您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Kambaniakos vs Diagoras, 20h00 ngày 6/12: Cửa dưới ‘tạch’
NEWS2025-02-01 15:53:02【Giải trí】7人已围观
简介 Hư Vân - 06/12/2024 04:30 Nhận định bóng đá g bóng đá hnaybóng đá hnay、、
很赞哦!(788)
相关文章
- Nhận định, soi kèo National Bank of Egypt vs Petrojet, 21h00 ngày 28/1: Khách thất thần ra về
- Cần khảo sát trước khi xóa sổ cấp 2 chuyên Trần Đại Nghĩa và Amsterdam
- Du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa sau bão Yagi
- Đoạn văn sau có bao nhiêu lỗi chính tả?
- Nhận định, soi kèo National Bank of Egypt vs Petrojet, 21h00 ngày 28/1: Khách thất thần ra về
- 12 điều chỉ có thể xảy ra ở Nhật Bản
- Mua 160 vé xổ số giống nhau cho 1 lần quay số, trúng thưởng 160 lần
- Người cũ dùng clip nhạy cảm buộc tôi giao con trai cùng 300 triệu đồng
- Nhận định, soi kèo Nassaji Mazandaran vs Aluminium Arak, 20h15 ngày 27/1: Khách ‘ghi điểm’
- Đứa trẻ nào có bố mẹ giàu?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Taawoun vs Al
Lý do là vì mâu thuẫn về vấn đề tài chính với bộ phận y tế của bệnh viện.
Năm 2014, người đàn ông họ Tian này đã nhập viện ở một bệnh viện hàng đầu Bắc Kinh với các triệu chứng bao gồm: nôn mửa, đi không vững.
Lẽ ra, anh ta đã được xuất viện sau khi làm thủ thuật, nhưng một mâu thuẫn liên quan đến viện phí khiến anh ta quyết định sống luôn trong bệnh viện suốt 6 năm trời cùng với cha mẹ mình. Câu chuyện kỳ lạ này cuối cùng cũng đến hồi kết khi cả gia đình này quyết định chuyển ra ngoài.
Năm 2014, anh Tian nhập viện và phàn nàn rằng anh đã bị nôn mửa suốt 2 tháng và run chân trong 9 ngày. Bố mẹ anh ở bên cạnh con trai trong suốt thời gian điều trị. Nhưng đến khi Tian được xuất viện, biết rằng mình phải trả tiền nằm viện, anh ta đã cáo buộc bệnh viện áp dụng phương pháp điều trị không phù hợp cho anh và từ chối rời đi.
Ba người gia đình anh đã biến phòng bệnh thành nhà riêng của mình bằng cách mang xoong nồi chất đầy phòng cùng với các món đồ dùng cá nhân khác. Bất chấp việc bị bệnh viện yêu cầu xuất viện, cả ba vẫn ở lại, thậm chí còn ăn Tết ở đây.
Đã vài lần, bệnh viện kiện gia đình Tian ra tòa. Năm 2019, thậm chí gia đình anh còn được miễn thanh toán 195.000 USD (gần 4,5 tỷ đồng) tiền viện phí chỉ để đồng ý ra khỏi bệnh viện. Bệnh viện cũng đưa ra bằng chứng chứng minh rằng Tian không cần bất kỳ sự chăm sóc y tế nào và đủ điều kiện xuất viện. Họ cũng tuyên bố, việc gia đình anh chiếm dụng phòng bệnh đã làm ảnh hưởng tới việc điều trị của các bệnh nhân khác. Tuy nhiên, năm ngoái, Tian đã cáo buộc bệnh viện này đã gây ra những sơ suất y tế với anh trong quá trình điều trị.
Tuần trước, thẩm phán Luo Shengli của Tòa án nhân dân quận Xicheng, Bắc Kinh đã đưa ra phán quyết rằng Tian và cha mẹ anh ta buộc phải rời khỏi phòng bệnh sau 6 năm, tuy nhiên họ cũng vẫn được hưởng tiền bồi thường từ bệnh viện.
