您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Nữ Man City vs Nữ Barca, 02h00 ngày 10/10: Sức mạnh nhà vô địch
NEWS2025-01-24 09:39:15【Thế giới】4人已围观
简介ậnđịnhsoikèoNữManCityvsNữBarcahngàySứcmạnhnhàvôđịđội hình tottenham gặp fulham Nguyễn Quang Hải - đội hình tottenham gặp fulhamđội hình tottenham gặp fulham、、
很赞哦!(69)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Foolad vs Nassaji Mazandaran, 20h30 ngày 21/1: Tin vào chủ nhà
- Fortnite: Battle Royale vượt mốc một triệu người chơi ngay sau ngày đầu ra mắt
- Diễn tập chống tấn công mạng hệ thống thông tin lĩnh vực Y tế
- Viettel IDC ra mắt dịch vụ Private Cloud nền tảng siêu hội tụ.
- Soi kèo góc AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1
- Trí tuệ nhân tạo đang hướng đến… nhà vệ sinh
- Hơn 90% sự cố mất an toàn thông tin xảy ra là do yếu tố con người
- Dota 2: Behavior Score giờ sẽ không còn quá quan trọng như trước
- Nhận định, soi kèo Panserraikos vs PAS Lamia, 22h59 ngày 20/1: Cải thiện phong độ
- Tổng hợp những kỷ lục Guinness kỳ lạ và độc đáo nhất trên thế giới
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1
Chuyên gia bảo mật Yossi Appleboum đã cung cấp nhiều tài liệu, các bản phân tích và các bằng chứng khác về sự việc này. Appleboum trước đây làm việc trong các đơn vị công nghệ thuộc Quân đội Israel và hiện nay đang là giám đốc điều hành một công ty bảo mật tại Gaithersburg - Maryland của Mỹ. Công ty ông chuyên thực hiện các đánh giá về bảo mật phần cứng và thường được thuê để quét các trung tâm dữ liệu lớn tại các hãng viễn thông Hoa Kỳ.
Appleboum đã không nêu chính xác tên hãng viễn thông bị ảnh hưởng do thỏa thuận bảo mật. Tuy nhiên ông cho biết đã có những luồng dữ liệu rất bất thường đến từ các máy chủ Supermicro. Sau đó ông tiến hành “mổ xẻ” máy chủ và phát hiện một bộ phận cấy ghép được “đính” vào đầu nối Ethernet của máy chủ. Đây chính là cổng để kết nối với hệ thống mạng nội bộ.
Điều đáng nói hơn, Appleboum cho biết ông từng nhìn thấy nhiều “đầu bút chì” tương tự đến từ nhiều nhà cung cấp máy chủ khác nhau chứ không riêng gì Supermicro. “Supermicro có lẽ là một nạn nhân trong số nhiều nạn nhân khác” - ông nói.
Thông qua quá trình kiểm tra, Appleboum xác định rằng máy chủ của hãng viễn thông đã bị sửa đổi tại nhà máy nơi nó được sản xuất. Thông qua các đầu mối quan hệ, Appleboum phát hiện có vẻ thiết bị đã được gia công tại một nhà máy thầu phụ Supermicro tại Quảng Châu, một thành phố cảng ở đông nam Trung Quốc và được đặt tên là “Thung lũng Silicon về phần cứng”.
Trả lời về vấn đề này, phát ngôn viên của hãng viễn thông AT & T Inc., Fletcher Cook, nói: “Các thiết bị này không thuộc mạng lưới của chúng tôi và chúng tôi không bị ảnh hưởng.” Người phát ngôn của Verizon Communications Inc. cũng nói “chúng tôi không bị ảnh hưởng”.
Với nhà mạng Sprint, Lisa Belot - một phát ngôn viên của hãng này cho biết: "Sprint không có sử dụng thiết bị Supermicrotrong trong hệ thống mạng của chúng tôi". Trong khi đó, hãng viễn thông T-Mobile US Inc. không có phản hồi trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg.
Mạng viễn thông của Hoa Kỳ là một trong những mục tiêu quan trọng của các cơ quan tình báo nước ngoài, bởi vì dữ liệu từ hàng triệu điện thoại di động, máy tính và các thiết bị khác đi qua hệ thống của họ. Phần cứng cấy ghép như đề cập ở trên là một công cụ quan trọng được sử dụng để tạo ra những “cổng hậu” giúp truy xuất từ xa vào các mạng này, từ đó có thể thực hiện giám sát và “săn tìm” tài sản trí tuệ của công ty hoặc bí mật của chính phủ.
Chia sẻ thêm về kỹ thuật, Appleboum cho biết một dấu hiệu quan trọng của bộ cấy ghép “đầu bút chì” này là bộ nối Ethernet có mặt kim loại thay vì các mặt nhựa thông thường. Kim loại là chất liệu cần thiết để khuếch tán nhiệt từ chip ẩn bên trong, giúp chip này hoạt động như một máy tính mini.
Mục tiêu của cấy ghép phần cứng là thiết lập những chiếc máy tính mini bí mật trong hệ thống mạng các công ty lớn, có thể truy xuất dữ liệu mà dễ dàng qua mặt được các bộ lọc, tường lửa do bản thân máy chủ có thiết bị bị cấy ghép được các bộ lọc này đánh giá là tin cậy.
