您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Sepahan vs Sharjah, 22h59 ngày 05/11: Kết quả lặp lại
NEWS2025-02-01 19:57:56【Bóng đá】5人已围观
简介 Pha lê - 04/11/2024 15:42 Nhận định bóng đá g lịch âm lịch năm 2024lịch âm lịch năm 2024、、
很赞哦!(36)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01
- Phú Quốc tồn đọng gần trăm hồ sơ, đề xuất cho phân lô tách thửa trở lại
- Uống nhầm nước làm mát ô tô cặp vợ chồng phải nhập viện cấp cứu
- Các thực phẩm làm thuốc giảm tác dụng và gây hại sức khỏe khi uống cùng
- Nhận định, soi kèo Club Leon vs Guadalajara, 10h00 ngày 29/1: Bất ngờ từ đội khách
- Malaysia phanh phui đường dây buôn lậu bằng cách 'nhân bản ô tô'
- Cả tháng cha không kiếm nổi 1,5 triệu đồng mua thuốc cho con
- Hà Nội điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Gia Lâm
- Nhận định, soi kèo Lens vs Angers, 23h15 ngày 26/1: Phong độ trái ngược
- Airbnb liệu có 'sống sót' sau khủng hoảng Covid
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Goztepe, 23h00 ngày 26/1: Quá khó cho tân binh
Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 17 được UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức trực tuyến, kết nối tới 27 UBND cấp huyện (Ảnh: Sở TT&TT Thanh Hóa cung cấp)
Theo thông tin từ Phòng Quản lý CNTT, Sở TT&TT tỉnh Thanh Hóa, Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh vừa tổ chức hội nghị trực tuyến “Sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
Trong năm vừa qua, triển khai các nhiệm vụ của Nghị quyết 17, Thanh Hóa đã đưa Cổng dịch vụ công của tỉnh đi vào hoạt động. Đồng thời, triển khai tích hợp hệ thống thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt (VNPT Pay) để thanh toán phí, lệ phí.
Bên cạnh đó, tỉnh đã hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP), kết nối liên thông với Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ việc gửi, nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp chính quyền từ Trung ương đến cấp xã. Theo thống kê, đến tháng 4/2020, tỷ lệ văn bản gửi qua mạng của tỉnh đạt 96%, của toàn quốc đạt 86,5%.
Hệ thống phòng họp trực tuyến tại 215 điểm cầu (gồm 83 điểm cầu của khối các cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện; 132 điểm cầu của UBND cấp xã) cùng hệ thống đăng nhập tập trung của tỉnh (https://dangnhap.thanhhoa.gov.vn) đã được đưa vào sử dụng, đảm bảo thuận tiện cho người dùng.
Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã chủ động đưa nhiều giải pháp, ứng dụng mới có hiệu quả thiết thực, kịp thời trong thời gian phòng chống dịch bệnh, như: họp không giấy tờ và kết nối trực tuyến; ứng dụng trên smartphone và trang điều hành của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh, các ứng dụng dạy học trực tuyến...
Cũng tại hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 17, các đại biểu tại 27 điểm cầu ở UBND huyện đã thông tin về những khó khăn, vướng mắc, đó là: hạ tầng CNTT cho các ứng dụng còn hạn chế; nhân lực dành cho ứng dụng CNTT, năng lực sử dụng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức cấp xã còn chưa đảm bảo…
Trên cơ sở đó, nhiều kiến nghị đã được đưa ra, trong đó có việc cần có nguồn lực hỗ trợ huyện trang bị thiết bị về hạ tầng để sử dụng các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức cấp xã; tăng cường hướng dẫn trên hệ thống thông tin đại chúng về việc ứng dụng CNTT đến xã và dịch vụ công trực tuyến...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, nhấn mạnh: Hiện nay, các điều kiện cần và đủ để đột phá trong xây dựng Chính quyền điện tử đã đảm bảo; thể chế đã được cụ thể hóa và hoàn toàn đảm bảo trong việc gửi, nhận văn bản và trao đổi thông tin trên môi trường mạng.
“Việc lưu trữ điện tử đã có Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định rõ; hạ tầng CNTT của tỉnh hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu cho việc triển khai các ứng dụng trong việc xây dựng Chính quyền điện tử. Tuy nhiên, cần xác định rõ mục tiêu và các nhiệm vụ để hoàn thiện hạ tầng CNTT để triển khai các ứng dụng một cách đồng bộ, toàn diện”, ông Xứng nhận định.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng phát biểu tại hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 17.
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở TT&TT sớm tổ chức hội nghị báo cáo tiến độ các dự án xây dựng chính quyền điện tử đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 172/NQ-HĐND và chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo về hạ tầng, các phần mềm ứng dụng CNTT trong việc xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh.
