Đổi mới việc cung cấp dịch vụ công cho người dân,úcđẩychuyểngiaomộtphầncôngviệcbộphậnmộtcửachoBưuđiệnViệngan 98 nude doanh nghiệp
Ngày 22/4, Bộ TT&TT tổ chức hội nghị nghị trực tuyến triển khai Quyết định 468 ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (Đề án 468), thúc đẩy chuyển giao một phần công việc cho doanh nghiệp bưu chính công ích.
Theo Đề án 468, để tăng tính chủ động trong đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của bộ phận một cửa, các địa phương có thể triển khai cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho rằng: Việc triển khai Đề án 468 chính là cơ hội đổi mới cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quy định, an toàn cho văn bản, hồ sơ cũng như rút ngắn thời gian giải quyết TTHC.
Chia sẻ tại hội nghị, đại diện Sở TT&TT Hà Tĩnh cho biết: Kết quả sau 2 năm thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công qua dịch vụ bưu chính công ích với 8/13 địa phương cấp huyện, 9 Sở cấp tỉnh, đã được các cấp, ngành đánh giá cao. “Nhà nước tiết kiệm được nhiều nhân lực trong thời điểm tinh giản biên chế. Công việc được gom lại và hiệu quả cao hơn, khi nhân viên Bưu điện tham gia hướng dẫn hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC cho nhiều đơn vị, thay vì mỗi lĩnh vực cần 1 công chức như trước đây”.
Với Đồng Tháp, theo đại diện Sở TT&TT tỉnh này, qua hơn 2 năm, Đề án thí điểm đã mang lại nhiều tiện ích, hầu hết bộ phận một cửa đều có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn. Các cơ quan, đơn vị, địa phương giảm chi đầu tư cơ sở vật chất, chi tiêu thường xuyên và giảm tải khối lượng công việc tại bộ phận một cửa và đơn vị chuyên môn; giảm số lượng công chức làm nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. “Tổ chức, công dân cũng được phục vụ tốt hơn khi đến liên hệ giải quyết TTHC, tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức thông qua việc dùng dịch vụ bưu chính công ích và được hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4”.
Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Ngô Hải Phan, qua ý kiến của các địa phương đã thí điểm chuyển giao một phần công việc cho Bưu điện, có thể thấy lợi ích và sự cần thiết của việc giao doanh nghiệp bưu chính công ích đảm nhận một phần, hoặc một số công đoạn trong khâu tiếp nhận, số hóa và trả kết quả giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp. “Điều đó khẳng định những định hướng trong Đề án 468 hoàn toàn bám sát với hơi thở cuộc sống, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Vấn đề bây giờ là triển khai sao cho hiệu quả”, ông Ngô Hải Phan nói.
Đào tạo nhân viên Bưu điện tham gia cung ứng dịch vụ công
Đại diện Cục Kiểm soát TTHC nhấn mạnh, trước đây một vài địa phương làm thí điểm, còn bây giờ không phải là làm thí điểm mà từng bước chuyển giao trên cơ sở đánh giá thực tế của địa phương, bộ ngành cũng như năng lực, khả năng cung ứng của doanh nghiệp bưu chính công ích.
Lộ trình triển khai Đề án 468 đã được xác định là từ nay đến năm 2025, không phải ngay một lúc, một thời điểm là xong. Vì thế, người đứng đầu Cục Kiểm soát TTHC khuyến nghị các địa phương thực hiện Đề án theo chiến lược “vết dầu loang”, mở rộng dần, làm đến đâu phải tốt đến đó để mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước và xã hội.
Để triển khai Đề án 468, Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT và Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đều đang lên kế hoạch thực hiện. Theo đại diện Vụ Bưu chính, nội dung chuyển một phần công việc sang cho doanh nghiệp bưu chính công ích tại Đề án 468 sẽ được triển khai trên toàn quốc, tuy nhiên trước mắt sẽ đẩy mạnh tại 18 địa phương gồm: Đồng Tháp, Gia Lai, Phú Yên, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Kon Tum, Kiên Giang, Lạng Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên, Hậu Giang, Sóc Trăng, Quảng Nam, Yên Bái, Quảng Ninh, Lào Cai.
Trước lo ngại của một số địa phương rằng liệu nhân lực của doanh nghiệp bưu chính công ích có đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ 1 nhân viên bộ phận một cửa hay không, Tổng giám đốc Vietnam Post Chu Quang Hào cho biết, đơn vị đã và đang thực hiện một số dịch vụ công mang tính bảo mật cao nên có nhiều kinh nghiệm để tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC.
Bên cạnh đó, Vietnam Post cũng có kế hoạch đào tạo những nội dung cơ bản về hành chính công, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho nhân viên. Các Bưu điện tỉnh, thành phố sẽ đào tạo về nghiệp vụ trả kết quả qua bưu chính công ích và dịch vụ tiện ích khác.
Bày tỏ sự đồng tình về những lợi ích của việc giao Bưu điện thực hiện một số nhiệm vụ hành chính công, ông Ngô Quang Phát, Phó Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) cho hay: Nhiều năm qua Vietnam Post đã thực hiện điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Sau khi được tập huấn, các nhân viên Bưu điện đều nắm bắt nhanh và làm việc hiệu quả.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết, để triển khai hiệu quả Đề án 468, Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo các đơn vị xây dựng Đề án mẫu xác định rõ những lợi ích tổng thể cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, xã hội cũng như nêu rõ công việc tối đa mà Bưu điện có thể thực hiện. Đề án mẫu cũng lượng hóa toàn bộ các tình huống có thể xảy ra tại địa phương, đồng thời quy trình hóa các công đoạn chuyển giao. Trên cơ sở Đề án mẫu, sẽ tổ chức khảo sát thực tế để xây dựng đề án cụ thể của từng địa phương.
Nhấn mạnh nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng, Thứ trưởng yêu cầu Vietnam Post chuẩn hóa lại tài liệu đào tạo nhân viên tham gia các hoạt động liên quan đến bộ phận một cửa. “Nhân viên Bưu điện phải được đào tạo để thực hiện tốt công việc như một công chức. Bộ TT&TT cùng với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương sẽ tổ chức kiểm tra giám sát theo cả hình thưc trực tiếp và qua hệ thống công nghệ”, Thứ trưởng cho hay.
Vân Anh