Mối đe dọa từ cấy ghép phần cứng “là rất thực tế”, Sean Kanuck, người từng làm trong Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia của Mỹ cho biết. “Phần cứng cấy ghép có thể cung cấp cho kẻ tấn công sức mạnh mà các cuộc tấn công phần mềm không thể mang đến được. Đây là vấn đề đã bị các hãng sản xuất thiết bị cũng như nhiều công ty lớn không thực sự quan tâm thời gian qua.” - ông cho biết thêm.
Sau báo cáo của Bloomberg về cuộc tấn công vào các sản phẩm Supermicro, các chuyên gia bảo mật, các bộ phận an ninh trên khắp thế giới từ các ngân hàng lớn và các nhà cung cấp điện toán đám mây, các phòng thí nghiệm nghiên cứu nhỏ và khởi nghiệp đều đang phân tích máy chủ của họ và phần cứng khác để tìm kiếm sự hiện diện các con chip này. Tuy nhiên cho dù phát hiện thì cũng sẽ khó được công khai do vấn đề uy tín.
Các chuyên gia an ninh quốc gia cho biết một vấn đề quan trọng là, trong một ngành công nghiệp an ninh mạng đạt gần 100 tỷ đô la doanh thu hàng năm, rất ít trong số đó đã được chi cho việc kiểm tra phần cứng. Điều đó cho phép các cơ quan tình báo trên toàn thế giới có thể tận dụng “lỗ hổng” này. Báo cáo của Bloomberg gần như là đòn cảnh tỉnh để các quốc gia cũng như doanh nghiệp lớn cần chú ý đến vấn đề phần cứng hơn nữa bên cạnh việc đầu tư cho phần mềm bảo mật.
Supermicro, có trụ sở tại San Jose, California, cho đến nay vẫn hoàn toàn phủ nhận những thông tin của Bloomberg. Trong khi đó, phía Trung Quốc đã không trực tiếp giải đáp các thắc mắc về việc thao túng các máy chủ Supermicro nhưng cho biết an ninh chuỗi cung ứng là "vấn đề cần được quan tâm chung, và Trung Quốc cũng là nạn nhân của sự việc này."
An Nhiên - Thùy Linh - Thu Trang (theo Bloomberg)
">Chip gián điệp 'đầu bút chì' có trong máy chủ công ty viễn thông Mỹ?
Triều Tiên bị cáo buộc đánh cắp hàng triệu USD tiền ảo từ các sàn giao dịch ở Hàn Quốc Tuy nhiên, ông Kim không nói rõ số lượng tiền ảo cụ thể đã bị đánh cắp cũng như sàn giao dịch nào và nạn nhân nào đã bị phía Triều Tiên tấn công mạng.
Đây không phải lần đầu tiên các quan chức Hàn Quốc cảnh báo về hoạt động tấn công sàn tiền ảo từ phía Triều Tiên. Năm ngoái, phía Hàn Quốc cũng điều tra hoạt động tấn công mạng của Triều Tiên vào sàn tiền ảo Youbit tại Seoul xảy ra từ tháng 4/2017.
Triều Tiên cũng bị cho là tác giả của mã độc tống tiền WannaCry đã tấn công hàng triệu năm 2017. Nạn nhân bị yêu cầu chuyển tiền chuộc bằng bitcoin nếu muốn lấy lại dữ liệu bị virus mã hóa.
Nguyễn Minh - Nguyễn Thị Vân Anh - Minh Thuý (theo Mashable)
Ngân hàng ra lệnh cấm mua Bitcoin bằng thẻ tín dụng
Các ngân hàng đang vào cuộc trước những vấn đề phát sinh từ “cơn bão” tiền ảo Bitcoin.
">Triều Tiên bị cáo buộc đánh cắp hàng triệu USD tiền ảo
- GIGABYTE Marinesđã bị dội một gáo nước lạnh vào tham vọng làm nên chuyện tại CKTG 2017khi vừa mới để thua Longzhu Gamingvới tỉ số 2-17 sau 24 phút thi đấu. GAM vẫn sử dụng một chiến thuật mà ít fan hâm mộ có thể hình dung ra được, nhưng đã bị Longzhu “bắt bài” và chứng minh sự chênh lệch về đẳng cấp giữa hai đội tuyển là quá lớn.
Longzhu đã không để cho GAM "sờ" vào bất cứ một mục tiêu lớn nào sau gần 25 phút thi đấu
Khóa lại Mordekaiser đường trên, vị tướng đã out-meta từ rất lâu, ở lựa chọn cuối cùng, GAM tiếp tục khiến khán giả theo dõi trận đấu rất đỗi ngạc nhiên. Giống với lời tuyên bố của HLV Tinikun vào tối qua (05/10), GAM nhập cuộc theo cách chẳng giống aikhi đưa Lucian lên đường trên, để Tristana ra đường giữa, Mordekaiser đi đường dưới và cắt cử Karma hỗ trợ cho Cho’Gath trong khu rừng.
Cho’Gath của Levi là vị tướng đạt cấp độ 6 nhanh nhất trên bản đồ - tương tự như chiến thắng trước Fnatic – tuy nhiên, người đi rừng của GAM chẳng thể tạo ra được áp lực khủng khiếp bởi đại diện của LMHTViệt Nam đã hoàn toàn chịu trận trước Longzhu kể từ phút thứ tư.