Gia đình này chấp nhận số tiền bồi thường 73.000 USD (gần 1,7 tỷ đồng) và đồng ý rời đi. Họ được đưa về nhà riêng bằng xe cứu thương.
Gia cảnh khốn khó của người 'ôm' rắn hổ mang chúa vào bệnh viện cấp cứu
Thời điểm nghe tin chồng bị rắn độc cắn phải chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng hôn mê sâu, chị Tuổi rụng rời tay chân.
">Gia đình Trung Quốc không chịu xuất viện suốt 6 năm
Thế nhưng, chuyện ông Cao Thanh Mỹ (62 tuổi, ngụ Quận 7, TP. HCM), bỏ nhà mặt phố để ra sống nơi gầm cầu Bà Bướm (Quận 7) thực sự khiến nhiều người khó hiểu.
Những vật dụng giản đơn của ông Mỹ để phục vụ cho cuộc sống dưới gầm cầu. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Bỏ nhà phố để ở gầm cầu
“Cơ ngơi dưỡng già” của ông Mỹ cách vị trí chị Thúy neo đậu chiếc ghe cũ kỹ không xa. Đó là một tấm ván lớn được ông trải dưới nền đất, bên trên là cầu Bà Bướm. Mỗi lần có xe di chuyển trên cầu, “mái nhà” của ông rung lên bần bật.
Dù trời mưa lất phất, hơi lạnh bốc ra từ những mảng xi măng dưới gầm cầu khiến chúng tôi run lên liên hồi, ông vẫn mình trần trùng trục, ngồi võng đung đưa.
Từ khi chị Thúy và chồng neo ghe tại đây đã thấy chiếc ghe chài nhỏ của ông Mỹ tấp gọn gàng dưới gầm cầu này. Ông có mái tóc dài, lượn sóng đặc vị nghệ sĩ nhưng lại xuề xòa, chân chất đến lạ. Thấy chúng tôi, ông vẫy tay, gọi vào uống nước, tránh mưa.
Chị Thúy nói, ở đây, vợ chồng chị chỉ có ông Mỹ là lối xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Nghe vậy, ông cười lớn nói: “Tao cũng như bay, ăn nhờ ở đậu gầm cầu cả. Tối lửa tắt đèn có nhau gì chứ”.
Thực ra, ông có nhà cửa khang trang ngoài mặt phố ở Quận 7. Ông Mỹ cũng không phải gốc là dân chài lưới hay ôm mộng chim trời cá nước làm kế mưu sinh. Ông ra gầm cầu ít người qua lại này tá túc là vì cái sở thích kỳ lạ của mình.
“Trước đây, tôi làm tài xế cho hãng phim nổi tiếng. Lúc đoàn phim thiếu diễn viên, thấy tôi hợp vai nào, họ lôi tôi vào đóng luôn. Thế mà cũng có cảnh lên phim, tôi trở thành diễn viên nghiệp dư. Lúc trẻ lo làm, tích góp mua được nhà cửa, cưới vợ sinh con, giờ tôi giao nhà lại cho vợ con rồi ra đây ở”, ông Mỹ nói.
Cái lý do ông bỏ nhà cao cửa rộng, cuộc sống tiện nghi để chui rúc dưới gầm cầu, sống cùng chuột bọ cũng khiến chúng tôi bất ngờ. Hỏi mãi, cuối cùng ông cũng tiết lộ. Ông ra đây ở vì sợ… chết.
Ông nói, ở nhà hoài chán, không làm gì người cứ tăng cân không kìm được. Nếu cứ như thế, ông sợ một ngày nào đó sẽ lâm bệnh mà chết.
“Tính tôi thích đi lại, không quen ngồi một chỗ. Ở nhà tù túng, quanh đi quẩn lại chỉ 4 bức tường. Cứ thế sớm muộn tôi cũng lâm bệnh mà chết. Tôi quyết định bỏ nhà, ra gầm cầu này sống như thổ dân. Ai khuyên can, chửi bới gì tôi cũng mặc”, ông Mỹ kể thêm.
