您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Diễn viên Thuỳ Anh trả lời tin khiến Karik và Đàm Phương Linh chia tay
NEWS2025-01-22 13:51:49【Thời sự】7人已围观
简介Diễn viên phim "Gái già lắm chiêu 2" cho hay cả hai quan tâm và thân thiết với nhau khi đóng phim. Cbong da toi naybong da toi nay、、
Diễn viên phim "Gái già lắm chiêu 2" cho hay cả hai quan tâm và thân thiết với nhau khi đóng phim. Cô thích nhạc của Karik nhưng chỉ là tình cảm đồng nghiệp.
Tin đồn Thuỳ Anh hẹn hò Karik rộ lên vào giữa năm 2018 khi những bức ảnh tình cảm của cô và nam rapper xuất hiện trên mạng. Thời gian đó,ễnviênThuỳAnhtrảlờitinkhiếnKarikvàĐàmPhươbong da toi nay cũng là lúc Karik chia tay Đàm Phương Linh. Vì điều này, nhiều người cho rằng vì Thuỳ Anh mà nam rapper chia tay bạn gái MC.
Mới đây, trong buổi gặp gỡ báo chí, nhắc đến thông tin này, Thuỳ Anh bức xúc cho rằng hoàn toàn không biết đến chuyện riêng tư của Karik.
Thuỳ Anh phủ nhận tin đồn là người thứ ba khiến Karik chia tay Đàm Phương Linh |
"Trước khi gặp Karik, tôi không biết nhạc của bạn ấy thế nào. Chuyện tình cảm cá nhân của Karik, tôi càng không rành. Tôi mới vào Sài Gòn một năm qua, mọi thứ còn quá xa lạ. Đến khi chúng tôi hợp tác trong một dự án phim, có thời gian tâm sự nhiều hơn thì tôi hiểu Karik. Lúc này, tôi mới bắt đầu nghe nhạc của Karik. Tôi rất thích nhạc của bạn ấy, đặc biệt là những bản nhạc thất tình. Ngoài đời, chúng tôi chỉ là đồng nghiệp, không hẹn hò", cô cho hay.
Lý giải về những hành động quan tâm, chăm sóc Karik, diễn viên Đập cánh giữa không trung cho rằng đó chỉ là mối quan hệ bạn bè. Cô nói: "Chúng tôi đóng phim chung hơn một tháng thì trở nên thân thiết. Vì thế, sự quan tâm dành cho nhau không có gì quá đáng. Tôi không muốn đề cập đến chuyện tình cảm, càng không muốn bị đánh giá dùng tên tuổi của người khác để gây chú ý".
Thuỳ Anh từng gây ấn tượng với khán giả qua phim Bộ tứ 10A8, Đập cánh giữa không trung. Năm 2018, cô quyết định chuyển vào TP.HCM phát triển sự nghiệp. Nữ diễn viên 9X tâm sự cô vào miền Nam tìm kiếm cơ hội nghệ thuật với sự tự tin, có cả sự tự cao, tự đại. Cô tự nhủ bản thân hội tụ nhiều yếu tố để toả sáng như gương mặt đẹp, giải thưởng quốc tế, học vấn cao với hai bằng đại học, tiếng Anh giỏi.
"Với suy nghĩ ấy, tôi cho rằng mình sẽ nhanh chóng sẽ trở thành ngôi sao. Tôi đi casting, gặp mọi người với thái độ tự tin thái quá. Tôi không biết rằng, vì điều này mà người đối diện đánh giá tôi chảnh, thích thể hiện. Tôi đã mất nhiều cơ hội trong nghề vì thái độ đó", cô nhớ lại.
Thuỳ Anh kể, một lần đi casting chương trình thực tế, ghi hình ở nước ngoài với tâm thế "chắc chắn mình được chọn, không ai phù hợp bằng mình" nhưng cuối cùng đã bị từ chối vì chính thái độ tự tin đó. Từ thất bại đó, diễn viên sinh năm 1995 nhận ra mình cần thay đổi thái độ và suy nghĩ.
"Tôi chấp nhận thực tế, vào Sài Gòn nghĩa là phải bắt đầu lại từ con số không", nữ diễn viên nhìn nhận lại bản thân.
Thuỳ Anh từng có thái độ tự cao, tự đại khi vào Sài Gòn lập nghiệp. |
Cô cho biết đã từ bỏ quan điểm chỉ đóng phim điện ảnh và nhận vai chính. "Tôi từng nghĩ, mình phải có vai diễn nặng ký, ấn tượng hơn Đập cánh giữa không trung nên đã từ chối rất nhiều lời mời. Tôi cũng cho rằng đóng phim điện ảnh mới là đẳng cấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù thể loại nào, vai diễn nhỏ hơn lớn, chỉ cần mình làm tốt thì đều được khán giả yêu thích. Trong phim Gạo nếp gạo tẻ, không chỉ diễn viên chính tạo được tiếng vang mà cả dàn diễn viên phụ cũng nổi bật. Do đó, năm nay tôi sẽ quay lại với phim truyền hình. Tôi muốn trở thành một nghệ sĩ đa năng hơn là đóng khung mình là diễn viên điện ảnh", cô nhấn mạnh.
(Theo Zing)
'Gái già lắm chiêu 2' có gì ngoài cảnh nóng, trai đẹp khoe thân?
'Gái già lắm chiêu 2' tiếp tục câu chuyện cua trai của gái ế thành thị và tất nhiên không thể thiếu những cảnh nóng.