Mọi tính toán của GAM đã phá sản kể từ khoảnh khắc này
Longzhu mới là đội khơi mào giao tranh đầu tiên chứ không phải GAM như thường lệ. Đội ĐKVĐ LCK Mùa Hè 2017 đã gọi tới bốn người tập trung ở đường dưới, phối hợp hiệu quả để cùng lúc hạ gục Archie lẫn Nevan. Họ nhanh chóng có được trụ đầu tiên và thêm một lần nữa tiễn Archie lên bảng đếm số.
Kể từ đó, với sự cơ động và hiệu quả của Rakan trong tay GorillA, Longzhu đã hoàn toàn kiểm soát tầm nhìn trên cả bản đồ, tạo sức ép mạnh mẽ lên cả ba đường và không cho đối thủ kiếm tìm chỉ số lính.
Cầu tuyết đã lăn, Longzhu hễ cứ giao tranh là luôn có được điểm hạ gục của GAM. GAM rơi vào thế bế tắc và nhìn đối phương đánh sập rất nhiều trụ bảo vệ, ăn Rồng Nguyên Tố mà chẳng thể đủ sức kháng cự. Họ chỉ kiếm được điểm hạ gục đầu tiên ở phút 20 – rối sau đó cũng phải bỏ lại hai mạng - tạo tiền đề cho Longzhu ăn thành công Baron và kết thúc trận đấu với chênh lệch 17.000 Vàng.
Lại thêm một trận đấu mà người hâm mộ có quyền đặt dấu hỏi về phong độ của tuyển thủ giàu kinh nghiệm chinh chiến nhất bên phía GAM là Archie (KDA 0/8/0). Sau hai trận đấu đầu tiên tại vòng bảng, với hai vị tướng là Galio và Mordekaiser, Archie hiện đang sở hữu KDA tổng 0/14/9.
Điểm nhanh kết quả của ba cặp đấu đã diễn ra tại Ngày 2 vòng bảng CKTG 2017: Team SoloMid giành chiến thắng trước Flash Wolvessau 54 phút đồng hồ cân não, Team WEdễ dàng đả bại Misfits, trong khi Fnatic tiếp tục đón nhận thất bại trước Immortals.
GAM sẽ tạm nghỉ không thi đấu vào ngày mai (07/10) và sẽ gặp IMT trong trận đấu cuối cùng của lượt đi vòng bảng vào lúc 16g00 ngày kia (08/10).
2016
">LMHT: Chiến thuật ‘đặc dị’ vỡ vụn, GAM đại bại trước Longzhu
Nhận định, soi kèo Tractor vs Mes Rafsanjan, 18h30 ngày 21/1: Duy trì vị thế
- LMHT không phải là bộ môn thể thao điện tử có giá trị giải thưởng lớn nhất lịch sử eSports thế giới. Nhưng nó không thể ngăn nhiều tuyển thủ chuyên nghiệp kiếm được hơn nửa triệu đô trong suốt sự nghiệp thi đấu của họ.
Ở những bộ môn eSports khác, như Dota 2chẳng hạn, thường xuyên cung cấp những món tiền “khủng” dành cho nhà vô địch. Đơn cử như The International 7với tổng tiền thưởng kỷ lục lên tới 24,7 triệu.
Ngược lại, Riot Games lại duy trì sự ổn định trong cuộc sống hàng ngày của những tuyển thủ, đặc biệt xét ở góc độ tiền lương. Những tuyển thủ thi đấu LMHTchuyên nghiệp có thể kiếm 80.000 USD/năm – thậm chí hơn thế với trường hợp của những siêu sao hàng đầu.
Phần lớn các tổ chức eSports đều không công khai mức tiền lương đã ký kết với các tuyển thủ. Do đó, số tiền thắng giải có thể coi là số liệu thống kê uy tín nhất để so sánh mức thu nhập hiện tại của các tuyển thủ LMHT.
Dưới đây là top 10 tuyển thủ kiếm được nhiều tiền thưởng nhất từ các giải đấu, tính từ ngày 10/9/2017, theo trang thống kê số liệu esportsearnings.com.
10/ Jang “Looper” Hyeong-seok – 346,307 USD
Looper nổi tiếng nhất khi anh còn khoác áo Samsung White và cùng với đội tuyển Hàn Quốc đăng quang tại CKTG Mùa 4. Đây cũng là giải đấu mà Looper cùng bốn người đồng đội giành được số tiền thưởng lớn nhất trong sự nghiệp thi đấu tính đến thời điểm hiện tại của họ.
SSW sau đó buộc phải tan giã khi Riot quy định một tổ chức không thể cùng duy trì nhiều hơn một đội tuyển trong cùng khu vực. Điều này đồng nghĩa với kết cục SSW cùng đội tuyển chị em Samsung Blue không thể cùng tồn tại – và họ sáp nhập thành một đội duy nhất, Samsung Galaxy.
Looper hiện vẫn đang là đường trên số một trong đội hình Echo Fox, khiến anh trở thành tuyển thủ được trả lương cao nhất tại giải đấu LCS Bắc Mỹ.