Vui thú tiêu dao
Chiếc thuyền câu, phương tiện giúp ông Mỹ vui hưởng thú tiêu dao của mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Để chuẩn bị cho cuộc sống dưới gầm cầu, ông Mỹ mua lại một ghe đánh cá nhỏ rồi cuốn theo mấy bộ đồ cũ xuôi theo dòng nước ra phía cầu Bà Bướm. Ngày nắng đẹp, ông chèo ghe rong ruổi theo con nước đánh bắt cá tôm. Ngày mưa gió, ông chui vào ghe nằm...
Ông nói, chiếc ghe không phải là phương tiện mưu sinh mà là công cụ giúp ông chạm đến cuộc sống an nhiên tự tại. Ông câu cá, chài lưới không cưỡng cầu được, mất. Có cá, ông có thêm miếng ăn ngon. Về tay không, ông ăn cơm với rau dại chấm muối…
Chị Thúy nói, ban ngày, ông Mỹ cứ mình trần lủi thủi trên ghe, thả trôi theo dòng nước. Ông lang thang đây đó trên sông ngắm chỗ này, “nghiên cứu” chỗ nọ. Chiều xuống, ông bơi thuyền về đậu dưới gầm cầu Bà Bướm.
“Hôm có nhiều cá tôm, ông chia lại cho tôi và những người lao động nghèo khác. Ông không bán bao giờ, thấy ai khổ ông còn mua gạo đem đến biếu. Ở đây, ai cũng thương ông ấy cả. Cháu, con ông cũng hay đến gầm cầu thăm ông đòi ông về nhưng ông không chịu”, chị Thúy kể.
Ông Mỹ một mình sống dưới gầm cầu nhưng chưa bao giờ bệnh. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Quanh năm mình trần, ngủ gầm cầu ẩm thấp vậy mà ông Mỹ chưa hề một lần bệnh tật. Ở tuổi 62, ông vạm vỡ và vô cùng lạc quan. Ông bảo, người ta chê gầm cầu chứ ông thấy ở gầm cầu sướng hơn ở phòng máy lạnh.
“Như vậy là tôi sống cùng thiên nhiên, vạn vật. Đêm nằm nghe tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nghe tiếng xe chạy trên đầu, cảm nhận được những khối bê tông rung lên bần bật mỗi khi xe chạy qua… Cuộc sống cứ thế chầm chậm trôi qua. Tôi thấy an nhiên hơn là vào sống trong kia, nơi đèn điện sáng lòa mà ngột ngạt, bon chen quá”, ông Mỹ nói.
Mải nói chuyện, ông không nghe tiếng gió rít qua kẽ xi măng báo hiệu cơn mưa lớn sắp ập đến. Thấy chúng tôi có vẻ lạnh, ông cười xòa bảo sức khỏe thanh niên bây giờ kém hơn xưa nhiều.
Nói xong, ông xếp thêm mấy cây củi khô vào ngọn lửa để sưởi ấm, chống muỗi mòng. Trời nhá nhem tối, ông bật chiếc đèn chiếu sáng bằng ắc quy rồi lôi ra những bức ảnh đen trắng ghi lại kỷ niệm thời ông đi đóng phim khoe khách lạ.
Cuối cùng, ông lôi từ trên thanh dầm gầm cầu chiếc ipad cũ mèm để gọi điện trò chuyện với đứa cháu ngoại. Ông kể, cháu ngoại còn nhỏ nhưng thương ông nhất. Ngày ông rời nhà ra gầm cầu sống, nó cứ khóc hoài rồi đòi “ngoại về nhà chơi với con”. Mấy nay mưa bão, ông chưa về thăm cháu được nên đành trò chuyện từ xa.
Ông nói: “Nhiều người cứ nghĩ phải ở nhà to, nhà rộng rồi lao thân đi kiếm thật nhiều tiền để phục vụ cho mơ ước của mình. Tôi lại thấy ở đâu cũng vậy miễn sao mình thấy vui là được. Như tôi bây giờ, tôi thấy mình sống rất vui và thi vị”.
