您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Dự đoán điểm thi môn Tiếng Anh vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2022
NEWS2025-01-24 09:49:27【Thể thao】7人已围观
简介Học sinh phấn khởi vì đề "vừa sức"Bước ra khỏi phòng thi,ựđoánđiểmthimônTiếngAnhvàolớplý hoàng namlý hoàng nam、、
Học sinh phấn khởi vì đề "vừa sức"
Bước ra khỏi phòng thi,ựđoánđiểmthimônTiếngAnhvàolớpởHàNộinălý hoàng nam Ngô Hải Nam (học sinh lớp 9A6, Trường THCS Việt Nam - Angieri) nhận xét, đề Tiếng Anh năm nay rất dễ, thậm chí dễ hơn hẳn so với đề thi năm ngoái.
"Ngay như bài đọc, các đáp án cũng hiển thi trong nội dung bài chứ không cần phân tích nhiều". Nam chỉ làm bài trong 25 phút và còn thừa tới 35 phút để soát loại bài. Nam sinh Trường THCS Việt Nam - Angieri dự kiến đạt 9 - 9,5 điểm và tự tin với nguyện vọng vào Trường THPT Nhân Chính.
Nguyễn Duy Long (học sinh lớp 9A8, Trường THCS Khương Đình) cũng nhận xét, đề năm nay khá dễ. Tuy nhiên, Long cảm thấy lo lắng vì đề quá dễ sẽ khó phân loại được năng lực của từng học sinh.
"Đề gồm các câu hỏi khá cơ bản, kiến thức trong sách giáo khoa, dễ hơn đề năm ngoái". Long chỉ mất 20 phút để hoàn tất bài thi và dự kiến khoảng 9,75 điểm. Nếu bài làm môn Toán ngày mai suôn sẻ, Long tự tin khả năng trúng tuyển Trường THPT Nhân Chính.
Tại điểm thi Trường THPT Trần Hưng Đạo, Lê Ngọc Việt (học sinh Trường THCS Thanh Xuân) đánh giá, đề Tiếng Anh năm nay gồm 40 câu tương đối "dễ thở". Phần ngữ pháp của đề chủ yếu tập trung vào các phần ngữ pháp quen thuộc như mệnh đề quan hệ, từ nối, các thì,... Do đó, nếu chăm chỉ thí sinh đều có thể lấy điểm tối đa.
Phần từ đồng nghĩa, trái nghĩa - vốn nhiều từ lạ, nhưng theo Việt, cũng không quá khó đoán. Đối với bài đọc, từ vựng ở mức cơ bản, không có nhiều từ mới. Do đó, nếu cẩn thận, thí sinh cũng có thể ăn trọn điểm phần này. Đánh giá chung về đề, Việt cho rằng, học sinh khá dễ dàng lấy điểm 8,5 - 9,5.
Nguyễn Hà Vy (học sinh lớp 9B2, Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh) nhận xét, đề thi năm nay không quá khó, vừa tầm với học sinh trong bối cảnh năm học nhiều thời gian học tập trực tuyến. Vy chỉ mất 30 phút để hoàn tất bài thi và dự kiến sẽ đạt trên 8 điểm.
Không khó đạt 8-10 điểm
Chia sẻ với VietNamNet, cô Nguyễn Nguyệt Ngư, Tổ trưởng tổ Ngoại Ngữ, Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) đánh giá, nhìn chung, đề thi môn Tiếng Anh vào lớp 10 năm nay tương đối vừa sức với học sinh, song vẫn có câu hỏi phân loại, học sinh vẫn có thể phát huy được phẩm chất, năng lực của mình.
Cấu trúc đề khá giống với năm trước, học sinh cũng đã được ôn luyện kĩ theo dạng đề thi. Riêng có phần viết là khác so với năm trước, tuy nhiên kiến thức ngữ pháp cơ bản nên học sinh vẫn có khả năng làm được.
Phần trọng âm rơi vào từ có hai âm tiết, với quy tắc trọng âm đã được học ở lớp 7 nên học sinh không gặp khó khăn gì.
Ở phần từ vựng, ngữ pháp nội dung kiến thức đều cơ bản như từ nối, đại từ quan hệ, mối quan hệ giữa các thời/thì trong tiếng Anh, giới từ, … đều rơi vào mức nhận biết, thông hiểu nên không tạo khó khăn cho học sinh.
Bài đọc hiểu điền khuyết chủ đề cũng khá quen thuộc (về một thắng cảnh của Việt Nam) và đều có dấu hiệu để giúp học sinh có thể lựa chọn được đáp án chính xác.