9/ Ming "Clearlove" Kai - 388,320 USD
Clearlove là thành viên kỳ cựu trong đội hình EDward Gaming, một trong những đội tuyển thành công nhất lịch sử giải đấu LPL Trung Quốc – và anh cũng là tuyển thủ Trung Quốc duy nhất lọt vào danh sách này.
Số tiền Clearlove kiếm được phần lớn tới từ những danh hiệu quốc nội và cùng với EDG liên tục góp mặt tại những vòng đấu loại trực tiếp trên sân khấu CKTG.
Clearlove đã gắn bó với EDG kể từ mùa giải 2013 và luôn là một phần quan trọng giúp cho đội tuyển này giành vé tham dự CKTG. Với việc LPL sẽ áp dụng hệ thống nhượng quyền thương hiệu mới ở mùa giải 2018, người đi rừng hàng đầu Trung Quốc cùng rất nhiều tuyển thủ khác được cho là sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
8/ Cho "Mata" Se-hyeong - 391,453 USD
Kể từ khi vô địch CKTG Mùa 4 cùng SSW, Mata đã chơi cho hai đội tuyển tại LPL Trung Quốc trước khi quay trở lại quê nhà Hàn Quốc đảm nhiệm vai trò hỗ trợ trong đội hình KT Rolstervào tháng 12/2016.
Mata “kiếm chác” nhiều nhất từ danh hiệu vô địch CKTG cùng một phần nhỏ nguồn thu có được sau thành tích cao ở các giải đấu quốc nội.
Người chơi hỗ trợ tài hoa bậc nhất trong lịch sử LMHTthế giới đã có hai năm thi đấu kém thành công tại Trung Quốc, thất bại trong việc tạo dựng tên tuổi của mình trong màu áo Vici Gamingvà Royal Never Give Up, trước khi hội ngộ với đồng đội cũ đường giữa Heo "PawN" Won-seok.
7/ Heo "PawN" Won-seok - 412,345 USD
PawN là thành viên kiếm tiền giỏi nhất trong số những người cũ của SSW – và chính anh cũng là tuyển thủ thành công nhất kể từ khi đội tuyển này bị xóa sổ khỏi làng LMHTchuyên nghiệp.
PawN gia nhập EDG vào tháng 12/2014, và cống hiến cho đội tuyển này trong suốt hai năm sau đó. Đường giữa sinh năm 1997 giành một loạt các chức vô địch LPL cùng rất nhiều tiền thưởng sau khi rực sáng tại CKTG Mùa 4.
Tuy nhiên, sau khi không thể cùng EDG đứng trên bục cao nhất tại CKTG, PawN đã quyết định quay trở lại Hàn Quốc để là một phần của “Super Team”, KT.
6/ Kang “Blank” Sun-gu – 441,313 USD
Tuyển thủ đi rừng dự bị của SK Telecom T1 là người sở hữu ít tiền thưởng nhất trong số những thành viên đang thi đấu cho đội tuyển vĩ đại nhất lịch sử LMHT. Blank thường đóng vai “cứu tinh” trong những lúc SKT cần tới một nhân tố tạo ra sự đột biến ở cả LCK Hàn Quốc lẫn các giải đấu quốc tế.
Tuyển thủ 19 tuổi chỉ luôn là sự lựa chọn thứ hai cho vị trí đi rừng kể từ khi tới với SKT vào tháng 12/2015.
Số tiền thưởng mà Blank kiếm được chủ yếu tới từ hai lần vô địch CKTG liên tiếp và hoàn toàn có thể giúp anh vượt qua người đồng đội cũ, đường trên Lee "Duke" Ho-Seong sau khi CKTG 2017khép lại.
Lần thứ ba cùng SKT tham dự một kỳ CKTG, Blank chắc chắn sẽ đóng vai trò “kép phụ” trong hành trình bảo vệ chức địch giải đấu lớn nhất trong năm.
Còn tiếp…
Ba Chấm(Theo Dot Esports)
">LMHT: Top 10 tuyển thủ sở hữu mức thu nhập ‘trên trời’ (Phần đầu)
Một câu hỏi tưởng chừng như không liên quan rất có thể sẽ ảnh hưởng tới cả tương lai và chiến lược của Apple trong vài năm tới.
Khi bạn mua một ứng dụng từ kho ứng dụng App Store trên iOS, ai đang là người bán ứng dụng cho bạn, Apple hay nhà phát triển ứng dụng?
Câu hỏi quan trọng với Apple
Câu hỏi tưởng chừng không liên quan này thực tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tương lai của Apple, cụ thể hơn là tương lai của mảng dịch vụ. Nó xuất phát từ vụ kiện có tên gọi Pepper vs Apple Inc, trong đó 4 người dùng iPhone cáo buộc Apple đã tận dụng vị thế của họ để độc quyền phân phối ứng dụng thông qua App Store.
Trên hệ điều hành iOS, cách cài đặt ứng dụng duy nhất được Apple chấp nhận là thông qua App Store. Trước đây, người dùng cũng có thể cài đặt ứng dụng thông qua hình thức mở khóa (jailbreak), nhưng trên những phiên bản iOS mới việc jailbreak ngày càng phức tạp và lâu hơn. Do đó, cài đặt ứng dụng qua App Store vẫn là cách mà đa số người dùng áp dụng.
