您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Tin thể thao 22
NEWS2025-02-01 15:57:21【Giải trí】8人已围观
简介 - MU chuẩn bị đàm phán,liverpool đấu với aston villa quyết lấy James Rodriguez cho Mourinho. Pep Guliverpool đấu với aston villaliverpool đấu với aston villa、、
- MU chuẩn bị đàm phán,liverpool đấu với aston villa quyết lấy James Rodriguez cho Mourinho. Pep Guardiola yêu cầu Man City chi đậm để mua Neymar.
MU báo động đỏ: Tiền nhiều và nỗi khổ của Mourinho很赞哦!(98147)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Barca vs Valencia, 03h00 ngày 27/1: Qúa khó cho Bầy dơi
- U22 Việt Nam có thêm viện binh ngay trước giờ G
- Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 4 V.League 2019: Hà Nội vs SLNA
- Chuyên gia: Giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngân hàng có ngăn sở hữu chéo?
- Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs Brentford, 21h00 ngày 26/1: Bẻ cánh Bầy ong
- Giá vé máy bay nghỉ lễ 2/9 tăng cao, dịch vụ cắm trại vùng ven cháy hàng
- HY HỮU: Giả dạng Anh Đức, ngoại binh B.Bình Dương suýt nhận kết đắng
- Chuyên gia Nga: Phương Tây sẽ không trả lại tài sản đóng băng của Moscow
- Nhận định, soi kèo Baniyas vs Sharjah, 21h30 ngày 27/1: Đối thủ kỵ giơ
- Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" ra sao sau một tháng cựu CEO bị bắt?
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Fulham vs MU, 2h00 ngày 27/1
- Chuyên gia: Giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngân hàng có ngăn sở hữu chéo?Thảo Thu
(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý không nên có lộ trình dài cho các ngân hàng vượt chuẩn về tỷ lệ sở hữu, mà phải yêu cầu các ngân hàng tuân thủ ngay.
Theo quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của cổ đông là tổ chức giảm từ 15% xuống 10% và tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của cổ đông cá nhân và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.
Đề xuất rút giấy phép hoạt động ngân hàng vi phạm quy định nhiều lần
Tại hội thảo "Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam" do Tạp chí điện tử VietTimestổ chức ngày 5/12, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết tại Mỹ, tỷ lệ sở hữu ngân hàng của pháp nhân được quy định thấp hơn tỷ lệ sở hữu của cá nhân, do nhà chức trách Mỹ cho rằng pháp nhân dễ thao túng ngân hàng hơn cá nhân.
Việt Nam thì ngược lại khi tỷ lệ sở hữu của cá nhân được quy định thấp hơn pháp nhân. Điều này xuất phát từ đặc thù của văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam, các cá nhân có quyền lực lớn trong doanh nghiệp.
Theo ông, các cổ đông có thể lách quy định sở hữu bằng việc nhờ đứng tên hộ. Song điều này thường sẽ không giấu được cơ quan chức năng. Ông đề xuất cần có chế tài nghiêm ngặt, đơn cử nếu ngân hàng vi phạm quy định tới 3 lần thì rút giấy phép hoạt động.
PGS Đào Hùng, nguyên Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, cho rằng các công cụ quản lý tài chính của Mỹ đang thực thi tốt, nhưng công cụ quản lý tài chính luôn biến đổi bởi thị trường luôn đi trước cơ quan quản lý. "Mỹ cũng gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không có cơ chế quản lý nào là hoàn hảo", ông Hùng nói.
Theo ông, nếu chính sách không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không thực hiện được, họ sẽ có đối sách để "lách". Ông nêu, chưa có bộ luật nào từ trước đến nay tốt như Luật các tổ chức tín dụng lần này, đặc biệt là về việc sở hữu chéo.
Tuy nhiên, ông cho rằng nếu chỉ có duy nhất bộ luật về ngân hàng thì chưa đủ mà cần đồng bộ với các luật khác để có chế tài cho các hành vi vi phạm. Theo ông, cần nâng cao vai trò của hội đồng quản trị, trong đó có vai trò của các thành viên độc lập.