Với bài đọc hiểu trả lời câu hỏi, học sinh dễ dàng tìm được thông tin trong bài để trả lời.
Phần viết chọn đáp án cũng xoay quanh những cấu trúc cơ bản như chuyển câu sang cấu trúc bị động hoặc gián tiếp. Học sinh cũng được học khá kĩ phần kiến thức này trên lớp nên nhiều em có thể làm tốt được phần này.
Những câu phân loại học sinh chủ yếu nằm vào phần viết, do các em phải vận dụng tổng hợp các phần ngữ pháp đã học để chọn được đáp án đúng.
Với đề thi này, theo cô Nguyệt Ngư, phổ điểm rơi nhiều vào mức điểm 7-8.
Cô giáo Vũ Quỳnh Anh, giáo viên Tiếng Anh của Trường THCS Đống Đa đánh giá, đề thi năm nay vẫn bao gồm các dạng câu hỏi quen thuộc với học sinh như phát âm, trọng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, tìm lỗi sai, lựa chọn cách phản hồi phù hợp trong tình huống giao tiếp, hai dạng bài đọc hiểu, chọn câu nghĩa không đổi và dùng từ gợi ý viết thành câu hoàn chỉnh,...
Nhìn chung, đề thi nhẹ nhàng vừa sức, tập trung vào nội dung kiến thức cơ bản học sinh đã được học trong chương trình tiếng Anh cấp THCS.
Phần ngữ âm đề kiểm tra cách phát âm nguyên âm và đuôi “s", trọng âm của từ có hai âm tiết đều các từ vựng quen thuộc, thường gặp. Học sinh dễ dàng đạt điểm nếu nắm được các quy tắc.
Các câu hỏi về ngữ pháp, từ vựng ở mức độ cơ bản học sinh không khó để nhận biết đáp án đúng. Hai câu giao tiếp trong đề là câu ở mức trung bình, dễ hiểu, và thường gặp.
Phần đồng nghĩa, trái nghĩa cũng khá quen thuộc, học sinh có thể dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ.
Bài tìm lỗi sai tập trung vào lỗi sai về cấu trúc ngữ pháp, từ loại khá cơ bản, không quá khó để học sinh nhận biết. Chủ đề của các bài đọc là những chủ đề đã gặp trong chương trình sách giáo khoa, dễ hiểu gần gũi với đời sống. Phần biến đổi câu là những cấu trúc khá quen thuộc như: so sánh, câu tường thuật , câu bị động, câu điều kiện, câu ao ước…
“Ở đề này, với học sinh trung bình, không khó để các em đạt được mức từ 5-7 điểm; đối với học sinh khá giỏi các em sẽ dễ dàng đạt được điểm 8-10. Dự đoán, đây cũng là phổ điểm chủ yếu trong bài thi này”, cô Quỳnh Anh đánh giá.
Cô Đinh Bích Liên, Trưởng bộ môn Tiếng Anh khối THCS của Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp nhận định đề thi có trọng tâm kiến thức vào nội dung chương trình THCS với sự phân hóa rõ ràng: nhiều câu hỏi mang tính thực tiễn với các tình huống xã hội quen thuộc, gần gũi với học sinh, cách ra đề rất rõ ràng không xuất hiện những câu hỏi đánh đố quá khó.
Với đề thi này, học sinh cần phải nắm chắc các kiến thức ngữ âm, ngữ pháp nền tảng, từ vựng xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9 trong chương trình THCS, không những vậy, học sinh còn phải hiểu kỹ bản chất, vốn từ xã hội trong giao tiếp thì mới có hy vọng đạt điểm 9-10.
Học sinh cũng cần sự tỉ mỉ, cẩn thận nếu không rất dễ nhận định nhầm đáp án vì có nhiều sự lựa chọn na ná giống nhau trong phần Writing.
Theo cô Liên, đề có khoảng 40% câu hỏi ở cấp độ nhận biết, 27,5% ở cấp độ thông hiểu, 22,5% ở cấp độ vận dụng và 10% ở cấp vận dụng cao.
"Đề thi đã có sự phân hóa và phù hợp với học sinh, đặc biệt là trong giai đoạn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, gần 3 năm học sinh phải học online". Nhìn chung, đề thi có khoảng gần 70% là kiến thức cơ bản, học sinh lực học bình thường có thể đạt được trong khoảng 7-8 điểm.
Bên cạnh đó cũng có những câu hỏi không quá khó nhưng đòi hỏi học sinh phải tập trung cao vì độ nhiễu giữa các phương án tương đối nhiều, câu hỏi được thiết kế lông ghép nhiều kiến thức như đã nhận định ở phần đầu. Với đề thi năm nay, để đạt điểm 9-10 không quá khó; tuy nhiên, học sinh phải thông hiểu và vận dụng được các kiến thức đã học.