App Store là phương thức duy nhất được Apple chấp nhận để cài đặt ứng dụng trên iOS. Ảnh: Yahoo. Đơn kiện trong vụ Pepper vs Apple Inc. được gửi lên Tòa án quận Bắc California từ năm 2011, và đến năm 2014 Apple đã thắng kiện. Tuy nhiên tới năm 2017, Tòa án phúc thẩm đã lật lại vụ kiện, cho phép bên nguyên đơn tiếp tục kiện Apple. Hiện vụ kiện đã được chuyển tới Tòa án tối cao Hoa Kỳ.
Tuy nhiên trước khi Apple bị xét xử có vi phạm luật chống độc quyền không, thì Tòa án tối cao phải xác định liệu bên nguyên đơn có thể kiện Apple hay không. Đó chính là lý do câu hỏi phía trên trở nên quan trọng.
Vào năm 1977, một vụ kiện giữa bang Illinois và công ty gạch Illinois Brick đã tạo ra một án lệ. Bang Illinois kiện công ty gạch vì đã bán gạch với giá cao, qua đó khiến cho họ phải trả nhiều tiền hơn cho các công trình xây dựng công.
Tuy nhiên Tòa án tối cao khi đó phán quyết bang Illinois không phải khách hàng trực tiếp của công ty gạch Illinois Brick. Nhà thầu vật liệu mới là khách mua hàng trực tiếp của công ty gạch, còn bang Illinois chỉ ký hợp đồng với nhà thầu xây dựng, người lấy lại vật liệu xây dựng từ nhà thầu vật liệu. Từ vụ kiện này, một án lệ được hình thành: nếu như bên nguyên đơn không phải là khách hàng trực tiếp thì không thể kiện bị đơn.
Đây chính là lý do vụ kiện này trước đó bị bãi đơn. Từ năm 2011, Apple áp dụng chính sách lấy 30% doanh thu từ mọi ứng dụng, dịch vụ bán trên App Store. Bên nguyên đơn cho rằng vì chính sách này mà các nhà phát triển ứng dụng đã tăng giá ứng dụng, khiến cho người dùng bị thiệt hại tới hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, các tòa án cấp quận cho rằng người dùng iPhone không phải khách hàng trực tiếp của Apple, và việc Apple lấy phần 30% chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới nhà phát triển chứ không phải người dùng.
Đây cũng là lập luận của Apple khi vụ kiện được chuyển lên Tòa án tối cao. Họ cho rằng mình “không hề mua đi, bán lại các ứng dụng”.
“Thỏa thuận giữa Apple và các nhà phát triển đã nêu rõ: những nhà phát triển không hề cho chúng tôi quyền lợi từ việc sở hữu ứng dụng của họ. Do vậy, Apple không hoạt động như một cửa hàng bán lẻ truyền thống.
Trong thỏa thuận này cũng có nêu rõ Apple chỉ là một đơn vị cung cấp App Store để Nhà cung cấp ứng dụng hoạt động, và không hề là thành phần trong hợp đồng mua bán và thỏa thuận giữa người dùng và Nhà cung cấp ứng dụng. Do đó, bên bị đơn cho rằng việc mua bán trực tiếp là giữa nhà phát triển và khách hàng, Apple chỉ là đơn vị cung cấp và hỗ trợ”.
Theo cách nhìn của Apple, họ chỉ là đơn vị tạo ra nền tảng cho các nhà phát triển bán ứng dụng, chứ không trực tiếp bán ứng dụng cho người dùng. Ảnh: AFP. Như vậy, lập luận của Apple là giá bán của từng ứng dụng hoàn toàn do nhà phát triển đặt ra, mặc dù có tính toán tới khoản phí 30% cho Apple, và việc nhà phát triển đặt giá bán cao hơn sẽ làm ảnh hưởng tới người dùng, nhưng Apple không trực tiếp làm điều đó.
Apple sẽ ảnh hưởng như thế nào nếu thua kiện?
Ở phiên điều trần vừa diễn ra, nhiều thẩm phán có chiều hướng không ủng hộ lập luận của Apple. Theo AP, Chánh án John Roberts là người duy nhất trong 9 thẩm phán đồng ý với luật sư của Apple.
Thẩm phán Elena Kagan cho rằng người dùng có mối liên hệ trực tiếp với Apple:
“Khi tôi cầm vào iPhone, tôi vào mục App Store của Apple. Tôi trả tiền trực tiếp cho Apple bằng thẻ tín dụng mà tôi đã cung cấp thông tin cho Apple. Từ góc nhìn của tôi, tôi đã thực hiện giao dịch một bước với Apple”.
Thẩm phán Brett Kavanaugh thì cho rằng nếu như người dùng đang phải trả nhiều tiền hơn để mua ứng dụng, họ có quyền kiện Apple. Theo ông Kavanaugh, luật chống độc quyền của liên bang cho phép “bất kỳ người nào có quyền lợi bị ảnh hưởng” được phép kiện.
Trong khi đó, thẩm phán Sonia Sotomayor cho rằng vụ việc của công ty Illinois Brick không thể coi là tiền lệ với Apple, do mô hình vận hành là hoàn toàn khác nhau. Bà Sotomayor cho rằng Apple đã lấy 30% phí từ chính người dùng chứ không phải từ nhà phát triển. Như vậy, có khả năng vụ kiện sẽ tiếp tục được tiến hành.
