您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Sunderland vs Sheffield Wed, 18h00 ngày 18/8: Tiếp tục thăng hoa
NEWS2025-02-03 01:11:21【Thời sự】0人已围观
简介 Hồng Quân - 17/08/2024 10:31 Nhận định bóng đ lịch âm 2024lịch âm 2024、、
很赞哦!(63298)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Aizawl vs Shillong Lajong, 20h30 ngày 30/1: Tự tin trong cuộc đua trụ hạng
- Nữ sinh Đồng Nai bị đánh dã man
- Phim mới về Tôn Ngộ Không bị chê thảm họa
- 5 phim Hàn đáng chú ý lên sóng trong tháng 5
- Nhận định, soi kèo Prachuap vs Buriram United, 18h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Không gian sống đậm chất hoài cổ của Xuân Hinh
- Video: Học sinh đánh thầy giáo túi bụi trong lớp học
- Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt Linda Lê qua đời ở tuổi 58
- Nhận định, soi kèo Istanbul BB vs Samsunspor, 23h00 ngày 1/2: Bệ phóng sân nhà
- “Phát huy mọi nguồn lực để đất nước có nền giáo dục xứng tầm”
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Ipswich vs Southampton, 22h00 ngày 1/2: Chiếc pháo cứu sinh
- Mới đây, khi tham gia chương trình "Bạn ơi hãy lắng nghe", Phạm Thừa Thừa - em trai ruột nữ diễn viên Phạm Băng Băng tiết lộ kỷ niệm đáng nhớ của chị gái.
Cụ thể, khi MC hỏi về chuyện bố mẹ có biết anh có bạn gái không, nam thần tượng liền lắc đầu. Lý do anh không kể cho bố mẹ là bởi chị gái từng bị bố mẹ đánh đòn vì yêu đương sớm.
"Chị tôi lúc nhỏ yêu đương và bị bố mẹ đánh. Hồi đó, chị ấy được một người theo đuổi. Anh ấy muốn đi dạo với chị và cả hai bị bố tôi phát hiện", nam ca sĩ chia sẻ.
Phạm Thừa Thừa kể rằng khi ấy, Phạm Băng Băng bị cả bố và mẹ đánh rất đau bằng móc treo quần áo.
Phạm Thừa Thừa tiết lộ quá khứ từng bị bố mẹ đánh vì yêu đương sớm của chị gái.
Một số người hâm mộ bày tỏ ý kiến: "Bố mẹ cô ấy thật khắt khe trong việc yêu đương", "Phạm Băng Băng xinh từ bé nên chắc có nhiều người theo đuổi". Số khác lại cho rằng bố mẹ nữ diễn viên đã quá khắt khe với cô.
Phạm Thừa Thừa kém Phạm Băng Băng 19 tuổi. Anh hiện là ca sĩ, diễn viên tại Trung Quốc. Trong chương trình, Thừa Thừa chia sẻ mình và chị gái rất hợp tính nhau mặc dù chênh lệch tuổi tác.
Phạm Thừa Thừa và chị gái rất hợp tính nhau dù tuổi tác chênh lệch đến 19 tuối.
Trước đó, Phạm Băng Băng từng chia sẻ tuổi thơ cô bị bố mẹ đánh không ít vì tính cách bướng bỉnh, hẹn hò sớm. Tuy nhiên, nữ diễn viên luôn biết hơn sự dạy dỗ nghiêm khắc của bố mẹ: "Nếu không có sự nghiêm khắc của mẹ tôi ngày đó, chắc cũng không có tôi ngày hôm nay".
Phạm Băng Băng Phạm Băng Băng từng trải qua nhiều mối tình nhưng không có kết quả. Mới đây, người đẹp vừa chia tay mối tình 4 năm với Lý Thần hồi tháng 6/2019.
Thanh Nhàn
Phạm Băng Băng bị đồn làm người thứ 3 cặp kè bạn diễn 74 tuổi
- Thông tin nữ diễn viên họ Phạm làm người thứ 3 chen ngang hôn nhân của diễn viên gạo cội lại gây xôn xao dư luận Trung Quốc.
