Thanh Hiền

" />

Lệch mặt vì chọc tăm vào vết sưng răng khôn 'mọc dại'

Các bác sĩ Khoa Liên chuyên khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) mới tiếp nhận ca bệnh áp xe vùng góc hàm mặt trái do chủ quan với biến chứng nặng nề răng khôn mọc lệch.

Bệnh nhân là chị N.T.T,ệchmặtvìchọctămvàovếtsưngrăngkhônmọcdạbóng đá tối nay 22 tuổi. Chị T. nhập viện trong tình trạng mặt sưng nề do có ổ áp xe tại vùng góc hàm trái.

Trước vào viện 3 ngày, chị T. bị đau sưng vùng răng khôn đang mọc lệch nên có dùng tăm để chọc vào vết sưng và tự mua thuốc điều trị nhưng không đỡ. Sau khi vùng hàm trái sưng đau, chị mới đi khám ở phòng khám tư và phát hiện có ổ áp xe lớn. Chị phải nhập viện cấp cứu ngay.

Bác sĩ chẩn đoán cô gái trẻ bị áp xe vùng góc hàm mặt trái với nguyên nhân do răng và các tổ chức mô mềm trong vùng hàm mặt bị nhiễm khuẩn. Ngay lập tức người bệnh được đưa lên nhà mổ, phẫu thuật trích rạch ổ áp xe theo đường ngoài mặt.

Sau đó, chị phải đặt dẫn lưu bơm rửa ổ áp xe hàng ngày, điều trị bằng thuốc. Sau 4 ngày phẫu thuật, vùng hàm mặt giảm sưng, đỡ đau nhức, có thể ăn nhai và theo dõi xuất viện.

BSCKII Lê Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Liên chuyên khoa Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt, cho biết răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng hàm lớn thứ ba mọc cuối cùng của hàm, mọc vào độ tuổi từ 17-25.

Do mọc ở độ tuổi trưởng thành khi xương hàm đã phát triển ổn định và cơ chế mọc răng của mỗi người nên răng khôn thường bị thiếu chỗ dẫn đến mọc lệch.

Thời gian mọc răng khôn kéo dài từ 2-5 năm, trong quá trình này có nguy cơ xuất hiện các đợt sưng, viêm gây đau nhức. Việc điều trị nếu không kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng như nhiễm trùng huyết, viêm tấy lan tỏa gây chèn ép vùng cổ mặt, để lại sẹo hoặc các di chứng có thể kèm theo…

Răng khôn khi nào nên giữ lại, khi nào nên nhổ?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội, nếu răng khôn mọc thẳng, không bị sâu và ăn khớp với các răng đối diện hay răng khôn mọc ngầm hoàn toàn trong xương hàm mà chưa gây ra bất cứ biến chứng nào thì nên giữ lại. 

Tuy nhiên, nếu răng khôn gây ra tình trạng viêm nhiễm tại chỗ hoặc lan ra vùng mặt, gây u nang ảnh hưởng đến xương hàm và các răng lân cận thì nên nhổ.

Ngoài ra, 3 tình huống nên nhổ răng khôn khác gồm: Răng khôn có khe mắc thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ sớm ảnh hưởng đến răng bên cạnh; Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện khiến cho răng khôn trồi dài gây sang chấn, loét má, lợi hàm đối diện; Răng khôn mọc thẳng nhưng không đủ chỗ, bị lợi trùm lên.

Thực tế, các bệnh viện hay khoa răng hàm mặt nhiều nơi từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị lệch cả mặt vì răng khôn "phản chủ" nhưng người bệnh không biết cách điều trị.

Thanh Hiền