"Apple lấy 30% phí từ chính người dùng chứ không phải từ nhà phát triển"
Thẩm phán Sonia Sotomayor, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ
Nếu như Apple thua kiện, họ sẽ buộc phải trả khoản tiền vài trăm triệu USD mà bên nguyên đơn yêu cầu, hoặc phải thay đổi mô hình hoạt động của App Store.
Việc trả tiền có vẻ đơn giản hơn rất nhiều so với phương án thứ hai, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng tới “miếng bánh” rất quan trọng của Apple lúc này: mảng dịch vụ.
Dịch vụ: miếng bánh quan trọng, nhưng có bền vững?
Hơn ai hết, Apple biết rõ nguồn thu từ mảng dịch vụ quan trọng như thế nào. Hiện nay, mảng dịch vụ đang đóng góp doanh thu lớn thứ 2 cho công ty, chỉ sau doanh thu từ iPhone.
Trong 3 năm qua, doanh thu mảng dịch vụ đã tăng đều và hiện là mảng có doanh thu lớn thứ hai, chỉ sau iPhone. Đáng nói là doanh thu từ dịch vụ đã tăng liên tiếp trong 10 quý gần đây, trong khi đó doanh thu từ iPhone đang có dấu hiệu không tăng. Lần cuối cùng số lượng iPhone được bán ra tăng vọt là quý I/2015, sau khi Apple ra mắt iPhone 6 và 6 Plus. Doanh thu iPhone có tăng trong năm 2018, nhưng sự tăng trưởng tới từ mức giá cao hơn của iPhone X, khiến cho giá bán iPhone trung bình (ASP) tăng lên.
Năm nay, Apple một lần nữa đẩy mặt bằng giá lên cao hơn với chiếc XS Max. Tuy nhiên theo xu hướng chung của thị trường, số lượng iPhone bán ra khó có thể tăng đột biến, thậm chí có thể giảm trong vài năm tới. Apple không thể chỉ dựa vào việc tăng giá iPhone để đảm bảo doanh thu.
Số lượng iPhone bán ra gần như không còn tăng mạnh từ năm 2015. Apple không thể mãi phụ thuộc vào việc tăng giá bán iPhone trong tương lai mà phải tìm một nguồn thu khác. Ảnh: Statista. Apple đã nhìn thấy thực trạng này từ nhiều năm trước. Tháng 1/2016, khi lượng iPhone bán ra không còn tăng mạnh, Giám đốc tài chính Luca Maestri của Apple lần đầu tiên nhấn mạnh tới mảng dịch vụ của hãng:
“Mỗi quý, chúng tôi đều đăng tải kết quả kinh doanh của mảng dịch vụ, bao gồm doanh thu từ iTunes, App Store, AppleCare, iCloud, Apple Pay, tiền bản quyền và một số sản phẩm khác. Hôm nay, chúng tôi muốn nhấn mạnh sức tăng trưởng của mảng này. Phần lớn dịch vụ mà chúng tôi bán cho khách hàng, ví dụ như ứng dụng, phim ảnh có liên quan chặt chẽ tới lượng thiết bị đã được kích hoạt, chứ không phải là lượng thiết bị bán ra theo từng quý”.
Chỉ riêng năm vừa qua, doanh thu của các nhà phát triển từ App Store đã lên tới 30 tỷ USD, theo công bố của CEO Tim Cook. Mỗi tuần có khoảng 500 triệu lượt người truy cập vào App Store. Đây đều là những con số ấn tượng, được CEO Tim Cook nói tới đầu tiên trong mỗi sự kiện WWDC dành cho nhà phát triển.
CEO Tim Cook luôn muốn khoe ra những con số, như cả trăm tỷ USD đã trả cho nhà phát triển ứng dụng trên App Store. Ảnh: AppleInsider. Với tầm quan trọng của App Store, có thể hiểu vì sao Apple không muốn “miếng bánh” của mình bị động chạm. Chỉ cần tòa án yêu cầu công ty này giảm tỷ lệ phí vài phần trăm, doanh thu của Apple sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tuy nhiên, không phải người dùng, có thể chính những nhà cung cấp dịch vụ sẽ khiến Apple phải thay đổi. Mọi dịch vụ, bao gồm cả những gói thuê bao, khi mua qua App Store đều bị mất 30% phí. Tới năm 2016, Apple mới giảm mức phí xuống 15% cho năm thứ hai thuê bao.
Do mức phí cho Apple, nhiều dịch vụ trên iOS có mức giá cao hơn, như dịch vụ nghe nhạc Pandora Premium có giá 12,99 USD/tháng trên iOS nhưng chỉ 9,99 USD/tháng trên Android. Spotify thậm chí không hỗ trợ nâng cấp lên phiên bản trả tiền trực tiếp từ ứng dụng iOS, mà người dùng được dẫn vào một trang web thanh toán.
Vào tháng 8/2018, Netflix cũng thử nghiệm ngừng đăng ký qua ứng dụng iOS, thay vào đó người dùng sẽ mua gói dịch vụ thông qua trang web. Nói cách khác, mức phí của Apple thực sự ảnh hưởng tới những nhà cung cấp dịch vụ, và gián tiếp ảnh hưởng tới khách hàng.