很赞哦!(3558)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bahrain SC vs Sitra Club, 23h00 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
- Trắc nghiệm: Câu hỏi duy nhất tiết lộ tính cách của bạn
- Sao Hàn 3/5: Suzy sở hữu ngôi nhà hơn 77 tỷ đồng
- Tăng học phí 30% ở Trường ĐH Kinh tế quốc dân: Sinh viên có quyền lên tiếng
- Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Quảng Nam, 19h15 ngày 19/1: Niềm tin cửa trên
- Linh Rin xóa hết hình đôi, thừa nhận rạn nứt với Phillip Nguyễn
- Nhan sắc Thúy Diễm ở tuổi 35
- NASA công bố loạt ảnh vũ trụ từ kính viễn vọng 10 tỷ USD
- Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1: Hồi kết cho Sahin
- Trương Mạn Ngọc bị chê già nua như bà lão 70 tuổi
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Bournemouth, 19h30 ngày 18/1
Vậy thực hư về giai thoại này như thế nào? Đích thân Bill Gates đã lên tiếng để giải mã giai thoại nổi tiếng này.
Theo đó, Bill Gates mới đây đã tham gia một cuộc hỏi đáp trực tuyến trên mạng xã hội Reddit. Một người dùng của Reddit đã đặt câu hỏi về việc nếu thấy tờ 100 USD rơi xuống đất, liệu Bill Gates có nhặt tờ tiền đó lên hay không?
"Tất cả những suy nghĩ của tôi về tiền bạc đều được hình thành vào thời điểm mà 100 đô la thực sự là một số tiền lớn đáng kể. Bạn biết đấy, nếu tờ tiền 100 đô la nằm ở đó nghĩa là nó đã thuộc về một ai đó. Có lẽ người làm rơi tiền sẽ khá đau khổ vì đánh mất 100 đô la, do vậy bạn cần phải nhặt nó lên, tìm ra chủ nhân của tờ tiền và trả nó lại cho họ", Bill Gates trả lời câu hỏi của người dùng Reddit.
"Tuy nhiên, tôi cũng có thể nhặt tờ tiền 100 đô la đó lên và trao nó cho quỹ từ thiện, bởi vì ở đó, 100 đô la thực sự mua được kha khá đồ vật hữu dụng", Bill Gates nói thêm.
Câu trả lời của Bill Gates đã khiến nhiều người dùng mạng xã hội Reddit thích thú. Không ít người cho biết họ cảm thấy hài lòng khi cuối cùng giai thoại nổi tiếng về Bill Gates cũng đã có lời giải đáp.
"Thật tuyệt vời nếu bạn cố gắng tìm lại chủ nhân của tờ tiền bị đánh rơi để trả lại cho họ. Tôi nhớ rằng vài năm trước, tôi cùng vợ mua sắm ở cửa hàng tiện lợi và đã làm rơi một số tiền. May mắn, một vị khách khác đã nhặt được rồi trả lại cho chúng tôi, điều này đã khiến chúng tôi rất vui và cảm động vì người tốt vẫn luôn ở xung quanh ta", một người dùng mạng xã hội Reddit bình luận.
Bill Gates tham gia buổi hỏi đáp trực tuyến với mạng xã hội Reddit chỉ ít ngày sau khi ông cho biết sẽ chi ra thêm 20 tỷ USD để ủng hộ cho quỹ từ thiện mang tên mình và vợ cũ, Bill & Melinda Gates, nhằm giúp thế giới đối phó với các vấn đề đang gặp phải như tái thiết sau dịch bệnh, bất bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, biến đổi môi trường, khủng hoảng do cuộc chiến giữa Nga và Ukraine gây ra…
Bill Gates cho biết mục tiêu của ông trong tương lai đó là sẽ lọt ra khỏi danh sách những người giàu nhất thế giới, khi mà ông dự định dành toàn bộ tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện.
Hiện Bill Gates đang là người giàu thứ 4 thế giới, với khối tài sản ước tính đạt 122,4 tỷ USD.
(Theo Dân Trí, Reddit/SoMag)
">Bill Gates lần đầu làm rõ giai thoại 'thấy 100 USD rơi không nhặt lên'
- Chia sẻ trên trang cá nhân, Jetta cho hay cô phải đối diện với chứng trầm cảm và rối loạn lo âu suốt nhiều năm qua. Khi tình hình dịch Covid-19 khiến cả xã hội phải cách ly, căn bệnh này càng trở nên trầm trọng.
“Tôi đã mắc chứng bệnh này từ rất lâu nhưng vẫn kiểm soát tốt. Việc cách ly do tình hình dịch bệnh khiến tâm lý tôi trở nên bất ổn. May mắn nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý mà tinh thần tôi đã ổn hơn đôi chút”, ái nữ ngôi sao phim võ thuật chia sẻ.
Jetta nói cô muốn chia sẻ câu chuyện của mình để qua đó có thể động viên những người gặp phải chứng bệnh tương tự. Cô gái 17 tuổi hy vọng mỗi người có thể dành thời gian quan tâm đến bạn bè, người thân xung quanh nhằm sớm phát hiện và bảo vệ họ.
Bài chia sẻ của con gái Lý Liên Kiệt thu hút sự quan tâm của bạn bè và cư dân mạng. Hàng nghìn bình luận với nội dung tán đồng bài viết, đồng thời động viên cô sớm vượt qua bệnh tật.
Jetta năm nay 17 tuổi, là con gái út của Lý Liên Kiệt và Hoa hậu Hong Kong Lợi Trí. So với chị gái Jane, cô được đánh giá kín kẽ và ít xuất hiện trước công chúng. Cô hiện đang theo học ở trường trung học Phillips Academy và dự kiến sẽ thi vào một trường đại học ở Mỹ vào đầu năm sau.
Jetta chụp ảnh cùng chị gái và người bố nổi tiếng. Lý Liên Kiệt từng chia sẻ với truyền thông anh chú trọng lối giáo dục mềm mỏng và “xem con là bạn” của phương Tây. Cũng vì thế, dù sinh ra trong gia đình nổi tiếng, song cả 2 người con gái của anh đã tự lập từ rất sớm.
