您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Holstein Kiel, 02h30 ngày 25/1: Chủ nhà thắng thế
NEWS2025-01-28 13:44:39【Nhận định】7人已围观
简介 Hư Vân - 24/01/2025 11:30 Kèo vàng bóng đá lịch bóng đá aff cup 2024lịch bóng đá aff cup 2024、、
很赞哦!(26433)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1: Cửa trên ‘tạch’
- 11 tháng 5 ngày tập 28: Nhi tìm mọi cách để gần gũi Đăng
- Ca sĩ 27 tuổi cầu cứu tiền ủng hộ để phẫu thuật ung thư não
- NSND Bạch Tuyết, Hoàng Thùy Linh được đề cử giải thưởng TikTok Award 2022
- Nhận định, soi kèo Napoli vs Juventus, 0h00 ngày 26/1: Nối mạch bất bại
- Gạ 5 nhân viên đi khách sạn cùng lúc và cái kết bất ngờ
- NSND Tống Toàn Thắng 4 lần suýt chết khi diễn với trăn
- Bếp ăn 0 đồng giúp người khó khăn ở Đà Nẵng
- Nhận định, soi kèo Qarabag vs Steaua Bucuresti, 00h45 ngày 24/01: Bất phân thắng bại
- Bộ Văn hoá làm việc với Vietjet vụ Lại Thanh Hương
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo TPHCM vs SHB Đà Nẵng, 19h15 ngày 24/1: Vùi dập đối thủ
- Tin tức trên được đăng trong những ngày các thành phố lớn ở Việt Nam đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, lên đến 41 độ C.
"Urban heat island" hay hiện tượng "Đảo nhiệt đô thị" không chỉ là vấn đề thời tiết của những ngày nắng nóng, mà còn là hậu quả của quá trình đô thị hóa ồ ạt. Các khu vực đô thị phát triển không kiểm soát thường thiếu cây xanh và có nhiều bề mặt hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời, như đường nhựa, tường gạch và mái tôn. Mật độ xây dựng cao cũng góp phần tăng cường sự giữ nhiệt trong không khí, khiến cái nóng trở nên khắc nghiệt hơn.
Lắp điều hòa trở thành biện pháp phổ biến để giải quyết vấn đề nhiệt độ trong mùa nắng nóng. Tuy nhiên, đây là giải pháp tạm thời và không bền vững. Máy điều hòa hoạt động bằng cách hấp thụ nhiệt bên trong và thải ra bên ngoài, tạo ra một vòng lặp không khí nóng. Lắp đặt càng nhiều máy điều hòa càng làm cho không khí trở nên nóng nực hơn.
Trồng cây xanh giảm nhiệt là giải pháp ai cũng biết. Tuy nhiên, việc trồng cây thân gỗ tạo bóng mát cần mất ít nhất vài năm, thậm chí cả hàng chục năm. Phương án đào hồ hay quy hoạch thêm mặt nước, mảng xanh trong đô thị để giải nhiệt cũng không khả thi ở các khu vực trung tâm do quỹ đất đã cạn kiệt và đòi hỏi chi phí không nhỏ.
Theo tôi, có ba giải pháp thực tiễn, tiết kiệm chi phí, và quan trọng nhất, có thể nhanh chóng giúp TP HCM và các đô thị khác ở Việt Nam giảm bớt phần nào cảnh nắng nóng cực đoan cho mùa khô sang năm và về lâu dài, đảm bảo một môi trường sống dễ chịu hơn.
Thứ nhất là nhanh chóng phủ xanh các công trình hạ tầng, trạm xe bus, mái che, mặt đứng các tòa nhà... bằng các loại dây leo.
Dây leo có tốc độ mọc thần tốc, phát triển rất nhanh trong thời gian ngắn và lại cần ít diện tích đất và ít công chăm sóc. Dây leo có thể phát triển trong mùa mưa năm nay, đón đầu cho mùa nóng kế tiếp.
Theo nghiên cứu chụp bằng camera nhiệt FLIR tôi thực hiện gần đây, dây leo phủ trên bề mặt có thể giảm 10-12 độ C nhiệt độ so với bề mặt bê-tông trần. Ngoài ra, cây dây leo có thể làm dịu không khí xung quanh nhờ khả năng tăng độ ẩm tương đối.