Nhận định về cách kinh doanh “cắt phí” nhà phát triển và nhà cung cấp của Apple, nhà phân tích Ben Thompson của Stratecherycho rằng sẽ là một điều đáng lo ngại nếu Apple phụ thuộc vào hình thức này để tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai.
Làm thế nào họ có thể dẫn đầu trong tương lai, khi mà những vị lãnh đạo quan tâm hơn đến việc kiếm lợi nhuận từ sự sáng tạo, đột phá của những công ty khác?
Nhà phân tích Ben Thompson, Stratechery.
“Apple từ trước đến nay luôn thành công khi định hướng mình là công ty hàng đầu. Làm thế nào họ có thể dẫn đầu trong tương lai, khi mà những vị lãnh đạo quan tâm hơn đến việc kiếm lợi nhuận từ sự sáng tạo, đột phá của những công ty khác?
Lợi nhuận cao của Apple thực chất là kết quả từ sản phẩm rất tốt, chứ không phải là mục tiêu ban đầu.
Điều này không còn đúng nữa khi chúng ta nhìn vào cách kinh doanh dịch vụ và chính sách của App Store, bằng cách lấy một sản phẩm thực sự khác biệt, sáng tạo (smartphone) và thu lời từ nó (nội dung số).
Đây không phải, hay chưa phải, là hình thức kinh doanh vi phạm pháp luật, nhưng sẽ có người bị ảnh hưởng. Nạn nhân không phải người tiêu dùng, cũng không phải những nhà phát triển, mà là văn hóa phát triển sản phẩm đã giúp Apple vươn lên vị trí số 1”.
">Đây là câu hỏi có thể quyết định tương lai của Apple
Nếu so sánh cách mà Liên đoàn bóng đá Malaysia bán vé cho người hâm hộ thì khác hẳn với VFF. Malaysia bán đến 90% tổng lượng vé cho người hâm mộ, trong khi VFF tuyên bố bán chưa đầy 50%. Con số thực tế đến tay người hâm mộ chưa được kiểm chứng.
Tại trận đấu vòng bảng giữa Việt Nam và Malaysia, VFF dành 3.400 vé cho cổ động viên đội khách, 4.000 vé mời (trong đó 2.000 vé phân phối cho AFF), 8.600 vé cho nhà tài trợ, các cầu thủ và các bên liên quan. Chỉ còn khoảng 24.000 ghế ngồi dành cho các cổ động viên đội nhà.
Đến trận đấu Việt Nam - Philippines, con số bán online được công bố khoảng 40-50% lượng vé. Điều này đồng nghĩa với 50-60% số vé còn lại người hâm mộ không rõ đang ở đâu và sẽ được VFF phân phối thế nào.
Theo VFF này, với số lượng vé còn lại, cơ quan này phân phối cho ban tổ chức và nhà tài trợ AFF Cup 2018, các nhà tài trợ đội tuyển, CĐV và cầu thủ cũng như CLB đóng góp cầu thủ. Tuy nhiên, các chi tiết cụ thể về những nhóm được nhận vé mời là ai, số lượng bao nhiêu và quyền lợi đổi lại là gì không được công bố.
SVĐ Mỹ Đình có hơn 40.000 chỗ ngồi, nhưng chỉ khoảng gần 20.000 chỗ được bán ra. Ảnh: L. Hà. Chuyên gia về sự kiện và truyền thông Phạm Vũ Tùng, người có nhiều năm tổ chức các sự kiện lớn, cho rằng không loại trừ việc VFF dành một phần lớn số vé để tặng có các nhà tài trợ, đổi lấy một quyền lợi.
Bà Đỗ Huyền Trang, Công ty tổ chức sự kiện Max Media, cho rằng các sự kiện thường dành một số lượng vé nhất định để phục vụ cho công tác “ngoại giao” là chuyện rất bình thường. Nghĩa là ban tổ chức sẽ dành một số phần vé tặng cho các đối tác, các nhà tài trợ để đổi lấy một quyền lợi nào đó.
Tuy nhiên, bà Trang nhấn mạnh số lượng vé dành cho các nhà tài trợ, công tác “ngoại giao” thường chiếm số lượng rất ít, hiếm có khi nào lên đến con số 50%, trừ khi là các hoạt động được tài trợ một phần kinh phí rất lớn.
Trả tiền mà không biết mình mua vị trí nào
Tại các sự kiện bán vé như ca nhạc, biểu diễn thời trang, mua vé tàu… khách hàng đặt vé trực tuyến thường được chọn chỗ, chọn khu vực khán đài phù hợp với nhu cầu của mình. Ban tổ chức cũng công bố giá bán cho từng vị trí cụ thể để khách hàng dễ lựa chọn.
VFF mở bán vé online lại khác. Cơ quan này chỉ quy định mức giá 200.000-500.000 đồng/vé tùy từng khu vực, không thông báo cụ thể từng khu vực chỗ ngồi, khán đài, giá vé là bao nhiêu.
Khi người hâm mộ vào trang đặt vé của VFF, chỉ nhận được thông báo số lượng vé, giá vé theo từng mức rồi thanh toán, không có bước chọn chỗ cụ thể.
Anh Thành Long (Lào Cai) cho biết mình đã đặt thành công 4 vé giá 500.000 đồng/vé. Tuy nhiên, anh hoang mang không biết mình sẽ được vé ở khán đài A hay B, tầng 1 hay tầng 2. Anh cho rằng đây là kiểu bán vé online thiếu chuyên nghiệp, người tiêu dùng chỉ trả tiền mà không biết mình nhận được món hàng như thế nào.