“Chúng tôi đều là những người bận rộn nên không thể dành hết thời gian cho các con. Vậy là tôi đã tự đặt ra 3 nguyên tắc mà theo tôi là quan trọng và cần thiết với chúng: thứ nhất không được dính vào chất cấm; thứ hai không được suy nghĩ tiêu cực, tự tử hay hủy hoại bản thân; thứ ba là cần phải có kiến thức về hôn nhân, sinh sản trước khi quyết định kết hôn”, tài tử kể.
Thúy Ngọc
Lý Liên Kiệt cấm con gái mang thai sớm
– Tài tử dùng lối giáo dục nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra những quy tắc để các con noi theo.
">Con gái Lý Liên Kiệt tái phát căn bệnh trầm cảm lâu năm
Vốn được ấn định sẽ ra mắt năm 2021 nhưng vì tình hình Covid-19 phức tạp, sang tới năm 2022, khán giả ở “quê hương” Nhật Bản và các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam mới có thể thưởng thức cuộc phiêu lưu mới của Doraemon và các bạn.
Trong Doraemon: Nobita và cuộc chiến vũ trụ tí hon 2021, Nobita tình cờ quen một cá thể tí hon ngoài hành tinh tên Papi. Cậu chính là Tổng thống hành tinh Pirika, một ngôi sao nhỏ trong vũ trụ xa xăm, đến địa cầu nhằm thoát khỏi sự càn quét của quân phiến loạn. Nobita cùng nhóm bạn quyết định dùng đèn pin thu nhỏ để tự biến mình về kích thước của Papi. Họ dần thân thiết với anh chàng người ngoài hành tình này. Tuy nhiên, kỳ nghỉ hè vui vẻ bị ảnh hưởng khi kẻ thù của Papi tìm đến Trái Đất để truy lùng cậu. Không muốn ảnh hưởng tới các bạn, Papi định một mình chiến đấu với kẻ thù. Tuy nhiên, Nobita cùng cả nhóm không để yên và lên đường giúp người bạn mới ở hành tinh xa xôi.
Nhân dịp phim Doraemon: Nobita và cuộc chiến vũ trụ tí hon 2021chính thức ra rạp với bản phụ đề và lồng tiếng phát hành tại VN từ 27/5/2022, studio có một số quà tặng gửi tới độc giả của VietnamNet gồm bao đựng tài liệu, móc khóa và bình nước.
Để có cơ hội nhận quà, xin vui lòng trả lời câu hỏi sau: Doraemon: Nobita và cuộc chiến vũ trụ tí hon 2021 là bộ phim điện ảnh thứ bao nhiêu về mèo máy Doraemon?
Mail đăng ký xin gửi về địa chỉ: [email protected] với tiêu đề: "Doraemon" kèm tên, số điện thoại, địa chỉ. Hạn chót nhận thư là hết ngày 29/5. BBT sẽ chọn ngẫu nhiên độc giả trả lời đúng câu hỏi sớm nhất để tặng quà.
An Na
">Quà tặng từ phần phim 'Doraemon' mới nhất
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Empoli, 2h45 ngày 20/1: Chiến thắng nhọc nhằn
(Ảnh: Shutterstock) 4/7/2021: Ứng dụng Didi bị gỡ khỏi các "chợ"
CAC cấm ứng dụng chính của Didi khỏi các chợ ứng dụng vô thời hạn với lý do “vi phạm nghiêm trọng luật và quy định của đất nước thông qua thu thập và sử dụng trái phép thông tin người dùng”.
9/7/2021: Didi khiến Bắc Kinh tức giận
Theo SCMP, Didi khiến Bắc Kinh tức giận vì ngấm ngầm chống đối.
10/7/2021: Hàng chục ứng dụng liên quan bị gỡ
CAC ra lệnh cấm hàng chục ứng dụng liên quan tới Didi trên các chợ ứng dụng Trung Quốc, cáo buộc chúng thu thập trái phép dữ liệu người dùng. Chúng bao gồm các nền tảng dành cho khách hàng doanh nghiệp, tài xế Didi… CAC còn cấm các website và nền tảng cung cấp liên kết dẫn đến dịch vụ của Didi. 25 ứng dụng được ra lệnh “khắc phục triệt để các vấn đề còn tồn tại theo đúng các yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia”.
16/7/2021: Đội đặc nhiệm bắt đầu điều tra Didi
Một đội chuyên trách bao gồm đại diện từ 7 bộ ngành, trong đó có CAC, Bộ Công an và Bộ An ninh, đã đến văn phòng Didi để tiến hành điều tra. Các bộ khác tham gia thanh tra tại chỗ còn có Cơ quan Điều tiết thị trường (SAMR), Bộ Tài nguyên, Bộ Giao thông, Cục Thuế quốc gia.
29/7/2021: Didi phủ nhận thông tin tư nhân hóa
Thời báo Phố Wall đưa tin, Didi cân nhắc tư nhân hóa để xoa dịu nhà chức trách Trung Quốc và sẽ đền bù thiệt hại cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Didi phủ nhận cáo buộc trên Weibo.
4/9/2021: Didi phủ nhận thông tin Bắc Kinh đầu tư
Didi phủ nhận các bài báo về việc chính quyền Bắc Kinh đề xuất đầu tư vào công ty, đặt nó dưới quyền kiểm soát. Dẫn nguồn tin thân cận với vấn đề, ngày 3/9/2021, Bloomberg đưa tin Shouqi Group – tập đoàn có liên hệ với Bắc Kinh – và các hãng khác muốn mua cổ phần trong Didi.
7/9/2021: Didi thành lập hội đồng an ninh
Nhà sáng lập kiêm CEO Didi Cheng Wei dẫn đầu hội đồng Bảo mật dữ liệu (IDS) mới.
