Theo khảo sát của VnExpress, giá vé trong nước thời điểm hiện tại tăng khoảng 20-40% so với cùng kỳ năm 2022. Lý giải về nguyên nhân giá vé tăng cao, đại diện các hãng hàng không cho biết, đầu tiên là do vấn đề cung cầu (giai đoạn cao điểm, nhu cầu đi lại tăng đột biến, trong khi nguồn cung của các hãng có hạn, dẫn đến giá vé bị đẩy lên). Một lý do khác là giá nhiên liệu bay, tỷ giá, lãi suất đều tăng mạnh khiến chi phí của các hãng tăng. Lý do cuối cùng xuất phát từ việc vận hành khi lượng khách quốc tế tăng cao dẫn đến mặt bằng chung giá vé cũng cao theo.

Trước lý giải của đại diện các hãng hàng không trong nước, độc giả Thảovẫn bày tỏ thắc mắc: "Tôi thấy khó hiểu khi một sản phẩm hàng hóa ngày càng được tiêu thụ nhiều mà giá thành lại càng tăng. Lẽ ra, khi lượng khách tăng cao, giá vé phải giảm vì tận dụng được các chi phí sản xuất. Ví dụ như một chuyến bay Sài Gòn - Hà Nội dù chỉ có 50 hay 300 hành khách thì vẫn phải tốn một lượng chi phí như nhau cho nhiên liệu, nhân công... vì vậy giá vé khi khách đông lẽ ra phải rẻ hơn.

Thực tế, hiện nay đang đi ngược lại vì các hãng bay lấy lý do bù vào những ngày vắng khách, cộng thêm chi phí tăng khi lượng khách tăng, đó là điều rất khó chấp nhận. Giá vé máy bay ngày thường ở Việt Nam vốn đã không rẻ và được các hãng lý giải rằng vắng khách nên giá vé cao để bù chi phí, giá xăng... Dù những khó khăn này, gần như hàng không ở quốc gia nào cũng gặp phải, nhưng tại sao giá vé máy bay ở ta luôn cao ngất ngưởng?".

Đồng quan điểm, bạn đọc Tuanhanđặt dấu hỏi: "Khách đông thì lại tăng giá - đây là một nghịch lý kinh doanh ở nước ta. Đáng ra, khi chuyến bay đông khách, tỷ lệ lấp đầy cao cho cả hai chiều đi và về thì giá vé phải giảm mới đúng. Cứ với giá vé đắt thế này thì khách ít bay trong nước hoặc đi nước ngoài chơi hết, lúc đó các hãng bay nội địa lại ca bài ca than thở. Thật vô lý khi đường bay quốc tế lại rẻ hơn đường bay nội địa, liệu có một lời giải thích nào thỏa đáng?".

So sánh với giá vé của các hãng hàng không quốc tế, độc giả Ba ku Míachỉ ra những điểm khó hiểu khi giá vé máy bay trong nước tăng cao: "Thứ nhất, với các khó khăn mà các hãng bay trong nước đưa ra để lý giải cho việc tăng giá vé thì các nước trong khu vực cũng đều gặp phải cả. Nhưng tại sao giá vé của họ vẫn rẻ còn của ta lại đắt?

Thứ hai, khi tăng tần suất bay thì tăng chi phí vận hành, và phân bổ đều cho số vé máy bay. Như vậy, lẽ ra trong giai đoạn này, giá mỗi vé phải rẻ hơn chứ sao lại tăng lên? Điều này hoàn toàn đi ngược với quy luật kinh tế.

Thứ ba, các hãng bay lý giải tăng giá vé ồ ạt là để bù lỗ cho thời gian dịch bệnh. Vậy phải chăng họ đang đẩy hành khách vào vị trí phải gánh vác trách nhiệm bù lỗ cho doanh nghiệp hàng không?

Thứ tư, vì sao cứ đến dịp lễ Tết, nhu cầu bay tăng thì giá vé cũng tăng theo? Trong khi cấu thành giá phân bổ trên mỗi chuyến bay thì vẫn vậy (giá nhiên liệu, dịch vụ mặt đất, chi phí thuê mướn nhân công), phải chăng giá vé phải giảm đi mới đúng?".

>> Phú Quốc cần hợp tác cùng hãng hàng không giảm giá vé máy bay

Hiện thu nhập của nhiều người dân bị ảnh hưởng vì kinh tế. Họ có thể trả khoảng 10 triệu đồng cho chuyến đi 4-5 ngày. Nhưng trả 7 hay 8 triệu đồng cho vé máy bay trong nước là điều không phải ai cũng đủ khả năng. Khi giá vé quá cao, du lịch nội địa sẽ giảm sức cạnh tranh so với nước ngoài. Người dân sẽ đem tiền ra nước ngoài tiêu. Đó là một nguy cơ hiện hữu với không chỉ ngành hàng không mà còn là bài toán đặt ra cho du lịch Việt.