Thông thường khán giả khi đặt chỗ thường được chọn giá tiền và chỗ ngồi cụ thể. Ảnh minh họa. “Mấy hôm nữa ban tổ chức gửi vé chỗ nào thì tôi phải chấp nhận ngồi chỗ đó, không biết mình sẽ ngồi đâu dù đã mất tiền mua loại vé giá cao nhất”, anh Long nói.
Sự không minh bạch trong việc chọn chỗ khiến trên nhiều diễn đàn, người dân lo ngại những chỗ ngồi đẹp nhất đã dành cho vé mời, ngoại giao. Nhiều người đặt giả thiết gần 20.000 vé bán online chỉ là khán đài như C và D, hoặc mép ngoài của khán đài A và B.
Dẫn lại trận Việt Nam - Malaysia, người hâm mộ cho biết họ được phe vé chào giá với lượng dồi dào vị trí đẹp ở khán đài A và B trong khi những người mua vé trực tiếp hoặc mua qua đường công văn lại không có may mắn ấy.
Hơn nữa, theo bà Đỗ Huyền Trang, việc phân chia các mức giá hiện nay chưa thật hợp lý, và phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Có nhóm khách hàng phổ thông, nhưng cũng có khách sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn rất nhiều để có chỗ ngồi thơm tho, sạch sẽ, được phục vụ nước uống, khăn lạnh… Để làm được điều này thì hạ tầng và chất lượng dịch vụ phải đồng bộ. Ngoài ra, bản thân người tổ chức sự kiện có thực sự muốn có sự thay đổi hay không.
Bà Trang cho rằng các trận bóng đá cũng rất cần áp dụng phương pháp này, tránh đánh đồng, đại trà hóa sản phẩm.
Hiện tại sân Mỹ Đình cũng có khu vực VIP nằm ở tầng 3 khán đài A với 22 phòng VIP và một phòng chủ tịch. VFF được sử dụng 15/22 phòng, còn lại do Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình sở hữu. Mỗi phòng VIP rộng 30-4 0m2, có nhà vệ sinh khép kín. Bên trong phòng có thức ăn, rượu vang, nhân viên phục vụ... Tuy nhiên, nhiều người hâm mộ cũng thắc mắc việc bán vé cho những phòng VIP này không hề được VFF công khai.
Ở Anh, sân Old Trafford chào giá 75.000 bảng Anh (khoảng 2,3 tỷ đồng) cho một phòng VIP 8 người xem 19 trận bóng đá. Tính trung bình, mỗi trận đấu là có giá 120 triệu cho 8 người, mỗi người trả khoảng 15 triệu đồng/vé. Tuy nhiên, số lượng phòng này liên tục cung không đủ cầu.
Một phòng VIP tại sân Old Trafford. Ảnh: Jingyi Zhao. Phục vụ ai?
Chuyên gia về sự kiện và truyền thông Phạm Vũ Tùng cho rằng tại các sự kiện, việc dành vé cho nhà tài trợ là việc khá phổ biến. Tuy nhiên, cần làm rõ tính chất của sự kiện để có cơ chế phân phối vé cho hợp lý giữa nhà tài trợ và cộng đồng.
“Cần phân biệt rõ sự kiện nào phục vụ cộng đồng, sự kiện nào là giải trí. Một sự kiện thời trang thì khó có thể phục vụ cộng đồng, nhưng một sự kiện bóng đá lại khác”, ông nói.
Nếu đây được coi là phục vụ cộng đồng thì tiêu chí phục vụ người hâm mộ, khán giả phải đặt lên trước.
“Đội bóng là của ai? Là của quốc gia. Chính đất nước và người dân đầu tư cho đội bóng, nên các sự kiện như thế này phải phục vụ cộng đồng”, ông nhấn mạnh.
Chuyên gia cho rằng việc bán vé của VFF cần công khai, minh bạch, nghiêng về cộng đồng. Ảnh: NVCC. Ông Phạm Vũ Tùng cũng nêu quan điểm rằng VFF khi ký kết các bản hợp đồng tài trợ thì vẫn nên đặt quyền lợi của người hâm mộ, cộng đồng lên trên hết. Các nhà tài trợ có thể được hưởng quyền lợi qua quảng cáo trên áo đấu, các hoạt động quảng bá, sự kiện bên lề... Quyền lợi về vé có thể có nhưng phải là tối thiểu so với đa số phục vụ cộng đồng.
“Khó có ranh giới để nói VFF lũng đoạn vé cho nhà tài trợ hay không. Tuy nhiên, cần phải minh bạch, giám sát số lượng vé cho các nhà tài trợ, cũng như điều khoản cam kết”, ông nói.
Nhắc lại việc VFF là một tổ chức xã hội, do đó ông Tùng khẳng định phải hoạt động nghiêng về cộng đồng nhiều hơn, chứ không thể nghiêng về các nhà tài trợ. Số lượng vé bán ra cho cộng đồng đang quá thấp so với thực tế khiến lòng tin của nhiều người hâm mộ bị lung lay.
">Khoảng 20.000 vé trận Việt Nam