21/9/2021: Didi phủ nhận thông tin đồng sáng lập Jean Liu ra đi
Didi cho biết bài báo trên Reuters về việc đồng sáng lập Jean Liu rời công ty là sai sự thật và dọa thực hiện các hành động pháp lý với hành vi phát tán tin đồn ác ý.
3/12/2021: Didi thông báo kế hoạch hủy niêm yết tại New York
Trên tài khoản Weibo, Didi cho biết sẽ bắt đầu quy trình hủy niêm yết trên sàn chứng khoán New York và chuẩn bị để niêm yết tại Hong Kong.
12/1/2022: Didi đàm phán IPO tại Hong Kong
Theo SCMP, Didi Global đàm phán để IPO trên sàn Hong Kong vào quý II.
11/3/2022: Didi tạm hoãn kế hoạch IPO tại Hong Kong
Didi được cho là đã tạm dừng kế hoạch sau khi không thể trấn an nhà chức trách Trung Quốc về hệ thống xử lý dữ liệu nhạy cảm của người dùng.
4/5/2022: Didi đối mặt cuộc điều tra của SEC
Didi Global tiết lộ trong báo cáo thường niên rằng, họ cũng bị Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) điều tra về vụ IPO 4,4 tỷ USD tại New York.
23/5/2022: Đại hội cổ đông Didi chấp thuận phương án hủy niêm yết
Didi Global được thông qua phương án hủy niêm yết trong cuộc họp cổ đông đặc biệt. Chỉ trong 11 tháng, giá trị thị trường của hãng đã “bốc hơi” 60 tỷ USD, biến Didi Global thành bài học lớn cho những ai muốn đầu tư vào cổ phiếu công nghệ Trung Quốc.
12/6/2022: Didi bắt đầu giao dịch trên thị trường OTC
Cổ phiếu Didi bắt đầu giao dịch trên thị trường OTC, hai tuần sau khi cổ đông bỏ phiếu rời sàn NYSE.
21/7/2022: Khoản phạt kỷ lục
Ngoài khoản phạt 1,2 tỷ USD, hai giám đốc Didi là Will chang Wei và Jean Liu Qing mỗi người bị phạt 1 triệu NDT. Didi thông báo trên Weibo sẽ khắc phục triệt để các sai phạm.
Du Lam(Theo SCMP)
">Ứng dụng gọi xe Didi Global: Từ ‘con cưng’ thành ‘con ghẻ’ của Trung Quốc
Diễn giả tham gia toạ đàm gồm: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, TS Vũ Đường Luân, Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Phúc, PGS.TS Trần Trọng Dương là người điều hành talkshow. BTC cho biết, thông qua nhìn nhận, đánh giá giá trị tư liệu của các bộ thư tịch cổ đương thời, nội dung trọng tâm của buổi talkshow thảo luận những hiểu biết về Việt Nam của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI. Đây là một giai đoạn lịch sử đặc biệt vì thế kỷ XV, XVI đã diễn ra nhiều diễn biến phức tạp trong quan hệ giữa triều Minh với các triều Hồ, Lê sơ và Mạc.
Trong bối cảnh đó, xuất hiện các ghi chép có hoàn cảnh biên soạn khác nhau, do nhiều đối tượng, từ sử quan, trí thức quan lại xuất thân Nho học, có cả những viên tướng từng trực tiếp cầm quân xâm lược Đại Việt sao soạn. Các ghi chép này nhằm nhiều mục đích, trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết, từ hình thế núi sông, diên cách hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán, về các sự kiện liên quan đến quan hệ Việt - Trung của quan lại, triều đình người Hán. Việt kiệu thưcủa Lý Văn Phượng nằm trong số đó.
Việt kiệu thư là trước tác duy nhất hiện còn lưu giữ được của Lý Văn Phượng - một viên quan nhà Minh xuất thân khoa cử, nhận nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động quân đội, bao gồm luyện tập tuần phòng, bố trí đồn sở, các việc liên quan đến binh dịch tại Quảng Đông, Vân Nam. Bộ sách được hoàn thành vào tháng 6 năm Canh Tý niên hiệu Minh Gia Tĩnh thứ 19 (1540) là biên khảo có giá trị cao, vừa là một biên khảo địa phương chí, địa lý chí, vừa là một sử thư - tức ghi chép lịch sử… cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, lịch sử Việt Nam.
GS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá đây là cuốn sách có giá trị cao, vừa là một biên khảo địa phương chí, địa lý chí, vừa là một sử thư (ghi chép lịch sử)… cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và lịch sử Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ XV-XVI.
“Đây là một trong những ghi chép nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết hình thế núi sông, hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán nước ta của quan lại, triều đình người Hán,” ông nói.
GS. Nguyễn Quagn Ngọc cho rằng đây là tài liệu quý, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu lịch sử. Khi còn là một sinh viên khoa Sử của Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), ông đã thấy cuốn Việt kiệu thư trong thư viện ở dạng chép tay. Mỗi khi cần thông tin trong sách, các sinh viên vẫn phải tự chép lại vào sổ tay của mình.
Đánh giá về giá trị sử liệu của Việt kiệu thư, PGS.TS. Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng: “Do tính chất là một tập sử liệu nhằm phục vụ việc quân sự, Việt kiệu thư chứa trong mình nhiều thông tin đa chiều về Đại Việt. Trước hết, đó là nguồn sử liệu về mối quan hệ giữa triều Hồ, Lê sơ, và Mạc với nhà Minh. Ở những phần sử chí về lịch triều, các sử liệu không có nhiều điểm khác biệt so với các bộ sử lớn hơn. Nhưng, những phần sưu tầm về giai đoạn thế kỷ XV-XVI của cuốn sách này có thể đem đến nhiều sử kiện và văn kiện mới. Đây rõ ràng là nguồn tư liệu rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử quan hệ bang giao bổ sung cho các pho chính sử của cả hai phía”.