Xử lý cổ đông sở hữu vượt trần ngân hàng thế nào?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, lưu ý, việc các lãnh đạo các tập đoàn tài chính thường nhờ người thân hoặc nhân viên trong tập đoàn đứng tên thay tại công ty sân sau để tránh quy định về vượt trần tỷ lệ sở hữu.
"Có trường hợp nhân viên vì sức ép của lãnh đạo mà phải chấp nhận đứng tên thay cho sếp. Nhân viên đứng tên thay chỉ làm nhiệm vụ ký hộ chứ không có quyền quyết định. Điều đó dẫn tới hệ lụy pháp lý rất lớn", ông Hà nêu. Ông khuyến nghị những nhân viên này cần suy nghĩ về hậu quả có thể xảy ra, vì hậu quả sẽ rất lớn.
Với câu hỏi về quy định mức trần sở hữu còn 10% với tổ chức, 15% với cá nhân và người có liên quan có giải quyết được vấn đề sở hữu chéo, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa lo ngại trong thực tế, việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn do tính minh bạch chung còn thấp.
Ông Nghĩa cho rằng Luật Tổ chức tín dụng mới có nhiều điểm tích cực, đặc biệt là về tăng cường tính minh bạch và kiểm soát. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng việc thực thi luật này sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có cải cách đồng bộ về hành chính, pháp lý và nâng cao hiệu quả giám sát, thanh tra.
Ông đề xuất Ngân hàng Nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn và yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tuân thủ Luật Tổ chức tín dụng trong vòng 6 tháng đến một năm. Đồng thời, ông cho rằng cơ quan quản lý không nên có lộ trình dài cho các ngân hàng vượt chuẩn về tỷ lệ sở hữu, mà phải yêu cầu các ngân hàng tuân thủ ngay.
">Chuyên gia: Giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngân hàng có ngăn sở hữu chéo?
- Nga tuyên bố phá âm mưu cướp trực thăng tác chiến điện tửMinh Phương
(Dân trí) - Nga đã ngăn chặn cơ quan tình báo Ukraine tìm cách mua chuộc một phi công Nga nhằm cướp trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1.
RTdẫn một nguồn tin an ninh cho hay, cơ quan tình báo Ukraine đã tìm cách mua chuộc một phi công Nga, hứa trả thưởng 750.000 USD và hộ chiếu Séc cho quân nhân này và gia đình anh ta nếu lái trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1 của Nga đến Ukraine.
Theo phi công Nga, một đặc vụ Ukraine đã tiếp cận anh ta thông qua mạng xã hội vào tháng 11 năm ngoái.
"Một người đàn ông tự xưng là Sergey đã liên hệ với tôi trên Telegram và đề nghị hợp tác. Do đã được cảnh báo, nên tôi biết cách ứng phó. Tôi đã báo cáo chỉ huy, các cơ quan liên quan vào cuộc cùng hành động", phi công Nga kể lại.
Cơ quan an ninh Nga đã quyết định giám sát hoạt động này đến cùng và bắt đầu một chiến dịch phức tạp nhằm gài bẫy điệp viên Ukraine.
Một quan chức an ninh Nga nói với RT rằng các nỗ lực của tình báo quân đội Ukraine nhằm tổ chức các vụ cướp máy bay Nga vẫn tiếp tục.
"Các phương pháp đều giống nhau: mua chuộc, đe dọa, chuyển gia đình quân nhân ra nước ngoài, để về cơ bản họ trở thành con tin trong tay cơ quan tình báo Ukraine", quan chức trên cho hay.
Phi công Nga kể lại rằng, đặc vụ Ukraine có tên gọi Sergey đã nói với anh rằng anh ta nên đầu độc các thành viên phi hành đoàn trước khi lái trực thăng tới Ukraine.
Anh cho biết thêm, đặc vụ Ukraine đã cung cấp công thức tạo ra hỗn hợp chết người, bao gồm các thành phần có thể mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Ngoài ra, phi công Nga cũng được khuyên nên mang theo một khẩu súng đã nạp đạn trong khi thực hiện phi vụ cướp máy bay để đề phòng trường hợp chất độc không có tác dụng.
Viên phi công nói, đặc vụ Sergey khuyên anh và gia đình chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Ba Lan và Latvia, cuối cùng là đến Ukraine và chờ thêm một thời gian để hoàn tất hộ chiếu ở Séc.