Tóm lại, để hoàn thành tốt bài thi này, cần phải nắm chắc các kiến thức cơ bản, vốn từ vựng phong phú, kỹ năng dùng phương pháp loại trừ trong bài thi trắc nghiệm, kỹ năng làm các dạng bài ở mức độ khá trở lên. Vì vậy, theo dự đoán mức điểm phổ biến vào khoảng 7-8:.
Thúy Nga - Thanh Hùng - Doãn Hùng
Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh tại Hà Nội năm 2022
Chiều nay, hơn 106.000 sĩ tử đã làm bài thi môn Ngoại ngữ vào lớp 10 ở Hà Nội. Sau đây là đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Tiếng Anh tại Hà Nội năm 2022.很赞哦!(73)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Orobah vs Al Qadsiah, 21h00 ngày 22/1: Cửa dưới thất thế
- Real Madrid đoạt Siêu Cúp châu Âu: Thói quen chiến thắng
- Bỏ ngôn ngữ lập trình Pascal khỏi chương trình Tin học
- Conte đá xéo MU, né áp lực Premier League
- Nhận định, soi kèo Foolad vs Nassaji Mazandaran, 20h30 ngày 21/1: Tin vào chủ nhà
- Hà Nội lên tiếng về thông tin Văn Hậu sắp về nước
- Điểm chuẩn vào Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn tăng ra sao?
- U22 Việt Nam, Chương Thị Kiều được vinh danh tại giải fairplay
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Lille, 3h00 ngày 22/1
- Kết quả bóng đá hôm nay 7/8
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli vs Al Jazira, 20h05 ngày 21/1: Đối thủ yêu thích
Mbappe đang gặp vấn đề về mắt cá chân Cho dù các trợ lý của Deschamps khẳng định, tình hình không quá nghiêm trọng nhưng việc Mbappe vắng mặt cũng làm dấy lên thông tin anh có thể lỡ hẹn vòng tứ kết.
Trước đó, cả đội Pháp được nghỉ một ngày sau khi đánh bại Ba Lan 3-1. Mbappe là cầu thủ duy nhất không tham gia tập chung cùng đồng đội.
Tài năng trẻ PSG đang trình diễn phong độ đỉnh cao trên đất Qatar với 5 pha lập công. Mbappe cũng là cái tên khiến hàng thủ Tam sư đau đầu tìm cách đối phó trận tới.
Nói về tầm quan trọng của người đồng đội, Olivier Giroud cho biết: "Kylian rõ ràng là tiền đạo xuất sắc nhất mà tôi đã từng chơi cùng trong cả sự nghiệp.
Cậu ấy thật đáng kinh ngạc với tốc độ và khả năng kết thúc cực đỉnh. Mbappe vẫn còn trẻ nên nhiều cơ hội để phát triển.
Chúng ta chưa thấy hết những gì hay nhất ở cậu ấy đâu. Hy vọng Mbappe sẽ tiếp tục thăng hoa và xô đổ nhiều kỷ lục trong tương lai."
Video Pháp 3-1 Ba Lan (nguồn: VTV)
Xem ngay lịch thi đấu World Cup 2022 mới nhất tại đây!
Kết quả bóng đá vòng 1/8 World Cup 2022: Maroc loại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thắng toKết quả bóng đá World Cup 2022 - VietNamNet cập nhật sớm và chính xác nhất kết quả bóng đá vòng 1/8 giải vô địch bóng đá thế giới 2022">Tuyển Pháp nhận tin dữ Mbappe trước trận bán kết World Cup
- Em bé Vũ Minh Thư (2 tuổi), đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Ung bướu TPHCM có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Con được sinh ra bởi một người mẹ mắc bệnh tâm thần phân liệt, lúc tỉnh, lúc mê. Đứa trẻ chưa từng gặp cha ruột. Đau đớn hơn, con được chẩn đoán mắc phải căn bệnh ung thư máu khi mới hơn 1 tuổi.
Mới 2 tuổi nhưng Minh Thư đã phải chịu đựng nỗi đau thể xác, nỗi lo sợ bị bỏ rơi. Minh Thư sống cùng mẹ đẻ trong cảnh bữa đói bữa no, lúc được yêu thương, lúc lại bơ vơ, bị bỏ mặc. 17 tháng tuổi, sức khỏe của con đã có nhiều bất ổn, thường xuyên sốt cao và quấy khóc, nhưng phải hơn 1 tháng sau, con mới được đưa đi khám bệnh.