Tình Lê
">Ra mắt bộ tác phẩm 'Việt kiệu thư'
Robin Berman là một tiến sỹ về giáo dục, một phó giáo sư chuyên nghiên cứu về tâm thần học, đặc biệt là với đối tượng trẻ em và các bậc cha mẹ. Bà là tác giả của những cuốn sách ăn khách và nổi tiếng, trong đó có cuốn sách gối đầu giường của các bậc cha mẹ trên khắp thế giới là cuốn "Permission to Parent: How to Raise Your Child with Love and Limits".
Trong một bài viết của mình có tên "Mong muốn lạc hướng về việc muốn con cái chúng ta được hạnh phúc", bà đã chia sẻ và giải thích về cách thức vượt qua được xu hướng luôn luôn muốn can thiệp vào cảm xúc của con, và có lẽ quan trọng hơn là học cách làm gương cho con về việc điều hòa cảm xúc, ngay cả khi bậc cha mẹ không có những trải nghiệm đó khi còn nhỏ.
Theo TS Berman, đây là cách mà các bậc cha mẹ ngày nay hành xử: Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên về việc con cái chúng ta không vui, chúng ta lao vào xử lý, phục vụ trong khi ý định của chúng ta là hợp lý – sao phải để đứa trẻ chịu đựng khi thật dễ dàng để loại bỏ nỗi buồn. Hệ quả của việc bảo vệ con cái khỏi việc phải tự đối mặt với những thăng trầm trong cuộc sống là những hậu quả lâu dài, mà theo Dr. Berman là bao gồm sự thiếu tự chủ, thiếu khả năng điều hòa cảm xúc, và đòi hỏi trong tương lai về những mối quan hệ phụ thuộc và việc tìm kiếm các yếu tố an ủi từ bên ngoài.
Nuôi con trở thành một đứa trẻ hạnh phúc luôn là mong ước của hầu hết các bố mẹ, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện điều đó một cách đúng đắn. (Ảnh: Hải An)
Nuôi con trở thành một đứa trẻ hạnh phúc luôn là mong ước của hầu hết các bố mẹ, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện điều đó một cách đúng đắn. (Ảnh: Hải An)
Dưới đây là những phân tích rất chi tiết và đầy đủ của bà.
"Nỗi buồn - Chìa khóa để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc"
Khi tôi thực hiện các bài giảng về việc làm cha mẹ trên khắp đất nước, tôi luôn hỏi khán giả của mình: “Anh chị mong muốn điều gì nhất cho con cái của mình?” Tôi vẫn chưa nghe được câu trả lời mà tôi tìm kiếm. Lời đáp gần như mang tính toàn cầu mà tôi nhận được là: “Tôi chỉ muốn con cái của tôi được hạnh phúc.”
Xin lỗi các bạn, nhưng việc cố gắng làm cho con cái lúc nào cũng hạnh phúc đã trở thành một việc vô giá trị. Quan niệm ấy đã tạo ra hàng loạt những đứa trẻ cũng như người trẻ tuổi bất hạnh và mong manh. Hãy nghĩ đến nhân vật Veruca Salt trong “Charlie và nhà máy sản xuất sô-cô-la” của tác giả và điệp khúc nổi tiếng của cô bé: “Bố, con muốn nó ngay!” như một câu chuyện cảnh tỉnh. Bố cô bé càng nhanh chóng nhảy clacket (nhảy thiết hài – tap dance) để làm hài lòng cô thì cơn ăn vạ của cô càng gia tăng.
Đây là bí mật: Để có những đứa trẻ hạnh phúc, bạn phải dạy chúng cách chịu đựng cảm giác buồn bã. Tôi sẽ nói với bố của Veruca rằng ông ta nên dạy con gái mình xử lý được những cơn cảm xúc – những cảm giác như giận dữ, buồn bã, và vâng, cả thất vọng nữa – thay vì cố gắng bảo vệ cô bé khỏi những cảm xúc ấy.
Chỉ trong một thế hệ, chúng ta đã đi từ việc quát tháo, “Đi về phòng con đi vì bố/mẹ đã bảo thế!” đến “Ôi, con không muốn đi ngủ ư? Nào, hãy cùng nói về điều đó trong 2 tiếng.” Và còn nữa: “Mẹ sẽ nằm với con cho đến khi con ngủ, sau đó nhón chân ra khỏi phòng – ý là, nếu như mẹ cũng không ngủ thiếp đi trên giường của con và chính thức phá hỏng giấc ngủ của mình!”.Chúng ta đã trở thành thế hệ của các "Mr. Salts" – những người chuyên đi an ủi và xoa dịu, những bậc cha mẹ vô tình trở thành mối quan hệ phụ thuộc đầu tiên của chính con cái mình.
Chấp nhận, bao dung trước mọi cảm xúc của con là thử thách mà không phải cha mẹ nào cũng có thể dễ dàng vượt qua được. (Ảnh minh họa)
Khi bạn trở thành cha mẹ, bạn cũng trở thành huấn luyện viên cảm xúc, người hướng dẫn riêng cho con bạn về những cảm giác hàng ngày. Nhưng vì sao nhiệm vụ quan trọng này của cha mẹ lại có được ít sự chú ý đến thế? Những bậc cha mẹ đầy thiện ý dành lượng thời gian vô tận để giúp con mình nắm vững những kỹ năng mới, nhưng lại quên mất một sự thật rằng, giống như bóng đá và piano, việc con trẻ quản lý cảm xúc của mình là một kỹ năng chúng cần học và luyện tập. Bạn có thường nghe thấy: “Tôi đang luyện giấc ngủ cho con, con trai tôi đang tập violon, tôi đang huấn luyện cho đội bóng đá của con gái, chúng tôi đang cùng đến Kumon để học toán...” Vậy, trường Kumon dạy cảm xúc thì đâu?