Một quan chức an ninh Nga giải thích, kế hoạch trên thực tế rất phức tạp vì "với tình hình hiện tại ở Ukraine, các cơ quan tình báo châu Âu ít sẵn sàng tiến hành các hoạt động chung với tình báo Ukraine hơn vì sợ bị tổn hại về danh tiếng".
Ông cho biết thêm, các cơ quan tình báo của Moldova được lên kế hoạch trở thành đối tác quan trọng của Kiev trong quá trình chuyển gia đình phi công từ Nga.
Khi mọi chi tiết dường như đã được giải quyết xong, viên phi công thông báo với đặc vụ Ukraine rằng anh ta đã sẵn sàng cướp trực thăng. "Vào một ngày nhất định… tôi phải bay qua đường liên lạc về phía Lực lượng vũ trang Ukraine, dọc theo tuyến đường mà họ đã vạch ra. Sĩ quan tình báo Ukraine giữ bí mật tọa độ của bãi đáp cho đến phút cuối cùng", viên phi công kể.
Khi các đặc vụ Ukraine đến hiện trường để chờ phi công đào tẩu và trực thăng tác chiến điện tử đến, họ đã rơi vào tầm ngắm trong một cuộc tấn công tên lửa của Nga.
Phi công Nga cho biết toàn bộ chiến dịch nhằm "ngăn cản Ukraine tiếp tục loại hoạt động này".
Kiev hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Đây không phải lần đầu tiên Moscow cáo buộc Kiev tìm cách mua chuộc quân nhân Nga để cướp máy bay quân sự.
Theo RT">Nga tuyên bố phá âm mưu cướp trực thăng tác chiến điện tử
- Ngân hàng ép khách mua bảo hiểm có thể bị phạt tới 500 triệu đồngThảo Thu
(Dân trí) - Dự thảo Nghị định mới của Ngân hàng Nhà nước đề xuất mức phạt 400-500 triệu đồng đối với ngân hàng ép khách mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc kèm khoản vay.
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước quy định phạt tiền từ 400-500 triệu đồng nếu các ngân hàng gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Mức phạt đưa ra trong bối cảnh 5 năm triển khai xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, các đơn vị gặp một số khó khăn, vướng mắc. Các quy định của ngành ngân hàng không đề cập hình thức bảo hiểm nào là bắt buộc tham gia với người đi vay.
Trước đó, Thông tư 67 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm được Bộ Tài chính ban hành từ cuối năm ngoái cấm ngân hàng bán kèm bảo hiểm liên kết đầu tư trong thời hạn trước và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay. Còn các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm khoản vay, cháy nổ, tử kỳ, hỗn hợp... không được Bộ Tài chính đề cập tại Thông tư này.
Trong khi đó, ngoài bảo hiểm nhân thọ, các ngân hàng cũng thường bán kèm bảo hiểm khoản vay, cháy nổ... với giá trị thấp hơn khi giải ngân khoản vay.
Đây là các sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, được các ngân hàng đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và khoản vay. Việc mua bảo hiểm khoản vay hay cháy nổ, theo các ngân hàng, giúp tăng khả năng duyệt hồ sơ vay thế chấp, bảo vệ tài sản đảm bảo...
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính từ năm 2020 đến hết 6 tháng năm nay, có 1.438 đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Trong đó, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả với 219 trường hợp; áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo 14 trường hợp.
Các vi phạm liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, hoạt động ngoại hối, phân loại tài sản có, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, chế độ báo cáo.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cũng có những động thái như lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của ngân hàng.
Đồng thời, các đơn vị này cũng ban hành những quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, theo hướng cụ thể hóa các hành vi vi phạm và tăng cường biện pháp xử phạt.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các ngân hàng nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm, không để xảy ra trường hợp ngân hàng, người quản lý, người điều hành, nhân viên của ngân hàng gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
">Ngân hàng ép khách mua bảo hiểm có thể bị phạt tới 500 triệu đồng
Nhận định, soi kèo Persiku Kudus vs Persewar Waropen, 15h00 ngày 28/1: Khách ‘tạch’
- Đông Nam Á có thêm kỳ lân mới, startup này đang hoạt động tại Việt Nam
(Dân trí) - Ninja Van, một startup về logistics có trụ sở ở Singapore, đang hoạt động tại Việt Nam chính thức trở thành kỳ lân khi huy động được thêm 578 triệu USD, nâng định giá của công ty lên 1 tỷ USD.