">Điều chưa biết về Phạm Băng Băng qua lời kể của em trai ruột
Nam không cho tôi đăng ảnh lên mạng xã hội, không muốn tôi gọi điện, nhắn tin cho ai mà anh không biết. Ảnh minh họa: Freepik Thời điểm tôi gặp Nam, con gái đã cứng cáp hơn. Tôi bắt đầu biết nghĩ cho hạnh phúc của bản thân, đồng thời bị sự nhiệt thành, trẻ trung của Nam làm cho tôi như được tiếp thêm năng lượng cho cuộc sống vốn dĩ rất giản đơn của mình. Vì vậy một lần nữa, tôi lại muốn kết hôn. Nam nhỏ hơn tôi 3 tuổi, là con một nhưng khá già dặn, trưởng thành.
Nam có công việc ổn định, lại yêu tôi và biết cách chiều con gái riêng của tôi. Vì vậy, tôi không có lý do gì để từ chối hạnh phúc mà cuộc đời ban tặng. Lúc đó, tôi đã nghĩ như vậy nên khi Nam ngỏ lời xin cưới, tôi lập tức đồng ý với vô vàn giấc mơ tươi đẹp trong đầu. Không ngờ khi trở thành vợ chồng, cuộc sống ở gia đình chồng phát sinh nhiều điều khiến tôi ngày nào cũng thấy mệt mỏi.
Tôi không biết có phải do nhiều năm làm mẹ đơn thân nên tôi quen được sống tự do hay không nhưng quả thực, cuộc sống ở nhà chồng đang khiến tôi thấy mình hối hận vì đã đi bước nữa.
Mẹ chồng khó tính, để ý tôi từ cái váy mới mua đến màu son tôi đánh. Mẹ không muốn tôi mua sắm vì nhà còn nhiều thứ thiết thực hơn phải lo. Tôi đánh son đỏ, mẹ cau mày nói phụ nữ có chồng không nên đánh son đậm quá, nhìn chẳng khác gì "gái gọi".
Bố chồng không ốm đau, bệnh tật gì nhưng ông đặc biệt không thích vận động. Ông có thể nằm ngồi im một chỗ suốt cả ngày, quần áo không chịu thay. Tôi khích lệ ông ra ngoài đi lại, nói chuyện với hàng xóm láng giềng cho thư giãn thì ông gắt lên, nói tôi đừng tự ý về nhà này rồi làm đảo lộn thói quen cũ của gia đình.
Tôi vừa buồn, vừa tự ái vì rõ ràng tôi có ý tốt, đã không được ghi nhận còn bị khoác cho cái mác thích ra vẻ ta đây, chỉ đạo mọi người. Tôi ấm ức tâm sự với chồng nhưng thay vì an ủi vợ, anh thờ ơ bảo từ nay đừng có rỗi hơi làm mấy việc không cần thiết đó nữa.
"Thay vào đó em nên để ý đến chuyện riêng của hai vợ chồng mình thôi", Nam nói vậy và rất nhanh đã khiến tôi hiểu rõ "chuyện riêng của hai vợ chồng" ở đây bao gồm những gì.
Nam kiểm soát tôi trong mọi việc, đi đâu, làm gì, tan làm phải về nhà đúng giờ, quần áo phải mặc theo ý anh. Nam ghen tuông và muốn nắm giữ tôi khác hẳn lúc còn quen nhau.
Nam không cho tôi đăng ảnh lên mạng xã hội, không muốn tôi gọi điện, nhắn tin cho ai mà anh không biết, kể cả đó là khách hàng. Tôi không còn những buổi được đưa con đi chơi vào ngày nghỉ, muốn rủ cô bạn thân đi uống cà phê cũng phải xin phép, chụp ảnh về anh mới yên tâm.
Kinh khủng nhất là Nam yêu cầu tôi công khai thu nhập vì như thế mới chứng tỏ vợ chồng đồng lòng giữ gìn hạnh phúc, xây dựng niềm tin cùng nhau. Tôi gửi tiền về quê cho bố mẹ cũng phải giấu giếm vì anh không muốn. Tóm lại, tôi cảm thấy vô cùng bí bách.
Tôi không muốn sống cuộc sống này, cũng đã nghĩ đến hai chữ ly hôn nhưng bỏ chồng lần nữa thì thật tệ hại. Hôn nhân lần đầu tan vỡ cứ coi như tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm sống, chưa biết cách mềm mại để thấu hiểu, sẻ chia cùng nhau nhưng đến tuổi này, lấy chồng lần thứ hai vẫn không giữ được gia đình thì thật thất bại.