18 tháng tuổi, Minh Thư được phát hiện căn bệnh ung thư máu. Mẹ con đã giao con cho một cặp vợ chồng thân quen nhận làm con nuôi, với lời hứa sẽ lo mọi chi phí điều trị bệnh, cũng như chăm sóc cho con.
Khi Minh Thư về sống cùng mẹ nuôi, con chưa từng khóc nháo đòi về với mẹ đẻ. Bởi từ nhỏ con đã được cha mẹ nuôi chăm sóc, gần gũi, hoặc cũng có thể là vì, tận sâu trong cơ thể con là một linh hồn luôn khao khát được sống.
Trong một đêm về thăm mẹ đẻ, con bị liệt dây thần kinh số 7 khiến miệng méo xệch. Chị Hoàng Lan, mẹ nuôi của Thư chia sẻ: “Không chỉ lần đầu tiên nhận được kết quả xét nghiệm, mà còn nhiều lần sau đó, bác sĩ nói vợ chồng tôi hãy chuẩn bị tinh thần, sức khỏe bé rất yếu. Nhìn đứa bé yếu ớt đang ôm chặt lấy mình, tôi quyết tâm sẽ điều trị cho con. Và cũng nhờ sự nỗ lực không ngừng của chính con mà con mới có thể cầm cự qua những toa thuốc mạnh nhất”.
9 tháng nằm viện, đến nay, con đã truyền 8 toa hóa trị. Có những đợt thuốc mạnh khiến con nằm li bì không dậy nổi, rồi những đợt thuốc nóng đến mức lở loét cả miệng, mắt và tay chân của con. Thế nhưng, đứa trẻ vẫn ngoan ngoãn, cố gắng nghe lời khiến vợ chồng chị Lan thương con đến đau lòng.
“Vì Minh Thư có nhóm máu hiếm, ở bệnh viện thường không có sẵn hoặc rất ít nên tôi phải cố gắng chăm cho con không bị thiếu máu. Nhiều khi do tác dụng phụ của thuốc hóa chất khiến con mệt mỏi, đau đớn, không chịu ăn uống. Tôi sợ con đuối sức nên đành phải dọa là mẹ sẽ không thương con nữa, hoặc là sẽ trả lại cho mẹ con, không nuôi con nữa. Lần nào cũng hiệu quả”, chị Lan nghẹn ngào nhìn con gái.
Cô bé luôn bám theo mẹ nuôi không rời. So với lúc trước, mặc dù bị bệnh nhưng được chăm sóc kỹ lưỡng, con tăng được 3kg. Điều đó giống như kỳ tích đối với bệnh nhi ung thư, bởi hầu hết những đứa trẻ khác đều bị sụt cân trầm trọng.
Minh Thư có bề ngoài non nớt, luôn trò chuyện líu lo, vui vẻ cả ngày, nhưng bên trong lại chất chứa nỗi sợ hãi bị bỏ rơi vẫn luôn thường trực. Vì thế, cô bé rất đeo bám mẹ nuôi. Dù trong phòng bệnh hay ở đâu, cô bé cũng theo chị Lan không rời.
Ngày nhận chăm sóc bé Minh Thư, chị Lan đang mang bầu hơn 4 tháng. Bởi phải vất vả chạy vạy lo liệu và ở viện chăm sóc con, chị bị sinh non ở tháng thứ 7. May mắn đưa đi cấp cứu kịp thời nên cả 2 mẹ con đều bình an. Thế nhưng, chi phí chữa bệnh cho Minh Thư cùng đợt cấp cứu khiến vợ chồng chị phải vay mượn khắp người thân quen, đến nay chưa thể trả.
“Minh Thư đang dùng phác đồ tấn công nên đều là những toa thuốc mạnh, phải sử dụng thêm thuốc ngoài danh mục bảo hiểm. Chi phí vợ chồng tôi tự bỏ ra có toa là 7-8 triệu, có toa lên tới hơn 20 triệu đồng. Nếu con hoàn thành phác đồ tấn công này và sức khỏe ổn định, con sẽ được về nhà duy trì. Tôi đang cố gắng để bồi bổ dinh dưỡng cho con, hi vọng con có sức chống chọi với bệnh tật và thuốc hóa chất”, chị Lan tâm sự.
Xin các mạnh thường quân cứu giúp, để con được trở lại làm một cô bé xinh xắn, vô tư như trước. Trước đây, vợ chồng chị mướn nhà trọ ở Hóc Môn, tự nấu xôi, làm trà sữa để bán, dành phần dư dả để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác giống như mẹ đẻ của Thư. Từ ngày nhận nuôi con, vợ chồng chị phải nghỉ bán hàng, không còn nguồn thu nhập nào khác.