Trong vòng gọi vốn Series E, Ninja Van đã huy động được thêm 578 USD từ các nhà đầu tư, trong đó có Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Đồng thời, các nhà đầu tư hiện tại của Ninja Van như B Capital Group, Monk's Hill Venture, Zamrud và Geopost/DPDgroup cũng tham giao vào vòng gọi vốn lần này.
Từ nguồn tin của Bloomberg, vòng gọi vốn mới đã giúp Ninja Van trở thành kỳ lân khi nâng định giá công ty lên 1 tỷ USD trước khi IPO vào năm tới. Startup này có kế hoạch dùng vốn mới để cải thiện cơ sở hạ tầng, công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong giai đoạn hiện nay, các nhà đầu tư đặt niềm tin nhiều vào các công ty vận tải, logistics, kho hàng khi thương mại điện tử bùng nổ bởi đây chính là lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ đại dịch Covid-19.
Được thành lập vào năm 2014, Ninja Van hoạt động tại 6 thị trường Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines với hơn 61.000 nhân viên. Trung bình mỗi ngày, hãng sẽ giao khoảng 2 triệu bưu kiện với hơn 1,5 triệu người gửi hàng và khoảng 100 triệu người nhận.
Năm ngoái, startup này huy động được 279 triệu USD trong vòng gọi vốn Series D với mức định giá công ty khoảng 750 triệu USD vào tháng 5/2020.
Hiện nay, khách hàng của Ninja Van bao gồm PT Tokopedia, Lazada, Shopee. Đồng thời, hãng cũng hợp tác với nhiều tập đoàn tiêu dùng toàn cầu như Unilever và một số công ty khác.
An Chi
">
Theo Bloomberg/TechcrunchĐông Nam Á có thêm kỳ lân mới, startup này đang hoạt động tại Việt Nam
- Tổng Bí thư: Đất vàng để hoang cả chục năm, phải có người chịu trách nhiệmHoài Thu
(Dân trí) - Dẫn chứng tại Hà Nội có hơn 800 dự án có biểu hiện gây lãng phí, thất thoát và mới xử lý 3 dự án đã thu về hơn 42.000 tỷ đồng, Tổng Bí thư Tô Lâm nói thực tế này cho thấy mức lãng phí ghê gớm.
Ví dụ thực tế này được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng sáng 3/12.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết riêng tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực thành phố qua rà soát ban đầu đã phát hiện hơn 800 dự án có biểu hiện gây lãng phí, thất thoát.
"Vừa qua mới xử lý 3 dự án thôi, đồng chí Chủ tịch báo cáo tôi đã thu về hơn 42.000 tỷ đồng. Ví dụ này cho thấy mức lãng phí ghê gớm và yêu cầu bức thiết phải xử lý hành vi lãng phí", Tổng Bí thư nói.
Nhấn mạnh đó là nguồn lực của đất nước, của nhân dân, Tổng Bí thư chia sẻ thực trạng đất vàng để hoang hàng chục năm khiến mỗi lần đi qua rất khó chịu, rất sốt ruột. Theo ông, phải kiên quyết xử lý và dứt khoát phải có người chịu trách nhiệm cho việc đó.
Nhắc đến Hà Nội, Tổng Bí thư cho biết có hai vấn đề rất bức xúc là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.
Theo Tổng Bí thư, giao thông từ lợi thế đã trở thành bất lợi của Hà Nội khi nhiều người không muốn đến thành phố vì đi lại mất quá nhiều thời gian.
Khẳng định Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển và ghi nhận thành tích đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố đạt được thời gian qua, song Tổng Bí thư cũng đặt ra nhiều vấn đề cho thấy tồn tại của Hà Nội.
"Làm sao Hà Nội giữ được nét thanh lịch, văn minh, văn hiến trong bối cảnh hiện nay? Làm sao để có bầu không khí trong lành khi hàng ngày dự báo thời tiết nói không khí Hà Nội xấu và rất xấu? Làm sao để có an toàn thực phẩm? Làm sao để giao thông bớt ùn tắc, để sông Tô Lịch trở thành dòng sông thơ của Hà Nội?", Tổng Bí thư đặt vấn đề.