Bạn đọc Trathahaicảnh báo: "Khách đông lên, tổng chi phí vận hành tăng, nhưng chi phí vận hàng cho từng khách sẽ giảm mạnh. Đúng ra ngành hàng không cần tận dụng điều này để giữ giá vé ổn định, thu hút hành khách sử dụng dịch vụ của mình mới phải. Nhưng họ lại lợi dụng nhu cầu dịp lễ tăng cao, để đẩy giá vé lên mức cao khó chấp nhận, tất cả chỉ lợi ích cho các hãng. Hệ quả là đến khi khách quay lưng, các hãng lại than thở, đổ lỗi cho khách quan. Lúc ấy, dù có hạ giá vé thì các hãng nội địa cũng sẽ phải trả một giá đắt khi bị khách hàng quay lưng. Thời gian phục hồi không bao giờ là một câu chuyện đơn giản khi niềm tin của người dùng đã mất đi".

"Làm gì để giá vé máy bay trong nước rẻ hơn?", độc giả Đường Tiểu Đannhấn mạnh: "Phải có liên kết chuỗi thì giá dịch vụ mới rẻ được. Các hãng hàng không và dịch vụ lưu trú cũng như nhiều dịch vụ du lịch khác ở trong nước phải bắt tay nhau, cùng hợp tác. Chỉ có như vậy thì giá máy bay có thể rẻ mà hãng hàng không cũng không bị lỗ, do chi phí được bù đắp từ các dịch vụ liên kết như đặt tour, nghỉ dưỡng, mua sắm, ăn uống... Chứ giờ, chúng ta vẫn cứ mạnh ai nấy làm thì cảnh giá vé tăng cao nhưng chẳng có khách sẽ còn lặp lại nhiều. Cứ nhìn qua Thái Lan mà xem, ở họ cái gì cũng rẻ hơn ta, thiên nhiên của họ không có mấy mà du lịch phát triển rất ổn định, đó là nhờ cả một hệ thống du lịch được liên kết chặt chẽ, và bài bản".

Thành Lê tổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

" />

Nghịch lý 'ồ ạt tăng giá vé máy bay trong nước mỗi dịp lễ, Tết'

Theịchlýồạt tănggiávémáybaytrongnướcmỗidịplễTếlich thi dau la ligao khảo sát của VnExpress, giá vé trong nước thời điểm hiện tại tăng khoảng 20-40% so với cùng kỳ năm 2022. Lý giải về nguyên nhân giá vé tăng cao, đại diện các hãng hàng không cho biết, đầu tiên là do vấn đề cung cầu (giai đoạn cao điểm, nhu cầu đi lại tăng đột biến, trong khi nguồn cung của các hãng có hạn, dẫn đến giá vé bị đẩy lên). Một lý do khác là giá nhiên liệu bay, tỷ giá, lãi suất đều tăng mạnh khiến chi phí của các hãng tăng. Lý do cuối cùng xuất phát từ việc vận hành khi lượng khách quốc tế tăng cao dẫn đến mặt bằng chung giá vé cũng cao theo.

Trước lý giải của đại diện các hãng hàng không trong nước, độc giả Thảovẫn bày tỏ thắc mắc: "Tôi thấy khó hiểu khi một sản phẩm hàng hóa ngày càng được tiêu thụ nhiều mà giá thành lại càng tăng. Lẽ ra, khi lượng khách tăng cao, giá vé phải giảm vì tận dụng được các chi phí sản xuất. Ví dụ như một chuyến bay Sài Gòn - Hà Nội dù chỉ có 50 hay 300 hành khách thì vẫn phải tốn một lượng chi phí như nhau cho nhiên liệu, nhân công... vì vậy giá vé khi khách đông lẽ ra phải rẻ hơn.

Thực tế, hiện nay đang đi ngược lại vì các hãng bay lấy lý do bù vào những ngày vắng khách, cộng thêm chi phí tăng khi lượng khách tăng, đó là điều rất khó chấp nhận. Giá vé máy bay ngày thường ở Việt Nam vốn đã không rẻ và được các hãng lý giải rằng vắng khách nên giá vé cao để bù chi phí, giá xăng... Dù những khó khăn này, gần như hàng không ở quốc gia nào cũng gặp phải, nhưng tại sao giá vé máy bay ở ta luôn cao ngất ngưởng?".