Các loại dây leo khá thân thuộc với người Việt Nam gồm có: Hoa giấy (Bougainvillea), Dây sử quân tử (Fructus Quisqualis), Dây tigon (Antigonon leptopus), Dây đậu biếc (Clitoria ternatea), Dây thằn lằn (Ficus pumila) và Cúc tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica). Đây cũng là các loại dây leo được trồng chủ lực tại Singapore cho nhiều mục đích khác nhau như: tạo mảng xanh, trang trí, phủ xanh bề mặt bê-tông và che nắng trực tiếp trên mặt đứng tòa nhà.
Các loại cây này ít cần nước và không có mùi khó chịu hay gây dị ứng, được cơ quan cây trồng và công viên đô thị Singapore (NParks) chọn lựa và ứng dụng rất thành công trong chiến dịch "xanh hóa hạ tầng đô thị" từ năm 2015.
Giải pháp thứ hai là tăng cường sử dụng hệ thống hybrid cooling kết hợp các phương pháp làm mát như sử dụng quạt cỡ lớn tốc độ chậm để tạo luồng không khí lưu thông.
Hybrid cooling, nói nôm na là, thay vì đóng kín mít phòng và bật nhiệt độ 18 độ C để làm mát, bạn hãy mở hé cửa sổ một tí, bật điều hòa ở 27 độ C và bật quạt trần quay tốc độ thấp nhất cùng lúc. Cảm giác thoải mái sẽ gần như nhau, vừa có không khí đối lưu thoáng mát, vừa tiết kiệm điện hơn hẳn. Kết hợp này giúp người sử dụng cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với việc sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp trong không gian bọc kín mít suốt thời gian dài.
- - Sau đêm diễn đầu tiên, rạp Thầy Năm Tú trở thành rạp cải lương đầu tiên ở miền Nam. Và cũng chính tại rạp hát này, công chúng lục tỉnh Nam kỳ đã được xem vở cải lương đầu tiên vào tối 15/3/1918.
Chúng tôi đứng trước rạp hát Thầy Năm Tú (phường1, TP. Mỹ Tho), các cửa đều đóng chặt, nhiều pano quảng cáo, nhiều chân dung nghệ sĩ được treo ở những vị trí dễ thấy. Tấm áp phích chương trình "Ngân mãi tiếng tơ đồng" lần 2 đập vào mắt người qua đường. "Nhờ có nó mà 2 tháng nay cứ đến đầu tháng, rạp mở cửa một lần", một người dân cho biết...
Rạp Thầy Năm Tú là rạp hát đầu tiên tại miền Nam được xây dựng vào năm 1905. Chủ rạp hát này là một nhà giáo giàu có, quê ở làng Vĩnh Kim, ông Châu Văn Tú, thường được gọi là thầy Năm Tú.
Rạp "Thầy Năm Tú" - rạp cải lương có tuổi thọ trên 100 năm tại Mỹ Tho (Tiền Giang)
Ban đầu rạp chỉ dùng cho chiếu bóng. Đến năm 1918, thầy Năm Tú mới lập ra gánh hát Thầy Năm Tú. Gánh hát này được tập hợp từ gánh hát của André Thận vừa tan rã. Thầy Năm Tú đã tuyển thêm đào kép, sắm thêm đạo cụ và nhất là tìm thêm người viết tuồng để nó trở thành gánh cải lương đầu tiên ở miền Nam.
Sau đêm diễn vở cải lương đầu tiên, hàng đêm rạp Thầy Năm Tú luôn sáng đèn và khán giả đến xem kín cả rạp. Thời vàng son của cải lương kéo dài khá lâu.
Lúc này, nghệ thuật cải lương chưa được trọn vẹn nhưng các nghệ sĩ vẫn cố gắng đem hết khả năng và trí tuệ phục vụ khán giả. Năm 1920, bản "Dạ cổ hoài lang" của Cao Văn Lầu xuất hiện, để sau đó cải biên thành vọng cổ bổ sung cho cải lương hoàn chỉnh đến ngày nay.
Ngoài gánh hát Thầy Năm Tú, còn có nhiều gánh hát khác mới thành lập. Cải lương trở thành món ăn không thể thiếu của người dân miền Nam và cả nước.
Gánh hát Thầy Năm Tú hoạt động miệt mài cho đến năm 1928 thì sa sút. Không còn khả năng hoạt động, thầy Năm phải cho giải tán gánh hát và bán rạp.