Mỗi lần nhìn con gái thui thủi, chơ vơ trong nhà, tôi lại thấy mẹ con tôi đúng là không thuộc về nơi đây. Cả con và tôi đều không thấy hạnh phúc với lựa chọn này. Rõ ràng cuộc sống đang yên ổn, tôi lại tự bó buộc đời mình để rồi không biết phải làm gì vào lúc này.
Theo Dân trí
Mẹ muốn tái hôn sau 8 năm bố mất, tôi chết lặng khi thấy dượng tương lai
Nghe tin mẹ muốn tái hôn, tôi rất mừng. Thế nhưng khi người đàn ông của mẹ xuất hiện, tôi chết lặng.">Tôi rất hối hận vì đã tái hôn với trai trẻ
Gia đình bên bờ vực ly hôn vì vợ tiêu mỗi tháng gần 30 triệu đồng
Nhận định, soi kèo Queretaro vs Pachuca, 08h00 ngày 30/1: Ai cũng có điểm
- - Mới đây, một đoạn clip dài 6 phút ghi lại cảnh cự cãi giữa chủ nhà trọ và cô gái thuê trọ đã gây sự chú ý. Phía công an khẳng định cô gái không phải là sinh viên, tuy nhiên cô gái có phản ứng lại.>> Sinh viên khốn khổ vì "luật riêng" của chủ nhà trọ">
Nữ sinh bị chủ nhà trọ đánh ở Hà Nội gây xôn xao là sinh viên?
- - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký văn bản truyền đạt ý kiến Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai về việc đưa vấn đề biển đảo vào chương trình giáo dục.
Văn bản trả lời nêu rõ, nội dung giáo dục về biển đảo (trong đó có chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) đã được đề cập trong các bài học của sách giáo khoa hiện hành môn Lịch sử và môn Địa lý cấp THCS và THPT.
Chủ quyền đất nước luôn thiêng liêng trong tâm khảm của mỗi người dân Việt. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT rà soát, bảo đảm tất cả Bản đồ giáo khoa đều có vẽ và ghi tên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này.
Bộ GD-ĐT cũng được giao chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường giáo dục lịch sử địa phương ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, đưa giáo dục biển đảo, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vào phần giáo dục địa phương của các tỉnh, thành phố.
Hầu hết các tỉnh ven biển (nhất là các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...) đã biên soạn nội dung về vị trí địa lý, lịch sử, phát triển kinh tế và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của địa phương; đã tập huấn và giảng dạy những tài liệu này...
Thủ tướng cũng yêu cầu đưa nội dung giáo dục về biển đảo vào tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học, hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tuấn lễ biển và hải đảo Việt Nam”.
Cùng với đó, Bộ GD-ĐT cần tổ chức tập huấn giáo viên môn Địa lý và môn Lịch sử về nội dung và cách thức lồng ghép giáo dục biển đảo trong các môn học có liên quan.
Tăng cường các hoạt động ngoại khóa về giáo dục biển đảo như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo; lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, chương trình kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.
Theo Thủ tướng, như vậy vấn đề giáo dục về biển đảo nói chung (trong đó có vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa) hiện đã được đưa vào dạy học khá toàn diện trong nhà trường.
Tuy nhiên, do sách giáo khoa giáo dục phổ thông được ban hành từ những năm học trước nên việc cập nhật bổ sung những vấn đề mang tính thời sự liên quan đến biển đảo nói chung và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng còn chưa kịp thời.
Thủ tướng cho biết, đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới (theo Đề án đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2015) một cách đầy đủ, phù hợp các nội dung giáo dục về Hoàng Sa, Trường Sa.
Đồng thời tiếp tục đổi mới phương pháp và hình thức dạy học lịch sử nói chung và nội dung biển đảo nói riêng; tiếp tục thực hiện tốt tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh.
- Văn Chung
Thủ tướng yêu cầu đưa đầy đủ chủ quyền biển đảo vào SGK mới
Những người nông dân livestream đã trở thành một đề tài rất được quan tâm trong thời gian gần đây. Ảnh: Liang Taiping.
Có thể nói, các nền tảng phát sóng trực tuyến đã mang lại bước ngoặt cho thị trường nông sản thương mại điện tử của quốc gia tỷ dân. Trước đây, người thống trị thị trường này là ông lớn công nghệ Alibaba với chợ Taobao và Tmall.
Trong mùa mua sắm 18/6, mỗi ngày Taobao tổ chức lên đến 10.000 sự kiện livestream từ các vùng nông thôn hẻo lánh. Nền tảng này sở hữu hơn 100.000 streamer nông dân trên khắp cả nước.