Đồng quan điểm, bạn đọc Tuanhanđặt dấu hỏi: "Khách đông thì lại tăng giá - đây là một nghịch lý kinh doanh ở nước ta. Đáng ra, khi chuyến bay đông khách, tỷ lệ lấp đầy cao cho cả hai chiều đi và về thì giá vé phải giảm mới đúng. Cứ với giá vé đắt thế này thì khách ít bay trong nước hoặc đi nước ngoài chơi hết, lúc đó các hãng bay nội địa lại ca bài ca than thở. Thật vô lý khi đường bay quốc tế lại rẻ hơn đường bay nội địa, liệu có một lời giải thích nào thỏa đáng?".

So sánh với giá vé của các hãng hàng không quốc tế, độc giả Ba ku Míachỉ ra những điểm khó hiểu khi giá vé máy bay trong nước tăng cao: "Thứ nhất, với các khó khăn mà các hãng bay trong nước đưa ra để lý giải cho việc tăng giá vé thì các nước trong khu vực cũng đều gặp phải cả. Nhưng tại sao giá vé của họ vẫn rẻ còn của ta lại đắt?

Thứ hai, khi tăng tần suất bay thì tăng chi phí vận hành, và phân bổ đều cho số vé máy bay. Như vậy, lẽ ra trong giai đoạn này, giá mỗi vé phải rẻ hơn chứ sao lại tăng lên? Điều này hoàn toàn đi ngược với quy luật kinh tế.

Thứ ba, các hãng bay lý giải tăng giá vé ồ ạt là để bù lỗ cho thời gian dịch bệnh. Vậy phải chăng họ đang đẩy hành khách vào vị trí phải gánh vác trách nhiệm bù lỗ cho doanh nghiệp hàng không?

Thứ tư, vì sao cứ đến dịp lễ Tết, nhu cầu bay tăng thì giá vé cũng tăng theo? Trong khi cấu thành giá phân bổ trên mỗi chuyến bay thì vẫn vậy (giá nhiên liệu, dịch vụ mặt đất, chi phí thuê mướn nhân công), phải chăng giá vé phải giảm đi mới đúng?".

>> Phú Quốc cần hợp tác cùng hãng hàng không giảm giá vé máy bay

Hiện thu nhập của nhiều người dân bị ảnh hưởng vì kinh tế. Họ có thể trả khoảng 10 triệu đồng cho chuyến đi 4-5 ngày. Nhưng trả 7 hay 8 triệu đồng cho vé máy bay trong nước là điều không phải ai cũng đủ khả năng. Khi giá vé quá cao, du lịch nội địa sẽ giảm sức cạnh tranh so với nước ngoài. Người dân sẽ đem tiền ra nước ngoài tiêu. Đó là một nguy cơ hiện hữu với không chỉ ngành hàng không mà còn là bài toán đặt ra cho du lịch Việt.

Bạn đọc Trathahaicảnh báo: "Khách đông lên, tổng chi phí vận hành tăng, nhưng chi phí vận hàng cho từng khách sẽ giảm mạnh. Đúng ra ngành hàng không cần tận dụng điều này để giữ giá vé ổn định, thu hút hành khách sử dụng dịch vụ của mình mới phải. Nhưng họ lại lợi dụng nhu cầu dịp lễ tăng cao, để đẩy giá vé lên mức cao khó chấp nhận, tất cả chỉ lợi ích cho các hãng. Hệ quả là đến khi khách quay lưng, các hãng lại than thở, đổ lỗi cho khách quan. Lúc ấy, dù có hạ giá vé thì các hãng nội địa cũng sẽ phải trả một giá đắt khi bị khách hàng quay lưng. Thời gian phục hồi không bao giờ là một câu chuyện đơn giản khi niềm tin của người dùng đã mất đi".

"Làm gì để giá vé máy bay trong nước rẻ hơn?", độc giả Đường Tiểu Đannhấn mạnh: "Phải có liên kết chuỗi thì giá dịch vụ mới rẻ được. Các hãng hàng không và dịch vụ lưu trú cũng như nhiều dịch vụ du lịch khác ở trong nước phải bắt tay nhau, cùng hợp tác. Chỉ có như vậy thì giá máy bay có thể rẻ mà hãng hàng không cũng không bị lỗ, do chi phí được bù đắp từ các dịch vụ liên kết như đặt tour, nghỉ dưỡng, mua sắm, ăn uống... Chứ giờ, chúng ta vẫn cứ mạnh ai nấy làm thì cảnh giá vé tăng cao nhưng chẳng có khách sẽ còn lặp lại nhiều. Cứ nhìn qua Thái Lan mà xem, ở họ cái gì cũng rẻ hơn ta, thiên nhiên của họ không có mấy mà du lịch phát triển rất ổn định, đó là nhờ cả một hệ thống du lịch được liên kết chặt chẽ, và bài bản".

Thành Lê tổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.