Cuộc sống của gia đình vốn đã bị đảo lộn bởi dịch covid, lại thêm quá nhiều việc xảy đến, khiến vợ chồng chị Lan kiệt quệ, lời hứa sẽ theo bác sĩ điều trị bệnh đến cùng cho bé Thư trở nên vô cùng gian nan. Rất mong những tấm lòng thơm thảo sẽ trợ giúp để bé Minh Thư tiếp tục được điều trị nốt theo đúng phác đồ, để con có cơ hội khỏi bệnh, lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Ung bướu TP.HCM hoặc chị Lò Thị Hoàng Lan; Địa chỉ: 40/11 đường XTT 1, Ấp 4, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM; Điện thoại: 0967056917.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.306(bé Vũ Minh Thư)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.">Không có cha, mẹ tâm thần, tính mạng bé gái ung thư gặp hiểm nguy
HLV Ancelotti rất hài lòng về cậu học trò, dù đã bước sang tuổi 34 nhưng Benzema vẫn duy trì phong độ làm bàn ấn tượng.
Ông nói trên Mundo Deportivo: "Benzema là cầu thủ cực kỳ quan trọng, thủ lĩnh của đội bóng. Real Madrid có mặt ở đây nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ và bản thân Benzema ghi được rất nhiều bàn thắng.
Cậu ấy kết thúc mùa giải trước với thành tích xuất sắc và cũng vừa có sự khởi đầu ngọt ngào. Chẳng ai nghi ngờ Benzema sẽ đoạt Quả bóng vàng năm nay."
Không quá ầm ĩ trên thị trường chuyển nhượng hè này như Barcelona nhưng Real Madrid vẫn duy trì được nền tảng sức mạnh đồng đều, kết hợp tốt giữa sức trẻ và kinh nghiệm.
Đương nhiên, Karim Benzema vẫn là chìa khóa cho thành công của họ. Tiền đạo người Pháp chứng tỏ "gừng càng già càng cay", với kỹ năng hoàn thiện cùng thể lực sung mãn.
* An Nhi
">Ancelotti: 'Benzema sẽ đoạt Quả bóng vàng 2022'
Kèo vàng bóng đá Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Khách đáng tin
- - Ở ta văn bản pháp luật về việc thành lập công ty khá chặt chẽ thế mà khicông ty Màu nắng của ông Báu đăng ký thành lập người ta cũng không thèmkiểm tra xem cơ sở vật chất nhà xưởng của công ty ấy ra sao...
TIN BÀI KHÁC:
Bài 1: Tòa án Khánh Hòa xử tranh giành thừa kế có oan sai?">Lập doanh nghiệp “ma” để lách luật, Tòa vẫn làm ngơ
- Ngoài đặc trưng chung của các trường vùng cao, ngôi trường nơi cô Thoa công tác còn thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, cách trung tâm huyện 25 km đường đèo dốc.
Trường nằm trên vùng núi cao 1.500 m so với mặt nước biển; có 4 điểm bản, mỗi điểm cách xa trung tâm trường từ 6-16 km và đường đi lại vô cùng khó khăn. Mùa đông ở Tênh Phông giá rét, mùa mưa đồi núi sạt lở, đi lại khó khăn. Dân cư ở đây 100% là người dân tộc H’Mông, với điều kiện kinh tế của người dân trong xã còn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đa số, chiếm 74,2%, các điểm bản chưa có điện lưới quốc gia.
Do số trẻ tại một số điểm bản ít, cộng với thiếu giáo viên mầm non nên một số điểm trường chỉ có 1 giáo viên/lớp. Cùng đó, nhân viên nấu ăn chỉ có ở điểm trường trung tâm, thiếu nhà công vụ, không có điện, mùa khô thiếu nước sinh hoạt, bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán của các dân tộc khác nhau, lớp ghép nhiều độ tuổi…
Những điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ của các giáo viên vùng cao. Và cô Thoa cũng không phải ngoại lệ.
Cô Cà Thị Thoa (giáo viên Trường Mầm non Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên). Ảnh: dienbien.edu.vn Song, với suy nghĩ bản thân là cô giáo mầm non - là người thay các bố, mẹ chăm sóc trẻ trong thời gian ở trường, mỗi sáng cô Thoa đều có mặt từ lúc 6h30 để chuẩn bị đón trẻ.
Gần 10 năm công tác tại Trường Mầm non Tênh Phông, cô Thoa đã được phân công giảng dạy tại nhiều điểm trường, có điểm trường Xá Tự cách trung tâm 16 km. Do đường sá đi lại khó khăn, mùa đông thời tiết khắc nghiệt nên 4 năm đầu công tác, cô Thoa hầu như phải ăn, nghỉ tại các điểm bản.