Thời điểm này, tại Mỹ Tho xuất hiện một gánh hát mới mà tầm cỡ và quy mô hoạt động còn hơn nhiều lần, đó là gánh hát và rạp hát Huỳnh Kỳ, của Bạch công tử Lê Công Phước.
Siêu thị Tiền Giang trước đây là rạp Huỳnh Kỳ của Bạch Công tử
Là người từng du học tại Pháp về nghệ thuật sân khấu, Bạch công tử đã kết hợp với Nguyễn Ngọc Cương lập gánh Phước Cương.
Chỉ một năm sau, Bạch công tử tách ra lập gánh Huỳnh Kỳ, giao cho vợ là nghệ sĩ Phùng Há làm bầu gánh. Gánh hát quy tụ được rất nhiều đào kép nổi tiếng thời bấy giờ.
Theo nhiều tài liệu ghi lại, đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở vùng lục tỉnh Nam kỳ. Ông cũng cho xây dựng rạp hát cũng với tên Huỳnh Kỳ tại Mỹ Tho để làm nơi gánh hát biểu diễn thường xuyên.
Cải lương ngày càng được nhiều người hâm mộ. Rạp cải lương được mở ra trên cả miền Nam và dĩ nhiên rạp Thầy Năm Tú và rạp Huỳnh Kỳ vẫn là những rạp tiên phong trong thời kỳ này.
Nhiều tuồng cải lương đến hôm nay vẫn còn nhiều người nhớ đến như: Áo cưới trước cổng chùa, Dưới hai màu áo, Lan và Điệp, Lỡ bước sang ngang, Tô Ánh Nguyệt.
Cải lương tiếp tục sống và lớn mạnh cho đến năm 1980 bắt đầu vơi khách và đến 1985 thì ánh đèn sân khấu dường như tắt lịm.
Trải qua các thời kỳ hưng phế của cải lương đến hôm nay, rạp Huỳnh Kỳ trở thành siêu thị.
Năm 2014, rạp Thầy Năm Tú được khởi công xây dựng, tu bổ hoàn tất vào tháng 12 với kinh phí gần 3 tỷ đồng, tổng diện tích 542 m2. Rạp đi vào hoạt động 7/2015 và chính thức đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Nhưng cũng từ đó, ánh đèn trên sân khấu của rạp Thấy Năm Tú cũng chỉ le lói qua đêm. Mãi cho đến ngày 5/11/2016 vừa qua, đêm nghệ thuật cải lương “Ngân mãi tiếng tơ đồng” nhằm phục vụ miễn phí công chúng mộ điệu cải lương được công diễn.
Chương trình do nghệ sĩ Võ Huỳnh Mơ, Đoàn Nghệ thuật tổng hợp tỉnh Tiền Giang, đứng ra tổ chức, như làm bừng tỉnh giấc ngủ vùi của cải lương.
Áp phích "Ngân mãi tiếng tơ đồng" lần 2
Đúng 1 tháng sau, “Ngân mãi tiếng tơ đồng lần 2” tiếp tục đánh thức giấc ngủ của cải lương.
Qua 2 lần trình diễn, nhiều trích đoạn cải lương vang bóng một thời như: Lan và Điệp, Tô Ánh Nguyệt, Giũ áo bụi đời (lần 1) và Bên cầu dệt lụa, Hòn vọng phu và Tình mẫu tử (lần 2) đã được đông đảo công chúng mộ điệu nhiệt liệt hưởng ứng.
Nghệ sĩ Võ Huỳnh Mơ trong một trích đoạn cải lương
Nghệ sĩ Võ Huỳnh Mơ bày tỏ: "Là một nghệ sĩ cải lương, tôi không thể đứng nhìn bộ môn nghệ thuật mình theo đuổi bị mai một. Tôi cố gắng duy trì một tháng một lần phục vụ miễn phí bà con.
Rất tiếc chương trình lần 3 không thể xuất hiện trong dịp Tết đến nên đành lỗi hẹn bà con. Chúng tôi mong sao tiếng hát sẽ mãi vang lên, ánh đèn luôn rực rỡ để cái nôi của cải lương miền Nam được tỏa sáng.
Tôi chỉ sợ rằng khả năng không cho phép nên mong mỏi sẽ có thêm nhiều bàn tay góp sức, chăm lo cho nền cải lương tỉnh nhà".