Gầm cầu Sài Gòn: Chốn 'sám hối' của anh ra tù, 'bến đợi' của chị xa quê
Dưới gầm một số cây cầu tại TP.HCM là cuộc sống của những phận đời với nhiều hoàn cảnh trái ngược.
">Người đàn ông bỏ nhà Sài Gòn ra sống gầm cầu: Ở đây sướng hơn phòng máy lạnh
- Sự phát triển của công nghệ giúp quá trình tối giản hóa cuộc sống thêm dễ dàng, định hướng con người về tìm về những giá trị đích thực, trân trọng hạnh phúc nội tâm và tiêu dùng có ý thức.
Nói về tối giản, Joshua Becker - tác giả hàng đầu với những ấn phẩm chất lượng, góp phần quảng bá trào lưu “Less Is More - Ít nhưng Chất” ra ngoài thế giới khẳng định: Tối giản đi kèm với tự do, bình yên và niềm vui.
Theo Joshua Becker, xây dựng lối sống tối giản nghĩa là làm cho không gian sống được tinh giản một cách tối đa nhưng tiện ích vẫn ở mức cao nhất. Nhu cầu chính đáng này lập tức tạo nên xu hướng tiêu dùng của thời đại mới, buộc các nhà sản xuất tinh giản thiết kế, tích hợp công nghệ đa năng vào mỗi sản phẩm của mình.
Càng đơn giản, càng tự do
Đồng hành với xu hướng sống xanh, những người yêu thích sự tối giản thường yêu cầu các vật dụng xung quanh mình có mức tiêu thụ tài nguyên ở ngưỡng thấp nhất nhưng hiệu quả phải cao nhất. Ví dụ, khi lựa chọn thiết bị gia dụng, họ sẽ chú ý thông số về tiêu thụ nước, thời gian và mức năng lượng…
Với tinh thần đó, một chiếc máy giặt lý tưởng sẽ có khả năng tự động điều chỉnh lượng nước, tốc độ quay của động cơ, tối ưu quy trình giặt để tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch ở mức tối đa. Ngoài ra, máy giặt cũng có thể tự phân tích chuyển động quay của lồng giặt giúp vận hành êm ái, giảm thiểu sự xoắn rối quần áo sau khi giặt và giải phóng sức lao động của con người.
Nếu đây là những thứ bạn đang tìm kiếm, thì Panasonic đã nghiên cứu và tích hợp công nghệ cảm biến thông minh 3Di Inverter độc quyền vào máy giặt, giúp vơi bớt những âu lo về việc giặt giũ và tiêu hao tài nguyên mỗi ngày.
3Di Inverter giúp tự động hóa toàn bộ chu trình giặt Bên ngoài tổ hợp công nghệ vượt trội ấy, thiết kế máy giặt Panasonic ứng dụng triết lý tối giản với các gam màu xám bạc, đen và đường cong sống động trên thân máy cùng hệ cửa phẳng hai lớp đầy tinh tế, đảm bảo an toàn khi nhiệt độ nước ở ngưỡng cao, phù hợp với không gian sống của mỗi gia đình.
Đề cao sự đa năng và tính linh hoạt
Tối giản không có nghĩa là lược bỏ mọi tiện nghi, mà tích hợp tất cả ưu điểm trong một sản phẩm. Nguyên tắc này khởi tạo một xu hướng sản xuất thiết bị tiêu dùng đa chức năng và Panasonic được nhìn nhận như người tiên phong. Mỗi chiếc máy giặt được là một tổ hợp công nghệ tinh tế, vừa giải quyết tác vụ, lại có thể tự vệ sinh trong lồng giặt.
Với giải pháp BlueAg+, máy giặt Panasonic đảm bảo hiệu quả diệt khuẩn đến 99,99% ngay cả khi giặt lạnh. Đồng thời, công nghệ giặt Allergy Care Hygiene cho phép người dùng lựa chọn 2 ngưỡng nhiệt 60 độ C; 90 độ C, loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn cứng đầu, ngăn ngừa tác nhân gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ, cũng như mùi khó chịu trên quần áo.