“Hồi đó, do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, không có điện, nên sau khi trả trẻ xong, tôi và đồng nghiệp phải tranh thủ soạn bài, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ”, cô Thoa kể.
Trong quá trình công tác tại trường, cô Thoa ấn tượng về câu chuyện của một gia đình trẻ chuyển đến một địa điểm sống tách biệt và cách xa với bản làng khoảng 20 km.
"Đường đến gia đình đó toàn đèo, dốc, vực sâu, xe máy không đi được. Tôi và các đồng nghiệp đã phải đi bộ đến đó để vận động 2 cháu trong độ tuổi mầm non ra lớp. Trong quá trình vận động, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, vì gia đình trẻ sống cách xa trường, không có điều kiện và phương tiện đưa các con đi học", cô Thoa kể.
Song với sự quyết tâm, cô và đồng nghiệp đã thuyết phục được gia đình và đưa các cháu ra lớp. Do hoàn cảnh gia đình không thể đưa đón các cháu hằng ngày nên cô đã ngỏ ý với cán bộ quản lý cho nhận chăm sóc 2 cháu, cho ở lại ăn, nghỉ cùng mình và các cô giáo tại khu tập thể cho đến hết năm học.
Nhờ sự quan tâm và chăm sóc của cô Thoa, đến nay, 2 cháu đã hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi và bước sang trường tiểu học.
Cô Thoa cho rằng, để làm tốt được sứ mệnh cao cả của nghề, người giáo viên mầm non cần phải yêu nghề, mến trẻ, có chuyên môn vững vàng.
“Trên hết tôi nhận thức được, là giáo viên mầm non phải luôn có một tấm lòng bao dung, nhân ái và sự tận tâm chăm sóc, nuôi dạy trẻ của người mẹ”.
Để trở thành một giáo viên tốt, cô Thoa dặn mình không ngừng học tập, rèn luyện kỹ năng sư phạm. Cô tham gia học lớp đại học sư phạm mầm non để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, cô còn đăng ký học chứng chỉ tiếng dân tộc H’Mông để giao tiếp được với phụ huynh và cộng đồng nơi công tác.
"Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi luôn dành thời gian để trò chuyện, dạy các con còn hạn chế tiếng Việt nhận biết và phát âm những đồ dùng, đồ chơi quen thuộc có ở trong lớp và gia đình trẻ. Thường xuyên tổ chức và chơi cùng trẻ các trò chơi vận động, trò chơi dân gian để tạo sự gần gũi và hứng thú; đặc biệt quan tâm, động viên những trẻ còn nhút nhát. Phối hợp với chi hội phụ huynh của lớp, của trường đến thăm hỏi, động viên những trẻ có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày lễ, tết hoặc những lúc trẻ bị ốm đau".
Nhiều năm giảng dạy tại các lớp ghép, cũng cho cô giáo Thoa nhiều kinh nghiệm quý báu. "Tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng lớp ghép phải quan tâm tìm hiểu từng trẻ, phát huy sự tương trợ, giúp đỡ nhau của trẻ trong lớp ghép, tổ chức hoạt động sao cho trẻ tương tác với nhau được nhiều nhất có thể, không nên chỉ chú trọng hoạt động học cho trẻ lớn mà bỏ quên trẻ bé hoặc ngược lại…" Song để làm được, cô Thoa cho rằng cần thường xuyên công khai, trao đổi, chia sẻ về mục tiêu, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp với phụ huynh để cùng phối hợp thực hiện.
Trong điều kiện người dân còn nhiều khó khăn, cô tích cực tham mưu với nhà trường đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho công tác tổ chức ăn bán trú cho trẻ.
Cô cũng vận động cha mẹ trẻ góp gạo, củi, cùng cô giáo trồng và chăm sóc vườn rau, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng từng bước nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ. Vận động cha, mẹ trẻ tham gia cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất các điểm trường như xây dựng bếp ăn, làm hàng rào, lao động vệ sinh trường lớp…; tạo môi trường cho trẻ hoạt động, trải nghiệm như tham gia làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, đóng chậu hoa bằng gỗ, trồng cây xanh, tham gia một số hoạt động cùng trẻ tại trường…
Ảnh: dienbien.edu.vn Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc và giáo dục trẻ, cô luôn lắng nghe ý kiến của các phụ huynh; thường xuyên liên lạc, tìm hiểu thói quen sinh hoạt của gia đình trẻ. Căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình để từ đó có hình thức, biện pháp phối hợp phù hợp.
