Tại cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch Covid-19 sáng 19/2,ộYtếthôngtinbiếnchủ23 âm là bao nhiêu dương TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, thế giới tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới. Đến nay, hơn 90 quốc gia đã ghi nhận biến chủng mới của Anh, hơn 40 nước ghi nhận biến chủng từ Nam Phi.
Đáng lưu ý, bước đầu đã có bằng chứng về đột biến (E484K) có liên quan đến việc tăng khả năng lây truyền và giảm đáp ứng miễn dịch của người mắc.
Tại Việt Nam, đến sáng 19/2 ghi nhận 2.347 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.448 ca lây nhiễm trong nước. Trong đợt dịch thứ 3, từ ngày 27/1 đến nay, nước ta đã ghi nhận 755 ca mắc tại 13 tỉnh, thành, Hải Dương nhiều nhất với 575 trường hợp.
Với số ca mắc trên, Việt Nam hiện đứng thứ 172 trên thế giới, thứ 41 tại Châu Á và thứ 7 Đông Nam Á.
Hình ảnh virus SARS-CoV-2 dưới kính hiển vi
Nước ta đã ghi nhận 4 biến chủng SARS-CoV-2, bao gồm: D614G từ châu Âu (dịch tại Đà Nẵng); B.1.1.7 từ Anh đang gây dịch tại Hải Dương; B.1.351 từ Nam Phi trên bệnh nhân người Nam Phi (bệnh nhân 1422), nhập cảnh sân bay Nội Bài ngày 19/12/2020 và chủng A.23.1 từ Rwanda, châu Phi, ghi nhận tại ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Trong đó chủng B.1.1.7 tại Hải Dương có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% so với chủng cũ, kể cả biến thể châu Âu D614G.
TS Tấn nhận định, tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới trong thời gian tới.
Riêng các tỉnh khác, đặc biệt Hà Nội và TP. HCM, nguy cơ thêm các trường hợp mới trong cộng đồng luôn thường trực do sau Tết, người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc.
TS Đặng Quang Tấn. Ảnh: Trần Minh
Theo Cục trưởng Y tế dự phòng, dịch bùng phát tại Hải Dương có nhiều điểm khác so với dịch tại Đà Nẵng trước đây.
Tổng số ca mắc vượt xa Đà Nẵng (389 ca) do nhiễm biến chủng B.1.1.7. Số trường hợp F1 cần cách ly của Hải Dương rất cao, lên tới hơn 14.000 người, ngay từ đầu đã phải cách ly 2340 công nhân.
Số ca mắc trung bình trong 20 ngày đầu tiên của Hải Dương là 20 ca/ngày, trong khi Đà Nẵng chỉ 15 ca/ngày. Ngày nhiều nhất tại Hải Dương ghi nhận 77 ca, Đà Nẵng là 45 ca.
Trong 2 tuần đầu tiên, số ca mắc tại Đà Nẵng đã có xu hướng giảm trong khi Hải Dương đến nay đã qua 3 tuần vẫn chưa rõ xu hướng, đồng thời đã xuất hiện các ổ dịch trong cộng đồng.
Trong đợt dịch lần 2, Đà Nẵng mất 36 ngày để khoanh vùng và dập được dịch, hiện Hải Dương đã qua 22 ngày nhưng số ca mắc vẫn rất cao. 2 ngày nay, mỗi ngày ghi nhận 18 ca mắc.
Hiện Hải Dương đã thực hiện được 162.000 xét nghiệm, riêng ngày 18/2 xét nghiệm 10.000 người trong cộng đồng.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Ban chỉ đạo và Bộ Y tế rất quan tâm đến tình hình tại Hải Dương. Ông đề nghị ngoài giãn cách xã hội, phong toả, Hải Dương cần đẩy nhanh truy vết, xét nghiệm.
“Qua báo cáo của cơ quan chuyên môn Bộ Y tế, số ca bệnh phát hiện gần đây đa số nằm trong số F1 đã đưa đi cách ly tập trung. Từ đó đề nghị Hải Dương phải rà soát lại tất cả khu cách ly, đặc biệt khu cách ly F1”, Thứ trưởng Tuyên yêu cầu.
Ông cũng đề nghị tỉnh rà soát và kiểm tra các khu cách ly dịch vụ, cách ly tại gia đình. Nếu phát hiện trường hợp F2 nào không chấp hành, cần đưa đi cách ly tập trung và xử lý vi phạm theo quy định.
Đồng thời, toàn tỉnh phải kiểm tra tất cả các nhà máy, công ty trên địa bàn kể cả các cơ sở nhỏ lẻ bên ngoài. Các doanh nghiệp phải có cam kết thực hiện đúng hướng dẫn Bộ Y tế về phòng chống dịch Covid-19 tại nơi sản xuất. Người chịu trách nhiệm trước pháp luật của đơn vị phải ký cam kết với Ban quản lý khu công nghiệp và lãnh đạo địa phương.
Bộ Y tế đề nghị Hải Dương tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp chống dịch, giãn cách triệt để theo Chỉ thị 16 mới hy vọng chặn được tất cả nguồn lây trong vòng 14 ngày.
Thúy Hạnh
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định, dịch Covid-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm nay. Ông cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố cần chuẩn bị ngay 3 kịch bản ứng phó với dịch.