“Bác sĩ máy tính”: May nhờ, rủi chịu

“Bác sĩ máy tính”: May nhờ,ácsĩmáytínhMaynhờrủichịlich thi dau 1 rủi chịu

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT, nhu cầu tiêu dùng và trang bị máy vi tính rất lớn đang đòi hỏi một đội ngũ lớn các “bác sỹ máy tính”. Nhưng chất lượng thực sự của các “bác sỹ” hiện đang như thế nào?

Chất lượng chưa cao, bài bản chưa tốt

Ông Đặng Đình Thịnh, phụ trách một văn phòng tư vấn pháp luật ở đường Điện Biên Phủ (Q.3, TP. Hồ Chí Minh) cho biết: Chiếc máy tính của văn phòng bị virus, không nhận được USB, loa bị hỏng. Văn phòng gọi đến một cơ sở sửa chữa máy tính. Một giờ sau, có 2 nhân viên công ty đến, tháo máy ra một hồi rồi nói “con chíp có vấn đề”. Vì máy tính đang còn trong thời gian bảo hành nên nhân viên sửa chữa đem đến nhà cung cấp để thay chip mới. Thế nhưng, khi lắp chíp mới vào, máy vẫn chập chờn. Sửa chữa đến 3 lần, vẫn không khắc phục được sự cố của máy. Trong khi đó, nhân viên sửa chữa “tham mưu” nên nối mạng máy tính nội bộ, nghe hợp lý nên ông Thịnh đồng ý lắp đặt. Kết quả, sự cố máy tính vẫn không khắc phục được, văn phòng đành gọi cơ sở khác đến sửa chữa. Vừa tốn tiền, tốn thời gian vừa bực mình.

Anh Hồ Quốc Thắng ở đường Thống Nhất (Q. Gò Vấp, TP. HCM) cũng kể câu chuyện bực mình: Chiếc máy tính nhà anh không khởi động được do đứa con 5 tuổi chơi game mở và tắt ngang, không vào nút “Turn off”. Anh gọi điện cho một bệnh viện máy tính và yêu cầu bệnh viện cử bác sỹ đến “chẩn đoán, điều trị”. Sau khi xem xét, “bác sỹ máy tính” nói phải cài lại chương trình. Anh Thắng đồng ý, nhưng sau khi bác sỹ cài lại chương trình, chạy được một lát máy lại dừng. “Bác sỹ” lại “phán”: ổ cứng bị hư và đề nghị anh thay thế! Anh Thắng ngao ngán, thất vọng với cách làm việc “vẽ vời” này của các nhân viên sửa chữa máy tính.