Sự linh hoạt về chế độ giặt giúp người mẹ trẻ tiết kiệm thời gian vò tay, hay băn khoăn lựa chọn chế độ giặt, đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho các chất liệu cao cấp như len, tơ lụa… giữ độ bền lâu, tươi màu của trang phục.
Nhờ công nghệ BlueAg+ và Allergy Care, hiệu quả diệt khuẩn luôn được đảm bảo tối ưu dù người tiêu dùng chọn chế độ giặt nóng hay lạnh Thấu hiểu cặn bẩn là nỗi ám ảnh với mỗi gia đình, và những cách thức như hòa tan xà phòng vào nước trước khi đổ vào trong máy, xả thêm vài lần… tiêu tốn sức lực, năng lượng và thời gian, Panasonic phát triển hệ thống Active Foam - Turbo Mixer. Khả năng tạo bọt siêu mịn giúp hạn chế tối đa bột giặt bám trên quần áo, an toàn với làn da trẻ nhỏ hay các thành viên mẫn cảm, dễ bị dị ứng.
Đa năng hơn, nhờ chế độ AutoTub Care, các sản phẩm của Panasonic có khả năng tự động làm sạch sau khi vận hành, giúp ngăn ngừa khả năng lắng cặn chất tẩy gây mốc, gỉ sét, mùi hôi trong lồng giặt.
Chất lượng bền vững với thời gian
Các tín đồ tối giản tin rằng, bất cứ việc sản xuất nào cũng cần dùng đến tài nguyên, khoáng sản và tác động ít nhiều đến môi trường. Chính vì vậy, song song với việc trang bị ít nhưng chất, họ cũng đòi hỏi sản phẩm cần có chất lượng bền vững với thời gian.
Chính sách bảo hành động cơ 12 năm hàng đầu thị trường Thích ứng với nhu cầu ấy, mỗi nhân viên của Panasonic tâm niệm Nhanh, mạnh, tối ưu chỉ là “phong độ” còn độ bền mới là “đẳng cấp”. Hãng đã triển khai chính sách chưa từng có: Mọi máy giặt động cơ Inverter của Panasonic đều được hưởng chế độ bảo hành động cơ 12 năm. Con số này thể hiện sự tự tin với chất lượng của sản phẩm, đồng thời cho thấy quyết tâm phát triển công nghệ để giúp con người đơn giản hoá cuộc sống.
Máy giặt Panasonic là sự thăng hoa của phong cách tối giản trong lĩnh vực công nghệ, tạo nên một sản phẩm vừa thanh lịch, vừa toàn năng.
Tham khảo sản phẩm trên website Panasonic: https://www.panasonic.com/vn/consumer/home-appliances/washing-machine.html.
Ngọc Minh
">Bí kíp tối giản hóa cuộc sống nhờ sự hỗ trợ của công nghệ
Nhận định, soi kèo Punjab vs Jamshedpur, 21h00 ngày 28/1: Khó cho khách
- - Noel đến rồi, chúc bạn một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc. Merry Christmas!
- Thời tiết lạnh quá, lễ Giáng sinh đến rồi, chúc bạn có ngày lễ thật ấm áp, hạnh phúc bên người bạn yêu thương.
- Giáng Sinh đã cận kề, tớ chẳng biết làm gì hơn ngoài gửi tới bạn những lời chúc thân thương nhất. Chúc cho người bạn xinh đẹp của tớ luôn vui vẻ, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn trong công việc cũng như cuộc sống.
Ảnh: Zing - Một mùa Giáng Sinh nữa lại về rồi! Chúc cho ai đó đã có một nửa yêu đương sẽ hạnh phúc bên nhau, chúc ai đó đang cô đơn sẽ sớm tìm được bờ vai ấm áp. Merry Christmas!
- Nếu bạn nhận được tin nhắn này, có nghĩa là luôn có một người mong bạn vui vẻ, hạnh phúc, may mắn và yêu đời. Chúc mừng Giáng sinh an lành và ấm áp.