Áp dụng các giải pháp trên, cô Thoa cũng thu về “quả ngọt” khi chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của các lớp cô phụ trách được nâng lên rõ rệt. Thấy trẻ mạnh dạn, tự tin; các cha mẹ yên tâm và tin tưởng vào cô giáo khi gửi con đến trường. Điều này giúp kết quả huy động số lượng học sinh ra lớp của cô luôn vượt kế hoạch giao. Tỷ lệ trẻ em đi học chuyên cần đạt 96% trở lên. Hằng năm, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong lớp giảm từ 0,2-0,3%; 100% trẻ được đảm bảo an toàn, không có ngộ độc xảy ra; số lượng trẻ tham gia Hội thi cấp trường, cấp huyện ngày càng tăng và đạt kết quả cao hơn so với năm học trước. Chất lượng giáo dục cuối độ tuổi đạt từ 95% trở lên, 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình mẫu giáo 5 tuổi.
Trải qua gần 10 năm công tác tại một trường vùng cao và với những kết quả đó, cô Thoa đã 2 lần được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 2 lần được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; luôn được các cấp đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt loại Tốt trong đánh giá xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Cô cũng có 4 lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và nhiều giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, tỉnh; Giám đốc Sở GD-ĐT.
Năm học 2020-2021, cô Thoa cho hay sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác “Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ vùng cao”, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Hải Nguyên
Cô giáo mầm non ném em bé xuống sàn
Cô giáo trường mầm non bị bắt giữ sau khi có hành động ném một trong những học sinh của mình xuống sàn khi cậu bé này đang chơi với một chiếc ghế.
">Cô giáo mầm non vừa dạy vừa nhận chăm sóc trẻ vùng cao
- "Tự nguyện" không thể từ chối
Với phương châm “xã hội hóa” và nguyên tắc “tự nguyện”, các khoản đóng góp bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị lớp học, hoạt động ngoại khóa… tại các trường học công lập được chuyển về từng lớp, thực hiện thông qua “Hội phụ huynh”. Mọi việc sẽ không trở thành nỗi lăn tăn của nhiều bậc cha mẹ nếu các khoản phụ thu chính đáng và phù hợp với khả năng đóng góp của các gia đình.
Tuy nhiên, không khó để tìm ra những khoản “lạm thu” gây ấm ức. Theo thông tin báo chí, đầu năm học 2020-2021, một số khoản thu tại một số trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, và Bình Thuận đã bị phụ huynh phản đối công khai. Nguyên nhân trực tiếp của sự phản đối là bởi có những khoản thu cho những mục chi không thực sự cần thiết, năm nào cũng thu, hoặc sử dụng nguồn kinh phí không hiệu quả, gây lãng phí.
Những bậc cha mẹ ấm ức hoặc không đủ khả năng đóng góp bị rơi vào tình huống “tự nguyện bởi không thể từ chối”. Thực tế này là do mỗi khi họp, thường có những ý kiến mạnh mẽ ủng hộ đề xuất của giáo viên chủ nhiệm. Người ủng hộ không chỉ là những gia đình khá giả, mà còn bao gồm những cá nhân có thể được hưởng lợi gì đó từ phía nhà trường (ví dụ như con học trái tuyến, muốn cô giáo quan tâm hơn đến con mình…). Những người này không nhất thiết chiếm tỷ lệ đa số tuyệt đối hay đại diện cho nhu cầu của số đông phụ huynh nhưng lại tạo ra áp lực tâm lý cho những người còn lưỡng lự. Hệ quả là nhiều người dù không đồng tình nhưng đành im lặng, và biểu quyết cho xong trong trạng thái “tự nguyên bởi không thể từ chối”.
Lạm thu tạo ra hình ảnh méo mó của trường học công lập
Các khoản đóng góp hiếm khi là vấn đề gây bức bối với hệ thống trường học tư thục. Bởi khi cho con em học tập tại các trường tư, phụ huynh đã tìm hiểu kỹ cơ chế vận hành của nhà trường. Họ ý thức đầy đủ và sẵn sàng về mức độ đóng góp, và cơ hội con em mình được thụ hưởng sản phẩm giáo dục dựa trên cơ chế thị trường.
Sau không khí náo nức ngày khai giảng, nhiều bậc cha mẹ học sinh không khỏi lo lắng trước những cuộc họp phụ huynh đầu năm học (Ảnh có tính minh họa: Thúy Nga) Ngược lại, hệ thống trường phổ thông công lập được nhà nước lập ra để đáp ứng nhu cầu học tập của đa số người dân. Xu hướng chung tại các quốc gia phát triển và ở Việt Nam thời gian gần đây là các trường công lập chủ yếu đáp ứng nhu cầu giáo dục cho bộ phận dân cư có mức thu nhập thuộc nửa phía dưới trong các thang bảng thu nhập hộ gia đình.
