Nhà giáo nhân dân,ệnhviệntrênmâynhưngbệnhnhânthậtkhỏibệnhthậbảng xếp hạng vô địch quốc gia đức PGS TS Hồ Thanh Phong, nguyên hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) và nhóm của ông đang vận hành một nền tảng bệnh viện số, hỗ trợ từ xa cho bệnh nhân Covid-19. Nền tảng ra đời từ giai đoạn TP.HCM bùng dịch, kéo dài đến hiện tại và được nhiều địa phương áp dụng.
Nhà giáo nhân dân, PGS TS Hồ Thanh Phong (cầm micro) phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Hải Đăng) |
Tại buổi hội thảo về hệ sinh thái y tế số Việt Nam do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (SIHUB) phối hợp với eDortor tổ chức, ông Phong chỉ vào bảng điều khiển của nền tảng y tế số mà nhóm đang vận hành. Bảng điều khiển cho thấy tổng số bệnh nhân đã được tham vấn, số bệnh nhân phục hồi, tình hình tiếp nhận bệnh nhân, thông tin chẩn đoán của bác sĩ, việc phân phối thuốc, tình trạng theo dõi bệnh... được xử lý hoàn toàn qua Internet.
“Đây là mô hình hoàn chỉnh của một bệnh viện 'trên mây', nhưng bệnh nhân là thật, khỏi bệnh thật”, ông Phong ví von.
Bệnh viện "trên mây” xuất phát từ yêu cầu của Nhà giáo nhân dân Hồ Thanh Phong, do eDoctor phát triển. Hệ thống tiếp nhận và giúp đỡ cho hơn 4.000 bệnh nhân từ khi bùng phát dịch tại TP.HCM cho tới tháng 10/2021 - giai đoạn bình thường mới trở lại. Dù vậy, trong bối cảnh biến chủng Omicron lan nhanh hiện nay, kênh đường dây nóng của nhóm thầy Phong vẫn tiếp nhận trên 40 ca/ngày.
Nền tảng này được các quận 6, quận 10, quận Bình Thạnh (TP.HCM) dùng để tiếp nhận và theo dõi bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn. Các tỉnh Long An, Đồng Tháp cũng đang sử dụng.
TS, bác sĩ Đỗ Thị Tường Oanh (áo đen) nói về vai trò của y tế từ xa. (Ảnh: Hải Đăng) |
Trước đó, lúc đỉnh điểm dịch Covid-19 tại TP.HCM, nhận thấy số bệnh nhân gia tăng nhưng hệ thống y tế bị quá tải, Tiến sĩ Hồ Thanh Phong khởi xướng lập một nhóm thiện nguyện nhằm hỗ trợ người bệnh.
Kể về giai đoạn đó, TS, bác sĩ Đỗ Thị Tường Oanh (ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM) cho biết nhóm từ thiện có khoảng 100 bác sĩ, chỉ gặp nhau qua phần mềm chat. Nhóm thành lập một đường dây nóng với hơn 20 số trượt (cùng một số điện thoại nhưng hơn 20 tình nguyện viên tiếp nhận). Các bác sĩ cùng nhau vận hành nền tảng y tế số như đã nói.
Nhóm có bộ phận chuyển thuốc cho bệnh nhân, cho mượn thiết bị đo chỉ số SpO2 để người bệnh tự đo tại nhà, một bác sĩ theo dõi một bệnh nhân. Do nhóm hoạt động hiệu quả, một số quận huyện tại TP.HCM đã liên hệ nhờ hỗ trợ tiếp nhận bệnh nhân của địa phương.
Do phải tiếp nhận thêm hàng ngàn bệnh nhân mỗi ngày từ các quận huyện, 100 bác sĩ của nhóm không đủ sức hỗ trợ. Đây là thời điểm công nghệ và quy trình được áp dụng chặt chẽ để giảm tải. Nhóm xây dựng “Mô hình theo dõi SpO2 tại nhà” nhằm phân loại và điều trị bệnh.
Theo đó, nhóm chia bệnh nhân theo địa bàn, chỉ tiếp nhận bệnh nhân F0 có triệu chứng, phân loại ngay từ lúc tiếp nhận (bác sĩ chỉ theo dõi bệnh nhân nặng vừa), đồng thời chuyển viện ngay đối với bệnh nhân nặng.
Bệnh nhân được yêu cầu tự đo chỉ số SpO2, sau đó nhập thông tin lên phần mềm do eDoctor phát triển. Tình trạng bệnh nhân được tô màu theo mức độ SpO2: trên 95% được tô xanh (bệnh nhân và người nhà, tình nguyện viên theo dõi), từ 92-95% tô vàng - có bác sĩ theo dõi, khi SpO2 dưới 92% sẽ ở mức đỏ - cần chuyển viện. Nhờ mô hình này, bác sĩ được giảm tải hoàn toàn, có thể theo dõi lượng bệnh nhân lớn.
Theo bác sĩ Oanh, mô hình có thể áp dụng cho y tế từ xa (tele medicine), theo dõi bệnh từ xa (remote monitoring). Chẳng hạn, bệnh nhân được cấp phát thiết bị tự theo dõi, sau đó nhập thông tin lên smartphone (hoặc thiết bị tự gửi dữ liệu về trung tâm). Từ dữ liệu này, bác sĩ chẩn đoán và cấp thuốc hoặc đề nghị chuyển viện tuỳ trường hợp. Như vậy có thể giúp 2-3 bác sĩ theo dõi được khu cách ly tập trung khoảng 1.000 bệnh nhân.
Bàn về mô hình y tế số, một nền tảng kết nối thông suốt từ bệnh nhân đến bệnh viện, ông Vũ Thái Hà - Giám đốc vận hành eDoctor - cho hay nền tảng này sẽ giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, giúp quản lý sử dụng thuốc (nhất là kháng sinh), cung cấp cơ sở dữ liệu sức khoẻ cho ngành y tế. Ngoài ra, dữ liệu cũng hữu ích cho bên bảo hiểm và an sinh xã hội.
Thêm vào đó, số hoá y tế giúp tiết kiệm nguồn lực, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, đồng thời góp phần hiện thực hoá mô hình bác sĩ gia đình, chú trọng yếu tố phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Mới đây, UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển y tế cộng đồng thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tại TP.HCM giai đoạn 2021-2030. Theo ông Vũ Thái Hà, quyết định này cho thấy chính quyền đã chú tâm đến xây dựng hệ thống y tế cộng đồng nhiều hơn, chuyển hướng chú trọng tới chăm sóc y tế từ đầu, thay vì chỉ tập trung điều trị như hiện tại.
Nói về việc phát triển y tế số, Nhà giáo nhân dân Hồ Thanh Phong nhận định Chính phủ đóng vai trò quan trọng, song chính bác sĩ và bệnh nhân mới là nhân tố quyết định. Ông cho rằng nếu xây dựng được hệ thống công nghệ đủ mạnh, người dân và ngành y thấy nhiều điểm lợi, chi phí chấp nhận được thì y tế số sẽ phát triển.
Hải Đăng
Trí tuệ nhân tạo – “Trợ lý” đắc lực trong nỗ lực xây dựng Y tế số
Trong một tháng vừa qua, nhiều bệnh viện trung ương tuyến đầu đã đồng loạt triển khai sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty VinBrain phát triển vào hỗ trợ các hoạt động y tế.