- Noel này chúng ta lại ở xa nhau. Dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, mình vẫn muốn dành cho bạn những lời chúc tốt đẹp nhất.
- Merry Christmas! Nhân dịp Noel, con chúc bố mẹ những điều tốt đẹp nhất, chúc bố mẹ và cả gia đình ta có một mùa giáng sinh ấm áp, hạnh phúc, tràn ngập niềm vui.
- Bạn có biết tại sao Giáng sinh lại thường rơi vào những ngày lạnh giá không? Bởi nó là cơ hội giúp chúng ta xích lại gần bên nhau hơn đấy. Chúc bạn Giáng sinh an lành!
- Một mùa Giáng sinh nữa lại đến. Chúc cho ngôi nhà của bạn, tôi và tất cả mọi người luôn tràn ngập tiếng cười và nhiều yêu thương, hạnh phúc. Trái Đất này sẽ tuyệt vời hơn nếu chúng ta luôn phủ nó bằng sự sẻ chia và yêu thương.
Những lời chúc Giáng sinh hay, ý nghĩa gửi người thân, bạn bè
Một lời chúc hay, ý nghĩa trong ngày Noel là món quà tinh thần vô cùng đặc biệt dành tặng gia đình, người thân và bạn bè.
">Lời chúc Giáng sinh và Noel 2020 ngắn gọn, ý nghĩa nhất
- Vào thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần, trong phòng chạy thận nhân tạo của bệnh viện Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc lại vang lên tiếng harmonica.
Qua cánh cửa phòng bệnh, người ta thấy hai cụ cao tuổi, một cụ đang chơi kèn harmonica và một cụ nằm trên giường vẫy tay theo nhịp. Hai người họ chìm đắm trong thế giới âm nhạc khiến nhân viên y tế và những bệnh nhân trong khoa vô cùng ngưỡng mộ.
Nằm trên giường bệnh với hai ống lọc máu bên tay trái là Yang Deyou (86 tuổi). Còn người chơi kèn harmonica chính là vợ của ông - bà Tong Longbao (năm nay 84 tuổi).
"Tôi chỉ muốn làm cho ông ấy hạnh phúc"
Vì sức khỏe yếu nên đôi vợ chồng không sinh con. Ba năm trước, Tong Longbao biết tin chồng bị nhiễm độc niệu.
"Bác sĩ nói chỉ có thể chạy thận nhân tạo, dựa vào chạy thận để duy trì sự sống. Tôi đau lòng, cảm thấy trời đất như sụp đổ, nhưng sợ chồng suy nghĩ, tôi chỉ có thể khóc thầm sau lưng ông ấy”, bà nói.
Khi ông Yang phải nhập viện lọc thận, nhìn máu trong cơ thể ông được rút ra từng chút một và chảy ngược trở lại cơ thể qua máy chạy thận nhân tạo, bà rất đau lòng.
Để giúp ông vượt qua đau đớn, mệt mỏi, bà nghĩ đến chiếc kèn harmonica và những bản nhạc mà cả hai vợ chồng đều yêu thích.
“Chiếc kèn harmonica này được mua trên đường Nam Kinh, Thượng Hải vào những năm 1980. Khi đó, tôi mua hai chiếc, tôi và chồng mỗi người một chiếc. Thường ở nhà, chúng tôi sẽ chơi cùng nhau. Chiếc kèn harmonica trở thành "vật chứng tình yêu" của chúng tôi", Tong Longbao nói.
Trước đó, mỗi sáng, sau khi thức giấc, hai vợ chồng sẽ ra ban công để tắm nắng, đọc một cuốn sách và chơi harmonica cùng nhau. Nhưng giờ vì lý do sức khỏe nên ông Yang không chơi được kèn harmonica nữa và không hát được nữa. Bà Tong đành phải chơi kèn một mình bên giường bệnh của ông.
Sau khi tiếng kèn cất lên, ông Yang sẽ chìm đắm theo âm nhạc, một tay đưa đẩy theo nhịp điệu và sau đó, ông dần dần chìm vào giấc ngủ.