Để đi tìm câu trả lời, theo ông, không chỉ có trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền Hà Nội mà còn có trách nhiệm của mọi tầng lớp, người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Nhân đây, Tổng Bí thư cũng nhắc đến khiếm khuyết của thành phố liên quan cơn bão số 3, khi hàng nghìn cây đổ đã cho thấy lỗ hổng trong công tác quản lý đô thị của chính quyền thủ đô.
"Tại sao không cắt tỉa cây trước mùa bão? Tại sao chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão lụt? Tại sao không có những giải pháp kịp thời trong các tình huống khẩn cấp? Tại sao cây đổ cả tuần rồi không dọn dẹp?", Tổng Bí thư nêu câu hỏi.
Theo ông, cây đổ cản trở giao thông, gây mất mỹ quan thành phố nên phải thu dọn ngay, cả tuần không xong rất sốt ruột.
Nêu ra nhiều vấn đề bất cập, song Tổng Bí thư nhấn mạnh mong từng người dân thủ đô kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng xây dựng Hà Nội tươi đẹp, thân thương, để "dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội".
Trả lời ý kiến cử tri về cải cách thủ tục hành chính, Tổng Bí thư quán triệt tinh thần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Ông dẫn chứng căn cước điện tử hiện nay giúp người dân thuận lợi trong nhiều giao dịch, chỉ cần cầm điện thoại có thể làm thủ tục đi máy bay, vay tiền, rút tiền.
Nhắc đến thực tế trước đây người dân đi làm hộ chiếu phải xếp hàng từ 5h sáng, đến khi tới lượt chỉ vì thiếu giấy tờ lại phải quay về và hôm sau lại xếp hàng như vậy, Tổng Bí thư cho biết thủ tục bây giờ đã đơn giản hơn rất nhiều, thậm chí ngồi nhà cũng có thể làm hộ chiếu.
Đưa ra đánh giá khái quát, Tổng Bí thư cho biết năm 2024 đã ghi nhiều dấu ấn, đạt nhiều kết quả, tạo ra "luồng gió mới" trong hầu hết lĩnh vực và tạo tiền đề cho năm 2025 để chuẩn bị tiến vào thời kỳ mới của đất nước sau Đại hội XIV.
Theo Tổng Bí thư, từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, đến nay Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, nằm trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và ngày càng có vị thế trên thế giới.
Bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên thịnh vượng của đất nước, Tổng Bí thư cho biết Ban Chấp hành Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, trong đó có việc thực hiện tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.
Tổng Bí thư cho biết kế hoạch sắp xếp lại một số cơ quan đảng, bộ ngành của Chính phủ, ủy ban của Quốc hội và MTTQ Việt Nam sẽ hoàn thành trong quý I/2025 với tinh thần "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng, vừa chạy vừa xếp hàng".
">Tổng Bí thư: Đất vàng để hoang cả chục năm, phải có người chịu trách nhiệm
- Nhiều làng ở Quảng Bình mênh mông nước, người dân lo tái diễn lũ lịch sửTiến Thành
(Dân trí) - Đến tối 28/10, mực nước tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh (Quảng Bình) tiếp tục lên. Người dân ở nhiều địa phương của Quảng Bình đang thấp thỏm, lo lũ lụt lịch sử tái diễn.
Tối 28/10, mặc dù mưa ngớt dần, nhưng mực nước tại các vùng trũng của huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh vẫn tiếp tục dâng cao.
Anh Lê Văn Tuần, trú xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết, mặc dù trưa 28/10, nước lũ có dấu hiệu chững lại, nhưng cơn mưa diễn ra vào chiều tối cùng ngày khiến nước tiếp tục lên.
"Dù nước lên chậm, nhưng ban đêm chúng tôi rất lo, chỉ sợ lũ lụt lịch sử tái diễn. Từ hôm qua (27/10), chúng tôi đã phải kê cao đồ đạc, di chuyển lên gác, và chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đề phòng trường hợp nước ngập dài ngày", anh Tuần nói.