Không có lúc nào là quá sớm để chỉ cho con trẻ thấy cách thức xử lý với cảm xúc của mình, bởi trẻ em có những nơ-ron thần kinh phản chiếu trong não bộ. Chúng học theo cách hành xử của chúng ta, gần như là mượn một phần hệ thống thần kinh của bố mẹ để tạo lập nên hệ thần kinh của mình. Khi cha mẹ quản lý tốt cảm xúc của họ ngay từ khi con còn nằm nôi, họ đã giúp con mình học cách xử lý cảm xúc một cách tích cực.
Một trong những món quà tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao cho con cái là chỉ cho chúng thấy cách thức cài đặt và sử dụng chiếc rơ-le cảm xúc của mình. Chiếc rơ-le này sẽ giúp chúng đắc lực trong cả cuộc đời. Điều này được khoa học chứng minh.Những đứa trẻ và người trưởng thành nào quản lý tốt cảm xúc của mình thì hiểu và hài lòng với chính mình hơn, dễ dàng hơn trong môi trường công việc, bạn bè, và tình yêu. Ngược lại, những người lớn và trẻ mới lớn không điều tiết được cảm xúc của mình thường tìm kiếm sự an ủi từ bên ngoài. Họ tìm niềm an ủi trong đồ ăn, các chất gây nghiện, rượu bia, họ bị dính vào những mối quan hệ tiêu cực, trở nên phụ thuộc vào người khác v.v... Khi những cá nhân này trở nên quá lo lắng, quá buồn, hoặc quá dễ bị kích động, họ sẽ phải tìm đến bác sĩ tâm lý hoặc họ sẽ luôn ở trên chuyến tàu lượn siêu tốc về cảm xúc. Và chuyến tàu này thì không thích thú gì.
Thật không may, chúng ta đang sống trong một xã hội chứa đầy một thứ mà các nhà tâm lý học gọi là ảnh hưởng rối loạn (dysregulated affect) (cảm xúc dễ bị thay đổi - labile emotions) - tức là những người lớn không thể điều hòa được cảm xúc của mình. Họ cắn môi, họ hét, họ gọi những tên tục, và luôn đổ lỗi.
Những đứa trẻ không biết kiểm soát cảm xúc thường tìm niềm an ủi trong đồ ăn, các chất gây nghiện, rượu bia, họ bị dính vào những mối quan hệ tiêu cực, trở nên phụ thuộc vào người khác... (Ảnh minh họa)
Các phương tiện truyền thông chỉ càng làm sự nhiễu loạn này trầm trọng thêm. Tôi lo lắng về sự thiết hụt của định hướng tích cực trên truyền thông. Trước kia, khi cha mẹ không thể quản lý được cảm xúc của mình, trẻ em có thể tìm đến Mike Brady hoặc Mr. Rogers là những người làm gương cho cảm xúc điều hòa và bình tĩnh. Còn giờ đây, những chương trình TV thực tế đề cao ảnh hưởng rối loạn (dysregulated affect). Một “Bà nội trợ” từ bất kỳ đâu cũng cư xử quá đáng hoặc ném đồ thuỷ tinh. Các ứng cử viên tổng thống thì gọi tên tục, đổ lỗi, bộc lộ sự tức giận trên truyền hình. Chính những “tiêu chuẩn” mới này của cách hành xử tiêu cực càng làm tăng tầm quan trọng của việc cha mẹ dạy trẻ cách xử lý những cảm xúc khó khăn.
Đây là một thử thách lớn đối với các bậc cha mẹ chưa từng có cho chính mình một tấm gương tốt. Nếu cha mẹ của bạn đã không có một phong vũ biểu cảm xúc cho chính họ - nếu họ đã la hét, đánh bạn, nói xấu bạn, và thu hồi tình yêu dành cho bạn khi họ thấy bạn “hư” – thì làm sao bạn có thể dạy con mình theo một cách khác đây.
Tôi nhìn thấy hàng ngày những ví dụ về cách cha mẹ lặp lại xu hướng hành xử tiêu cực. Tuần trước, ở một bể bơi khách sạn, tôi nghe thấy một người cha mắng con mình: “Con là đứa trẻ duy nhất kêu ca trong cả cái bể bơi này. Bố sẽ không chơi với con nữa.” Cũng tuần đó, tôi thấy một người mẹ dọa bỏ đứa con 4 tuổi của cô ấy ở lại trong cửa hàng nếu cô bé không cư xử ngoan ngoãn. Và thêm một ông bố hét lên với đứa con 3 tuổi ngọ nguậy của mình trong nhà hàng: “Con chính là lý do mà bố sẽ phải mua đồ mang về.”
Những ảnh hưởng đầu tiên này sẽ tạo ra một vòng quay mãi mãi, tạo ra những đứa trẻ mà khi lớn lên có thể không biết cách quản lý cảm xúc của mình ra sao.
Vậy bạn có thể làm gì? Đây là danh sách ngắn của tôi về cách dạy cho con bạn cách quản lý những cảm xúc khó khăn:
1. Bao dung/chịu đựng (tolerate) những cảm xúc tiêu cực của con mình mà không vội vàng lao vào giúp chúng xử lý hoặc dồn thêm cho con những cảm xúc của chính mình
Khi bạn có một ngày tồi tệ và phàn nàn về nó với bạn đời của mình, bạn không muốn anh ấy/cô ấy đáp lại về việc anh ấy/cô ấy có thể sửa chữa vấn đề như thế nào (hoặc hùa thêm vào bằng chính câu chuyện của anh ấy/cô ấy) – bạn chỉ muốn bộc lộ cảm xúc của mình và muốn được lắng nghe. Trẻ em cũng vậy. Nếu con bạn khóc vì bị điểm kém, đừng nói, “Mẹ không thể chịu nổi thầy giáo đó.” bởi câu nói đó chính là cách bạn dồn thêm cảm xúc của mình lên đứa trẻ.