Song, những tên tuổi mới như Pinduoduo và Douyin lại có những chiến lược mới để bán hàng qua video, cạnh tranh với đế chế thương mại điện tử Alibaba. “Các nhãn hàng đang tìm cách phát triển bên ngoài Alibaba vì lượng tiếp cận của nền tảng này đã bị bão hòa”, Miro Li, nhà sáng lập công ty tư vấn Double V.
Theo chuyên gia, thói quen tiêu dùng của người dùng cũng đang dần thay đổi. “Douyin chính là ví dụ điển hình của xu hướng ‘thương mại điện tử tích hợp’, kích cầu tiêu dùng bằng nội dung số. Nhờ đó, người dùng sẽ không còn quá chú trọng vào những sản phẩm giá rẻ, thay vào đó sẽ sẵn sàng chi cho các mặt hàng có giá cao hơn”, Li bổ sung.
Miếng bánh béo bở được các ông lớn giành giật
Bắt đầu mô hình kinh doanh trực tuyến từ năm 2017, Jiang chính là người chứng kiến sự thay đổi rõ rệt hơn ai hết. Lúc đầu khi mới bắt đầu, anh chủ yếu bán hàng qua các nhóm chat trên WeChat. Sau đó, để theo kịp xu hướng, Jiang đã mở thêm một cửa hàng trên Taobao và liên kết với đối tác để bán hàng qua Pinduoduo trước đại dịch Covid-19 vào năm 2020.
Tuy nhiên, anh dần nhận ra sản phẩm của mình rất khó tiếp cận đến nhiều khách hàng nếu không mua quảng cáo. “Chỉ có những cửa hàng mới mở mới có tương tác cao nhưng vấn đề là trên sàn lại có quá nhiều sản phẩm giống nhau”, anh nói.
Vì thế, Jiang đã quyết định sử dụng Douyin và tính năng Channels của WeChat để đưa sản phẩm của mình đến nhiều đối tượng khách hàng nội địa hơn. Sau khi thay đổi chiến lược, người đàn ông nhận ra ngày càng nhiều người từ khắp mọi nơi, thậm chí là từ nước ngoài đã xem video của mình và hỏi mua nông sản.
Nhờ thay đổi cách thức bán hàng, Jiang Jiaqi đã vượt qua khó khăn không bán được nông sản do vướng phải dịch Covid-19. Ảnh: Yaling Jiang.
Theo SCMP, các nền tảng phát trực tuyến và chia sẻ video ngắn đã trở thành chiến lược marketing phổ biến gần đây của thị trường thương mại điện tử Trung Quốc.
Pinduoduo, ứng dụng thương mại điện tử hàng đầu, gần đây đã đưa tính năng quay video ngắn được ra mắt năm 2020 lên đầu trang chủ của mình. Alibaba cũng mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực này và thu về 60 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa trong năm 2020.
“Các nền tảng thương mại điện tử truyền thống đua nhau ra mắt tính năng video ngắn và livestream để kích cầu hành vi mua hàng và đầu tư”, nhà sáng lập công ty tư vấn Double V nhận định. Ông cho rằng sự kết hợp giữa 2 hình thức này sẽ giúp người dùng chọn mua sản phẩm chỉ trong tích tắc.
Trong đó, Douyin sẽ trở thành người dẫn đầu với chiến lược này, đặc biệt là sau những ồn ào xoay quanh “ông hoàng son môi” Li Jiaqi hay “bà hoàng livestream” Viya của Taobao.
Song, bên cạnh lượng người mua tăng nhờ các nền tảng trực tuyến, những nông dân như Jiang Jiaqi cũng gặp không ít khó khăn trong việc kinh doanh. Giá thành nguyên vật liệu bao bì, phí vận chuyển tăng cao, kèm theo đó là mùa nông sản ngày càng ngắn đã khiến Jiang khó có thể mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
Nhưng người đàn ông vẫn tỏ ra rất lạc quan, đặt mục tiêu phát triển tài khoản Douyin của mình và mong muốn giúp người nông dân “chỉ cần ngồi ở nhà cũng có thể bán được nông sản”.
(Theo Zing)
Bán 2,3 triệu sản phẩm nhờ livestream trên sàn thương mại điện tử
Hình thức livestream bán hàng trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng được áp dụng rộng rãi khi hút một lượng khách hàng lớn mua sắm.
">Nông dân Trung Quốc đổi đời nhờ livestream