Theo ông Phạm Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Liên Thủy, mực nước hiện nay tại địa phương còn thấp hơn đỉnh lũ năm 2020 khoảng 0,8m. Để chủ động ứng phó với mưa lũ, chính quyền xã Liên Thủy đã thực hiện phương châm "4 tại chỗ", di dời người dân vùng trũng thấp đến nơi an toàn. Các hộ dân có nhà cấp 4 cũng được đưa đến các nhà cao tầng để tránh trú.
Xã An Thủy, là một trong những vùng "rốn lũ" của huyện Lệ Thủy, theo thống kê của chính quyền địa phương, đến chiều 28/10, toàn bộ nhà dân trên địa bàn xã đã ngập lụt.
Ông Lê Văn Quyết, Chủ tịch UBND xã An Thủy cho hay, rút kinh nghiệm của đợt lũ lịch sử năm 2020, chính quyền và người dân đã rất chủ động, sẵn sàng ứng phó với lũ lụt. Đặc biệt, trước khi nước dâng cao, người dân đã di dời tài sản đến nơi an toàn.
"Toàn xã có hơn 2.800 hộ dân, đến hết ngày 28/10 đã có 570 nhà dân bị ngập trên 1m và có hơn 2.700 hộ dân nước đã vào nhà. Địa phương đã cử cán bộ và các lực lượng công an, quân sự, dân quân túc trực, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, nhân lực, vật lực, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra", ông Quyết nói.
Theo thống kê, tổng số nhà bị ngập lụt tại huyện Lệ Thủy đến thời điểm hiện tại là hơn 19.100 nhà, trong đó gần 8.000 nhà ngập sâu 1m và hơn 11.500 nhà ngập dưới 1m; có 4 nhà dân ở xã Ngư Thủy Bắc bị gió giật tốc mái.
Mưa lũ cũng khiến nhiều tuyến đường vào các bản miền núi huyện Lệ Thủy, như: Tân Ly, Bạch Đàn (xã Lâm Thủy); bản Cồn Cùng, An Bai, Hà Lẹc (xã Kim Thủy) bị ngập, người, phương tiện không qua lại được.
Huyện Lệ Thủy đang tích cực chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện phương châm "4 tại chỗ" linh hoạt, hiệu quả; huy động lực lượng xung kích tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Trước đó, huyện Lệ Thủy đã tổ chức di dời 89 hộ, 333 khẩu ở các xã Lâm Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy, Thái Thủy đến nơi an toàn. Ngoài ra, tại các xã, thị trấn vùng thấp trũng đã di dời nội bộ các hộ từ nhà thấp sang nhà kiên cố, cao tầng.
Tại Quảng Bình, do nước lũ dâng cao, cô lập nhiều địa phương, một số gia đình tại huyện Lệ Thủy không may có người qua đời đành phải kê cao quan tài, tạm hoãn việc an táng chờ nước rút.
Chính quyền địa phương đã cử cán bộ đến thăm hỏi, chia buồn, hỗ trợ thân nhân kê cao quan tài, lo hương khói chu đáo cho người quá cố. Khi nước lũ rút, gia đình sẽ tổ chức hậu sự và an táng người quá cố.
"Hiện nay nhà tôi nước đã lên cao hơn 1m, chỉ còn cách vạch nước lũ năm 2020 khoảng 50cm. Hy vọng trời ngớt mưa, để nước rút dần. Người dân chúng tôi lại thêm một đêm thức trắng để canh lũ", anh Ngô Mậu Tình, trú tại xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, chia sẻ.
Tính đến ngày 28/10, tại Quảng Bình đã có 1 người tử vong, 1 người mất tích do nước cuốn trôi. Nước lũ dâng cao, gây ngập nhiều làng mạc khiến đời sống bà con gặp nhiều khó khăn.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, tính đến 17h ngày 28/10, địa phương này đã có gần 30.000 nhà dân bị ngập lụt; 58 thôn, bản bị chia cắt; các tuyến đường giao thông bị ngập tại 84 điểm; sạt lở 13 điểm; 3 tàu cá bị chìm; sạt lở 1,5km kè biển…
">Nhiều làng ở Quảng Bình mênh mông nước, người dân lo tái diễn lũ lịch sử