Hãy vượt qua sự thôi thúc dừng những giọt nước mắt bằng cách nói rằng bạn sẽ nói chuyện với thầy giáo (bạn đang lấy mất sự tự chủ của con mình). Thay vào đó, hãy thử: “Bố/mẹ có thể thấy là con đang không vui. Con định sẽ làm gì? Lần sau thì con sẽ làm như thế nào?” Chúng ta không muốn dạy con luôn tìm đến chúng ta để có cách giải quyết mỗi vấn đề, hoặc biến chúng ta thành mối quan hệ phụ thuộc đầu tiên của con – khi cha mẹ động não quá nhiều thì con sẽ động não quá ít.
Để vun đắp sức mạnh bên trong và sự dẻo dai cho con cái, các bậc cha mẹ cần thành thạo việc chịu đựng/bao dung với chính những cảm xúc khó khăn của mình, và chiến thắng mong muốn cháy bỏng là cứu con mình ra khỏi những cảm xúc tiêu cực. Cha mẹ cần tập cách thoải mái với cảm giác không thoải mái khi phải nhìn con mình vật lộn. Nếu bạn lao vào và cứu con mình, bạn gửi cho con một thông điệp rằng con không thể tự xử lý cảm xúc. Quả là rất khó khi phải nhìn đứa trẻ mà bạn yêu thương tha thiết phải vất vả hay buồn bã.
Nhưng vượt qua những trạng thái cảm xúc khó khăn của bản thân là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng. Trẻ chỉ có thể làm tốt việc đó khi chúng được cho phép tập luyện. Vì thế, nguyên tắc đối với cha mẹ là: Khi nghi ngờ, hãy đứng ra xa. Hãy cho con bạn món quà tuyệt vời của việc tự vượt qua những cảm xúc của chính mình.
2. Nếu bạn đối xử với con cái theo kiểu chúng thật “mỏng manh”, chúng sẽ tiếp tục mỏng manh như vậy
Hãy nói với con trên cơ sở những điểm mạnh của chúng thay vì những điểm yếu: “Mẹ biết là rất khó để nói với bạn con rằng con đang không vui vì việc đã xảy ra, nhưng mẹ tin là con làm được, và mẹ cũng chắc rằng con sẽ cảm thấy gần gũi với bạn hơn sau khi con làm điều đó.” “Mẹ biết con lo lắng về việc ngủ lại nhà Jack lần đầu tiên, nhưng mẹ sẽ có mặt ở đó vào buổi sáng để đón con, và con cảm thấy nhớ nhà thì là bình thường thôi.” Hãy để con bạn tập vượt qua những hàng rào cảm xúc nho nhỏ này, để khi lớn lên, chúng có thể xử lý được những cảm xúc mạnh hơn.
Hãy trở về với thiên nhiên và làm theo cách mà người mẹ vĩ đại – Mẹ Thiên Nhiên – đã làm. Nếu gà mẹ cố tìm cách làm vỡ vỏ trứng để giúp gà con chui ra, gà con sẽ chết. Nếu chúng ta cứ “bay vè vè” bên trên và liên tục cứu con mình khỏi việc cảm thấy buồn bã, chúng ta đang ngăn cản chúng lớn lên mạnh mẽ.
3. Bạn phải TRỞ THÀNH tấm gương trước khi bạn có thể DẠY bài học
Việc này khó đấy. Nó đòi hỏi cha mẹ phải tự phản ánh về bản thân mình. Cha mẹ càng hiểu rõ và nắm bắt được bản thân mình tốt bao nhiêu thì càng làm cha mẹ tốt bấy nhiêu. Đơn giản là thế. Chúng ta cần nhìn thật kỹ cách mà chúng ta đang làm gương cho con trẻ. Chúng ta không muốn gào thét vào mặt con để bắt con dừng gào thét hoặc quát nạt chúng để bảo chúng bình tĩnh lại. Chúng ta phải dành một phút tự khép bản thân vào kỷ luật trước khi yêu cầu kỷ luật với con.
Các bậc cha mẹ thường hỏi tôi có tin vào hiệu quả của việc phạt "time-out" hay không. Tôi có – nhưng không phải cho bọn trẻ - mà là cho cha mẹ! Hãy tạm lánh ra chỗ khác trước khi bạn nói điều mà bạn có thể sẽ tiếc nuối khi đang trong cơn cao trào. Một người mẹ thấy con mình nói dối và ngay lập tức la lên: “Sau tất cả những gì mẹ làm cho con, đây là cách con đối xử với mẹ sao? Con hư quá đấy!” Nếu người mẹ ấy đã cho mình khoảng thời gian một giờ hoặc một ngày, có thể cô ấy đã có thể truyền thải thông điệp một cách bình tĩnh hơn, thay vì dán nhãn cho con mình. Nếu cô ấy đã tự cho mình một quãng time-out, cô ấy đã có thể thay việc gọi tên bằng một cuộc nói chuyện thấu đáo hơn về giá trị của lòng trung thực.
Việc dạy con cái quản lý cảm xúc đòi hỏi chúng ta trước hết học cách điều tiết cảm xúc của chính mình. Làm cha mẹ là cơ hội tuyệt vời để tự rèn giũa bản thân, nhờ đó chúng ta dạy dỗ con cái tốt hơn.
Một đứa trẻ biết cách quản lý cảm xúc của mình sẽ là một đứa trẻ hạnh phúc. (Ảnh minh họa)
4. Đồng cảm với cảm xúc của con – đừng phủ nhận chúng
Việc phủ nhận cảm xúc không bao giờ khiến chúng qua đi. Việc nói những điều như: “Thôi con nín đi, có đau đâu nào,” hoặc “Con đừng sợ, bộ phim đó có đáng sợ đến thế đâu,” không khiến cảm xúc mất đi, mà có thể khiến những cảm xúc thực sự bị ẩn sâu xuống dưới. Hãy hiểu cho con bạn: “Mẹ có thể nhìn gương mặt con và biết là bộ phim đó thực sự làm con thấy sợ.” Sự đồng điệu về cảm xúc tạo ra sự an toàn cảm xúc cho con bạn.