Những khoản thu “tự nguyện bởi không thể từ chối” đã gây ra những hệ lụy không đáng có với môi trường giáo dục công lập. Đó là sự khắc sâu thêm xu hướng phân hóa xã hội về thu nhập và mức sống giữa các hộ gia đình, đẩy nhiều gia đình vào tình thế khó xử, tạo ra những cảm xúc tiêu cực về cô giáo và nhà trường trong một bộ phận phụ huynh và học sinh…
Tình trạng lạm thu cũng khiến các giá trị cốt lõi của nền giáo dục công lập như: công bằng, bình đẳng, dung nạp/bao trùm…có biểu hiện bị xâm phạm. Những suy nghĩ vị kỷ và tính toán mang màu sắc thị trường nhưng không để ý đến thực tế bất bình đẳng về thu nhập giữa các gia đình có thể từng bước bào mòn lòng tin của xã hội vào thiết chế giáo dục công lập.
Cần những Ban Giám hiệu trách nhiệm và thấu cảm
Về hình thức, sẽ không có một Ban Giám hiệu nào lại ban hành chủ trương phụ thu tự nguyện tràn lan. Tuy nhiên, các Ban Giám hiệu cũng không thể vô can nếu để xảy ra tình trạng lạm thu đến mức gây bất bình trong phụ huynh. Bởi trường học là một thiết chế công, chứ không phải nơi để các thầy/cô chủ nhiệm và Hội phụ huynh tùy ý phát động đóng góp.
Để giữ gìn hình ảnh trong sáng của các trường học, cần sớm chấm dứt các khoản phụ thu “tự nguyện bởi không thể từ chối”. Tại mỗi trường cần có các Ban Giám hiệu trách nhiệm và thấu cảm. Trước khi định phát động đóng góp khoản gì, Ban Giám hiệu cần thẩm định chặt chẽ mức thu và mục đích chi tiêu.
Cùng với đó là sự khảo sát về đặc điểm nghề nghiệp, thu nhập, và điều kiện sống của từng hộ gia đình có học sinh trong mỗi lớp. Nhận định về khả năng chi phí của các gia đình phải là cơ sở đầu tiên để đưa ra mức đóng góp, bên cạnh mục đích chi tiêu phải thực sự thiết thực và chính đáng.
Thay vì đưa thẳng các mục dóng góp ra biểu quyết tại các cuộc họp đông người, các Hội phụ huynh nên tiến hành thăm dò từng bậc cha mẹ trước khi dự định phát động đóng góp. Hình thức họp phụ huynh và biểu quyết tập thể cho các khoản thu chỉ nên tổ chức khi biết chắc rằng tuyệt đại đa số phụ huynh đồng thuận. Đây là cách làm giúp giảm áp lực đám đông lên tâm lý phụ huynh, khuyến khích họ bày tỏ trung thực nhu cầu và thái độ đối với các khoản phụ thu.
Sau khi được biểu quyết thông qua, mức đóng góp cũng không nên cứng nhắc chia đều cho các gia đình. Thay vào đó, các phương án miễn giảm cần được Hội phụ huynh đề xuất và kín đáo thực hiện với các gia đình thực sự gặp khó khăn. Đây là cách hành xử văn minh, thấu tình, và đồng cảm.
Các thầy cô giáo và phụ huynh đều chung mong muốn đem đến cho học sính điều kiện giáo dục lý tưởng. Tuy nhiên, khả năng thanh toán cho điều kiện tốt đẹp đó là không giống nhau giữa các hộ gia đình. Chính sự bất bình đẳng về điều kiện kinh tế là một cơ sở cho sự tồn tại của hệ thống trường công lập – nơi thỏa mãn nhu cầu giáo dục cho số đông với chi phí tối thiểu.
Do đe dọa phá vỡ hình ảnh tốt đẹp, làm rối loạn chức năng của hệ thống trường phổ thông công lập, các khoản đóng góp tự nguyện cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Nói cách khác thì cần chấm dứt tình trạng “tự nguyện bởi không từ chối”. .
TS. Nguyễn Văn Đáng(Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Dậy sóng vì tiền quỹ đầu năm, phụ huynh mong được 'tự nguyện' đúng nghĩa
Bài viết phản ánh nỗi niềm của phụ huynh trong “mùa” thu tiền tự nguyện đầu năm học mới đã tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc.
">Cần chấm dứt tình trạng “tự nguyện bởi không thể từ chối”