Chị Trần Thị Thu, có con đang học lớp 9 tại quận Đống Đa (Hà Nội) không khỏi lo lắng với phương thức thi khác biệt sau nhiều năm được giữ ổn định.
Chị Thu kể, từ đầu năm lớp 9, con chị đã rất vất vả với lịch học chính ở trường và lịch học thêm. Riêng việc ôn luyện các môn Văn, Toán và Ngoại ngữ đã chiếm phần lớn thời gian học và hầu như con không được nghỉ ngơi và vui chơi.
“Các năm trước, thi 2 môn thôi đã thấy quá căng thẳng. Năm nay ngoài 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ thì không thể lơ là các môn khác được, bởi môn nào cũng có thể là môn thi”, chị Thu mệt mỏi nói.
Theo chị Thu, hiện tại, con chị đi học thêm gần như kín tuần với 4 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và Vật lý. Thường thì 2 ca, nhưng cũng có ngày con chị phải học thêm 3 ca. Có hôm chỉ kịp về qua nhà ăn vội bát cơm rồi lại đi học. Tuy vậy, chị vẫn chưa thể yên tâm, bởi con có thể không ôn trúng môn thứ tư.
Chưa kể các chi phí khác phát sinh, chỉ tính riêng tiền học thêm đã 5 triệu đồng mỗi tháng.
“Thương con mà không làm gì được vì cả lớp đều đi học như thế, con mình không học thì lo, sợ không có cơ hội chen chân vào trường công lập. Đây cũng là tâm lý chung của các bạn bè tôi”, chị Thu nói.
Thấp thỏm môn thứ 4
Chị Đỗ Thị Nga (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Tôi muốn môn thứ tư được công bố sớm thậm chí là luôn bây giờ. Sở GD-ĐT Hà Nội nói nhằm để tránh học lệch, nhưng thực tế để càng lâu càng khiến cho phụ huỵnh, học sinh thêm khổ. Thực tế là học sinh thì phải khốn khổ đi học thêm nhiều môn hơn, phụ huynh thì méo mặt đóng tiền. Bây giờ cháu nào chả phải đi học thêm khoảng 4, 5 môn, bởi các môn Vật lý, Hóa học đợi đến tháng 3 mới học thêm thì có "vắt chân lên cổ" cũng không kịp”.
Đồng quan điểm, anh Phạm Ngọc Bình (có con đang học lớp 9 tại một trường ở quận Hoàng Mai) cũng cho rằng, việc tới tận tháng 3 năm sau, tức chỉ cách ngày thi nhiều nhất 3 tháng, mới công bố môn thi thứ tư là quá muộn. “Các con sẽ chỉ có 3 tháng gọi là để ôn tập, khiến gia tăng thêm lo lắng, áp lực cho cả gia đình mà thôi”.
Một số phụ huynh đề xuất, để giúp giảm áp lực thi cử, với môn thi thứ tư, thay vì Sở GD-ĐT Hà Nội chọn và đến tận tháng 3 năm sau mới công bố, hãy để học sinh được quyền lựa chọn theo năng lực, sở trường của mình.
“Chúng ta phải làm sao để việc thi cử ngày càng nhẹ nhàng hơn, chứ không phải gồng mình lên học để thi như bây giờ”, chị Vũ Thị Ngân (quận Hà Đông) chia sẻ.
“Phương thức với 4 môn thi hoàn toàn mới nhưng thời điểm này còn chưa có đề thi minh họa, thử hỏi chúng tôi không lo sao được. Với 2 môn thi mới, Sở cần sớm có đề minh họa để học sinh làm quen với định dạng của đề thi, từ đó chuẩn bị ôn tập cho tốt”.
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Theo kế hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, bài thi môn thứ tư thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (thời gian làm bài 60 phút) với nhiều mã đề thi. Thí sinh sẽ làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm và được chấm bằng phần mềm máy tính.
Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết sẽ cố gắng để cuối tháng 10/2018 công bố đề tham khảo kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 trên cổng thông tin điện tử của ngành và các phương tiện truyền thông để học sinh và phụ huynh được biết.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, Sở dự kiến sẽ chỉ công bố đề tham khảo của môn Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. “Đối với đề thi môn Toán và Văn, mọi tiêu chí về kiến thức, hình thức, nội dung vẫn giữ nguyên nên giáo viên, học sinh có thể tham khảo theo đề thi của các năm trước”.
Hải Lê
Phương thức tuyển sinh lớp 10 vào 4 trường THPT chuyên ở Hà Nội năm 2019
Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 mà UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nêu rõ phương thức tuyển sinh vào 4 trường THPT chuyên/ có lớp chuyên trên địa bàn.
">
Phụ huynh sốt ruột với môn thứ tư kỳ thi lớp 10 của Hà Nội năm 2019
Ông Lê Hoàn (người bên trái) từng nhiều lần khẳng định "cha đẻ" của app My Aladdinz là "tỷ phú" Richard Tan (người bên phải).
Để củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, ông Richard Tan (hay Tan Poh Choon) luôn được giới thiệu với hình ảnh hào nhoáng là một tỷ phú USD. Tuy nhiên, sự thật dường như lại không phải như vậy.
Theo thống kê mới nhất của Forbes và Bloomberg top 500, không hề xuất hiện bất kỳ thông tin nào về vị tỷ phú có tên Richard Tan. Đây là 2 bảng xếp hạng uy tín, chuyên thống kê số lượng các tỷ phú trên thế giới.
Thông tin hiếm hoi về Richard Tan (Tan Poh Choon) - chủ tịch của Success Resources Group và Success Global Media. Tên của ông không hề có trong danh sách xếp hạng tỷ phú theo thống kê của cả Forbes và Bloomberg.
