tâm huyết nhất.
Thông điệp tôi muốn truyền tải là hình ảnh những cô gái "bán hoa" dù mang bao nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn nhưng họ vẫn luôn mang trong mình tinh thần của một chiến binh, luôn nỗ lực để trở thành một Oiran - ngôi vị cao nhất trong ngôi làng Yoshiwara. Từ đó, họ có thể giải phóng bản thân khi được tự do về thể xác và tinh thần.
Bỏ lại tấm bằng 5 năm học Kiến trúc, học bổng du học, cùng giải thưởng festival kiến trúc toàn quốc, anh bất ngờ rẽ hướng sang thời trang. Lời giải cho sự liều lĩnh này là gì?
Tôi nghĩ điều gì xảy đến với cuộc đời mình cũng là một cái duyên, thời trang đến với tôi cũng vậy. Sau 5 năm thử sức với môi trường kiến trúc, tôi nhận ra thời trang mới chính là những gì mình thực sự phù hợp.
Không phải là một sự bộc phát bồng bột mà tình yêu đó đã được nuôi dưỡng trong tôi từ khi còn là một đứa trẻ. Tôi yêu thích vải vóc và công việc làm đẹp cho những người phụ nữ. Với tôi, không có điều gì hạnh phúc hơn là được nhìn họ xinh đẹp và tự tin trong những thiết kế của mình.
Xây dựng thương hiệu riêng với kiến thức thời trang là con số 0, quá trình này hẳn không tránh khỏi những va vấp?
Thời điểm mở cửa hàng đầu tiên, tôi chưa có bất kì kiến thức nào. Tất cả những gì thực hiện đều dựa trên bản năng. Tôi loay hoay đi chợ vải, tìm xưởng gia công nhưng vì không có ai hướng dẫn nên những sản phẩm làm ra rất thô sơ. Tôi tự mày mò tất cả từ những sản phẩm đơn giản nhất như áo crop top, chân váy bút chì nhưng mọi thứ quá bỡ ngỡ đối với một sinh viên kiến trúc từ chất liệu, phom dáng, thiết kế.
Hồi ấy, với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi, những sản phẩm được bán tại cửa hàng chỉ đủ tiền để thuê nhà. Tôi đã phải chật vật trong suốt một năm đầu tiên để có thể biết đối tượng khách hàng của mình là ai và cần làm gì để thu hút họ. Nhưng rồi không thu được kết quả nào.
NTK Cường Đàm khởi nghiệp thời trang từ con số 0 khi mới tốt nghiệp chuyên ngành Kiến trúc. Anh đã vượt qua những khủng hoảng ra sao?
Giai đoạn khó khăn nhất mà tôi gặp phải là khoảng thời gian một năm trước, lúc đó tôi gần như kiệt quệ về tài chính và thời gian cho cả công việc và học tập. Lúc đó, số tiền trong tài khoản dần về con số 0, công việc trì trệ và tôi thậm chí còn cảm thấy không còn đủ sức để có thể tiếp tục theo học.
Nhưng trong chính những ngày khó khăn nhất, tôi đã tìm ra hướng đi mới, tôi mong muốn tìm đến thị trường cao cấp hơn với những sản phẩm được đầu tư chất xám và độ hoàn thiện cao.
Trong 3-4 tháng đó, tôi nhận ra khó khăn này chính là cơ hội để tôi cùng đồng sự bứt phá. Chúng tôi đã tạo ra một bộ sưu tập với chiến lược chu đáo và bài bản hơn. Kết quả đã vượt ngoài dự đoán của tất cả. Đó đã là một bước tiến mới.
Anh cho rằng vì sao khách hàng phải lựa chọn các sản phẩm thiết kế của mình?
Có rất nhiều yếu tố: Sự chuyên nghiệp, sáng tạo, thức thời và tận tụy. Bên cạnh đó, quan niệm về cái đẹp của tôi đã được nâng tầm. Tôi bây giờ tìm kiếm vẻ đẹp thời trang đương đại, thông minh, chứ không đơn thuần nằm trong 2 từ “vừa mắt”.
Người mẫu Khánh Linh trong thiết kế của Cường Đàm. Thời trang là chuyên ngành học của giới nhà giàu. Mỗi lần làm đồ án hay ra mắt bộ sưu tập đều tiêu tốn cả "núi" tiền. Người trẻ ít tiền thì khó lòng trụ được. Nhận định này liệu có đúng?
Tôi đã từng là một nhà thiết kế đi lên từ con số 0. Để có ngày hôm nay tôi cũng như bao bạn trẻ khác phải nỗ lực rất nhiều. Chính những khó khăn của những ngày ban đầu đó tôi luyện nên Cường Đàm của ngày hôm nay. Vì vậy, kinh tế không phải là giới hạn để các bạn có thể tìm đến với giấc mơ thời trang của chính mình.
Anh thay đổi thế nào so với ngày đầu vào nghề?
Cuộc sống của tôi thay đổi nhiều. Tôi ý thức hơn với danh xưng nhà thiết kế. Tôi bắt buộc phải tìm hiểu và học hỏi về thời trang mỗi ngày, từ lịch sử đến xu hướng thời trang. Quá trình này sẽ không dừng lại cho đến khi tôi dừng lại với nghề.
Tôi nỗ lực, cống hiến hết mình với công việc mỗi ngày, không cho phép bản thân ngừng sáng tạo và tìm kiếm những điều mới.
Ông bố có con đỗ Harvard: 'Tôi thường bị chê viển vông khi dạy con'
Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Vũ Cân - bố nữ sinh Nguyễn Đình Tôn Nữ, người đã trúng tuyển ĐH Harvard cách đây 3 năm.
">NTK Cường Đàm: Nếu nỗ lực, người trẻ ít tiền cũng học được thời trang