Bước đầu tiên cha mẹ cần thể hiện là, “Mẹ thấy con, mẹ hiểu con, mẹ nghe con.” Đồng cảm là nguyên liệu quan trọng nhất vì trẻ em vô cùng thành thạo ngôn ngữ cảm xúc. Sự cảm thông của cha mẹ giúp chúng giải mã và quản lý cảm xúc của mình. Hãy nói với con bạn: “Mẹ biết con muốn thức thêm – mẹ rất hiểu – nhưng giờ đi ngủ là 8 giờ.”
Một cách đầy yêu thương, bạn vừa thừa nhận cảm xúc của con vừa giữ được lập trường. Là cha mẹ, chúng ta thường bỏ qua phần cảm thông và đi thẳng đến phần dạy bảo: “Trả lại Lego cho bạn đi,” thay vì “Mẹ thấy là con rất muốn chơi Lego, nhưng Jack đang chơi nó trước.” Hoặc, “Mẹ biết con rất muốn đến bữa tiệc của Jane, nhưng không có cha mẹ ở đó trông nom các con, nên mẹ xin lỗi, con không thể đi được.” Bạn muốn cho thấy là bạn nghe, bạn thấy, bạn hiểu con – sự đồng cảm sẽ làm nhẹ bớt những cảm xúc khó khăn.
5. Tự hỏi bạn thân điều đó có nghĩa thế nào với bạn. Đừng lẫn lộn nhu cầu của mình với nhu cầu của trẻ.
Thường khi, việc không chịu được sự buồn bã của con lại liên quan hoàn toàn với tuổi thơ của chính chúng ta. Khi con bạn buồn và bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng hoặc buồn bã, hãy hỏi chính mình: “Điều này có nghĩa là gì với mình?” Nước mắt và sự thất vọng của con đang gợi cho bạn điều gì? Nếu bạn thấy mình đang khóc như mưa như gió vì con mình bị loại khỏi đội, liệu có phải vì bạn đã từng bị như thế? Nếu bạn rất khó chịu mỗi khi con bạn muốn một thứ gì đó, liệu có phải bởi vì hồi nhỏ bạn không được cho phép có bất kỳ nhu cầu gì hoặc không hề có chút tiếng nói nào?
Như người ta đã nói, “Hysterical is historical” (Sự rối loạn là có căn cứ): Nếu bạn cảm thấy lấn bấn quá mức với một tình huống nào đó xảy ra với con mình, thường thì nó có liên quan nhiều đến chính quá khứ của bạn. Hãy dùng những cảm xúc nặng nề của mình như một cơ hội để chính mình lớn lên. Nếu bạn giải quyết được gốc rễ của việc bạn quá bận tâm về một vấn đề cụ thể mà con bạn gặp phải, bạn có thể giải phóng được cho cả mình và con.
6. Đừng trao đổi cảm xúc với đồ ăn, quà cáp, hoặc những thiết bị điện tử
Nếu chúng ta không muốn con cái mình tìm kiếm sự an ủi từ bên ngoài, chúng ta cần thôi nói: “Nếu con nín, mẹ sẽ cho con cái bánh,” hoặc, “Nếu con chán, con buồn, con có thể chơi game trên điện thoại của mẹ.” Đừng khiến tôi phải bắt đầu câu chuyện về việc sử dụng các thiết bị điện tử như vật an ủi. Bạn có thể khiến nước mắt con ngừng rơi trong thời gian ngắn, nhưng tôi chắc chắn là về dài hạn thì sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn để con rèn luyện qua cảm xúc của mình.
Bạn để ý xem, trong từ “emotion” có “motion”: Hãy để con cái chúng ta đi qua những cảm xúc của chúng; đừng tìm cách chặn chúng lại. Khi chúng ta cảm thấy bế tắc với con, thì đó thường là cơ hội tuyệt vời để tất cả cùng trưởng thành. Con trẻ sẽ không tan vỡ vì những cảm xúc khó khăn của chúng, chúng sẽ học được cách vượt qua. Một phần quan trọng của sức khoẻ tinh thần là làm hoà được với những cảm xúc của mình, biết rằng mình không cần trốn tránh chúng, tiêu diệt chúng, mà hiểu rằng bạn có sự linh hoạt và dẻo dai về cảm xúc để cảm thấy an toàn với chính mình.
Hãy tưởng tượng rằng tất cả chúng ta đều học được cách quản lý cảm xúc, tưởng tượng rằng mỗi đứa trẻ và người lớn đều biết cách cài đặt và điều tiết chiếc rơ-le cảm xúc của mình. Chúng ta sẽ xây dựng một xã hội nơi các cặp đôi đạt được mong muốn, những người đồng nghiệp có thể cùng nhau giải quyết vấn đề một cách suôn sẻ, một thế giới nơi bạo lực được đẩy lùi và các mối quan hệ bớt căng thẳng.
Chúng ta vẫn sẽ có những lúc thất vọng và buồn bã, nhưng chúng ta đã có hộp công cụ cảm xúc để xử lý những thách thức. Vì thế, lần tới khi tôi giảng cho các bậc cha mẹ và hỏi khán giả điều mà họ mong muốn nhất cho con cái của mình, tôi sẽ mãn nguyệt nếu ai đó nói: “Tôi muốn nuôi dạy những đứa trẻ có thể quản lý được cảm xúc của mình.” Điều đó, tôi cam đoan với bạn, là bước tiến lớn đến với việc nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc.
(Theo Afamily/ Goop)
">Bố mẹ đã sai lầm như thế nào khi muốn nuôi dạy con trở thành đứa trẻ luôn hạnh phúc