Theo tìm hiểu của Pv. VietNamNet, công ty Success Resources đã niêm yết lên sàn chứng khoán Australia dưới danh nghĩa công ty quốc tế là Success Global Media. Ở thời điểm hiện tại, công ty này có tổng giá trị vốn hóa thị trường chỉ 5,7 triệu USD.
Điều này cũng có nghĩa, ông Richard Tan - “cha đẻ” ứng dụng My Aladdinz không phải là tỷ phú USD như những gì mà "Coach" Lê Hoàn và công ty Apota đã quảng cáo.
Công ty Success Global mà Richard Tan làm chủ tịch đã niêm yết trên sàn chứng khoán Australia. Tuy vậy, vốn hóa thị trường của công ty này chưa đến 6 triệu USD.
Tai tiếng kinh doanh đa cấp của “tỷ phú” Richard Tan
Các cơ quan chức năng trong nước đã đưa ra cảnh báo về hoạt động đa cấp của ứng dụng My Aladdinz. Có một điều trùng hợp khi trong quá khứ, cha đẻ My Aladdinz - tỷ phú tự xưng Richard Tan cũng từng nổi danh với các dự án huy động vốn theo mô hình kinh doanh đa cấp.
Richard Tan - ông chủ app My Aladdinz có quá khứ gắn liền với nhiều dự án tiền ảo và đa cấp.
Vào năm 2017, thời điểm bùng nổ của các dự án tiền ảo đa cấp, Success Resources từng thành lập một công ty con với tên New Tycoon Plus. Đây là dự án huy động vốn bằng cách kêu gọi nhà đầu tư góp tiền để mua các máy đào Bitcoin, sau đó giao cho New Tycon Plus vận hành, khai thác.
Người tham gia vào mạng lưới này sẽ phải mua các gói đầu tư với gói nhỏ nhất có giá trị 100 USD. Họ nhận được lời hứa hẹn trả lãi suất cao với mức lợi tức lên tới 128% trong 7 tháng.
"Tỷ phú" Richard Tan trong sự kiện ra mắt New Tycoon Plus - công ty huy động vốn bằng cách kêu gọi nhà đầu tư góp tiền để mua máy đào "tiền ảo".
Để lôi cuốn các nhà đầu tư, New Tycoon Plus của “tỷ phú” Richard Tan còn phát triển đội ngũ “chân rết” theo mô hình đa cấp. Có tổng cộng 12 tầng cấp bậc trong mô hình đa cấp này. Người tham gia sẽ được thưởng hoa hồng 10% nếu mời gọi thành công F1. Họ cũng sẽ nhận được từ 1-4% nếu hệ thống tuyến dưới thu hút được các nhà đầu tư mới tham gia.
Cũng giống như nhiều dự án tiền ảo đa cấp khác, mô hình “lấy tiền người sau trả tiền người trước” của New Tycoon Plus không bền vững và đã sớm phải hạ màn ngay sau đó.
"Tỷ phú" Richard Tan trong lần hiếm hoi có mặt tại Việt Nam để giới thiệu về app My Aladdinz.
Chưa dừng lại ở đây, vào năm 2018, công ty Success Resources còn tổ chức huy động vốn dưới hình thức ICO bằng việc tung ra một loại “tiền ảo” có tên SuccessLife Token. Mục tiêu của dự án này là biến SuccessLife Token (SXL) trở thành công cụ thanh toán cho chính các khóa học của Success Resources cùng các đối tác.
Việc mở bán SuccessLife Token đã thu về cho Richard Tan số tiền lên tới 8 triệu USD. Tuy nhiên, dự án này đã sớm phá sản chỉ hơn nửa năm sau đó.
Theo thống kê của mạng Blockchain Ethereum, ở thời kỳ cao điểm nhất, đồng "tiền ảo" SuccessLife Token (SXL) do Success Resources phát hành cũng chỉ có 130 giao dịch. Hiện tại, giá của SXL đã về 0, tức là vô giá trị.
Từ câu chuyện trên, có thể thấy viễn cảnh mà những nhà đầu tư vào ứng dụng đa cấp My Aladdinz sẽ phải đối mặt. Đó là khi họ không tìm được người mới tham gia vào hệ thống để thanh khoản các đồng Gem. Lúc này, từ mức giá quy ước 1 USD, đồng Gem sẽ trở nên vô giá trị, hệt như với dự án tiền ảo SuccessLife Token trước đó.
Nhìn chung, nhà đầu tư và người sử dụng cần cảnh giác trước mô hình kinh doanh thiếu bền vững và minh bạch của ứng dụng đa cấp My Aladdinz. Với những tai tiếng trong quá khứ của “tỷ phú” Richard Tan, đầu tư vào My Aladdinz rõ ràng là một sự lựa chọn không sáng suốt.
Không chỉ My Aladdinz, người dùng cũng nên cảnh giác khi đầu tư vào các khóa học của Edunetwork. Dù được quảng cáo là phát triển theo mô hình Affiliate, có không ít nghi ngại về việc dự án này thực chất chỉ là hoạt động bán hàng đa cấp trá hình.
Trọng Đạt
Chiêu “hút máu" bằng lãi khủng của ứng dụng thanh toán đa cấp My Aladdinz
Chỉ bằng những lời hô hào lãi khủng, ứng dụng huy động vốn đa cấp My Aladdinz đang làm mưa làm gió tại Việt Nam dù chẳng hề tạo ra giá trị hay có tư cách pháp nhân chính thức.