Khi ông đã ngủ say, bà Tong mới dừng chơi, mắt nhìn chằm chằm vào máy chạy thận nhân tạo bên cạnh giường, âm thầm theo dõi những diễn biến sức khỏe của chồng.
Bốn tiếng sau, ông Yang kết thúc việc chạy thận, bà lại cẩn thận dìu ông bước ra khỏi giường bệnh. Sau đó, đôi vợ chồng già cứ nắm tay nhau đi dạo.
Đám cưới giản dị sau 6 tháng quen
Kể về chuyện tình yêu của hai vợ chồng, bà Tong cười nói: "Chúng tôi kết hôn tương đối muộn. Khi đó tôi ba mươi tuổi và chúng tôi đã có một cuộc hôn nhân chớp nhoáng sau 6 tháng quen nhau”.
"Lễ cưới của chúng tôi rất đơn giản, không có váy cưới, thậm chí còn không chụp ảnh cưới. Vì hai bên gia đình đều đông anh chị em, kinh tế không giàu nên không có đám cưới tử tế”, bà nhớ lại.
Sau khi kết hôn, Yang Deyou phải chuyển đến nhà máy điện ở Tô Châu còn Tong Longbao là giáo viên ở Nam Kinh.
Từ nơi làm việc của Yang đến chỗ Tong dạy học mất mười tiếng đồng hồ đi bằng tàu hỏa nên hai người chỉ có thể bày tỏ tình cảm và sự quan tâm qua những cánh thư.
9 năm sau đó, bà Tong mới chuyển được công tác đến đến gần nơi chồng làm việc. Tuy vậy, vì bận rộn nên cả hai chỉ có thể đi dạo cùng nhau trong những ngày nghỉ. Cho đến khi về hưu, đôi vợ chồng mới có nhiều thời gian hơn và đi du lịch khắp nơi.
Bức ảnh chụp khi hai ông bà đi du lịch cùng nhau. "Chúng tôi đã đến Tam Á, Tam Hiệp của sông Dương Tử, Đại Liên, Vân Nam, Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Quảng Đông và cả nước Mỹ. Du lịch thật tuyệt”, Tong Longbao cười nói.
Bà cũng nói thêm: "Mong ước chung của chúng tôi là được ở bên nhau, đi khắp mọi miền đất nước”.
“Ông ấy rất tốt với tôi kể từ khi chúng tôi kết hôn. Trong đời sống thường ngày, ông ấy luôn tranh làm mọi việc vì sợ tôi mệt. Bây giờ ông ấy bệnh, tôi nên chăm sóc ông ấy”, bà Tong nói về chồng với giọng mãn nguyện.
Bà cho biết: Cả đời này, điều khiến bà hạnh phúc nhất chính là việc có ông ở bên.
Còn ông Yang thì nói: "Hạnh phúc lớn nhất đời này của tôi là cưới được một người vợ tốt như vậy”.
Chuyện tình của chàng trai Hà Nội ‘cãi’ gia đình, cưới cô gái khiếm thị
Khi nhận được lời tỏ tình từ một anh chàng điển trai, hiền lành, vì mặc cảm, chị Kim Dung đã tìm cách ‘chạy trốn’.
">Tiếng kèn trong phòng chạy thận và chuyện tình xúc động của cặp đôi U90
- (Tin thể thao, tin võ thuật) Nếu Ronaldo chấp nhận thượng đài, giới chuyên môn dự đoán sẽ tạo ra màn so tài phá vỡ mọi kỷ lục.
Sự giao thoa giữa hai môn thể thao tưởng chừng không liên quan đang tạo nên cơn sốt khi cựu võ sĩ UFC Darren Till, 31 tuổi công khai thách đấu Cristiano Ronaldo, 39 tuổi, trên sàn MMA. Với danh tiếng toàn cầu của Ronaldo và sức hút của võ thuật, cuộc đối đầu này nếu xảy ra sẽ lập kỷ lục về mọi mặt.
"> Võ sĩ UFC thách đấu Ronaldo, chờ thượng đài kinh thiên động địa