Sở TT&TT Thanh Hóa có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh về tăng cường xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử và phòng họp không giấy tờ; cơ chế chính sách hỗ trợ cán bộ làm việc tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Đồng thời, lựa chọn cán bộ làm việc tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, nghiên cứu cơ chế để bảo vệ an ninh.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng cũng nêu rõ một số mốc thời gian triển khai các nhiệm vụ: Từ ngày 22/5/2020, 100% văn bản, hồ sơ điện tử của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh phải được lưu trữ và thực hiện trên môi trường mạng; Từ ngày 30/6/2020, 100% văn bản, hồ sơ điện tử của UBND các huyện, thị xã, thành phố được lưu trữ và thực hiện trên môi trường mạng;
Từ ngày 30/8/2020, 100% văn bản, hồ sơ điện tử của UBND cấp xã được lưu trữ và thực hiện trên môi trường mạng; Từ ngày 1/8/2020, 100% các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện triển khai hệ thống phòng họp không giấy tờ.
Sở TT&TT Thanh Hóa còn được yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các giải pháp chính quyền điện tử xuống từng cấp cơ sở. Đài Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở TT&TT lên kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền, cập nhật về lợi ích của việc thực hiện giao dịch giấy tờ qua môi trường mạng.
Vân Anh
">Thanh Hóa triển khai phòng họp không giấy tờ trên toàn tỉnh từ 1/8/2020
- Sở Xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo số liệu về nhà ở và thị trường BĐS trên địa bàn trong quý 4 và cả năm 2020.
Về nguồn cung, tổng số dự án nhà ở cung ứng ra thị trường trong năm 2020 giảm 34% so với năm ngoái. Thị trường đang bị mất cân đối về cơ cấu sản phẩm nhà ở.
Là phân khúc thường chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng thời gian qua, tỷ lệ nhà ở bình dân liên tục giảm, từ 51% xuống còn 1%. Trong khi đó, phân khúc căn hộ trung cấp và cao cấp không ngừng tăng.
Theo ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, đây là dấu hiệu lệch pha cung – cầu và chỉ dấu rõ rệt cho thấy thị trường BĐS Thành phố phát triển thiếu bền vững.
Thị trường BĐS TP.HCM đang mất cân đối về cơ cấu sản phẩm nhà ở. Do kiểm soát tốt dịch Covid-19 và nguồn cung nhà ở tăng, thị trường BĐS TP.HCM quý 4/2020 được đánh giá phát triển tốt hơn quý trước. Trong 4 tháng cuối năm, Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện huy động vốn, bán nhà ở hình thành tương lai cho 11 dự án (10.173 căn), tăng 97% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung nhà ở tăng nhưng chủ yếu tập trung ở phân khúc trung cấp và cao cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thật của đại đa số người dân có thu nhập thấp. Không có dự án nhà ở xã hội và dự án nhà ở công nhân nào được cấp phép mới. Ngoài ra, cũng không có dự án du lịch nghỉ dưỡng nào có mặt trên thị trường.
Tính cả năm 2020, trên địa bàn TP.HCM có 38 dự án nhà ở thương mại hình thành tương lai được phép huy động vốn; 14 dự án được cấp giấy phép xây dựng; 10 dự án nhà ở xã hội đang triển khai và 4 dự án hoàn thành.
So với năm trước, theo Sở Xây dựng, lượng giao dịch nhà ở trên địa bàn TP.HCM chậm hơn. Tình trạng lệch pha cung – cầu tăng đáng kể do nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang phát triển nhà ở phân khúc trung và cao cấp.
Về hàng tồn kho, Bộ Xây dựng yêu cầu số liệu hàng tồn kho BĐS được tính từ thời điểm sau 1 năm kể từ ngày BĐS đó đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh nhưng chưa bán hoặc chưa bán được. Tuy nhiên, Sở Xây dựng TP.HCM không có số liệu báo cáo.
Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, sản phẩm nhà ở đã hoàn thiện nhưng tồn kho mới đáng lo ngại. Bởi lẽ, một căn hộ hay dự án không sử dụng, để càng lâu sẽ càng xuống cấp, doanh nghiệp tốn chi phí quản lý, bảo dưỡng. Còn tồn kho BĐS đang trong quá trình đầu tư xây dựng là việc không đáng lo ngại.
Mua nhà cuối năm, cẩn trọng dự án đất trống vẫn ‘lùa’ khách, bán cắt lỗ
Cuối năm là thời điểm thị trường BĐS sôi động nhất. Lợi dụng tâm lý tích luỹ tài sản của người dân, không ít chủ dự án tung chiêu tiếp thị thái quá, có dự án đất trống vẫn vô tư “lùa” khách.
">TP.HCM mất cân đối sản phẩm nhà ở, vắng bóng nhà giá rẻ
Nghị quyết 18 xác định rõ yêu cầu quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang…; có chế tài cụ thể và đồng bộ để xử lý các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc chậm sử dụng; kiên quyết thu hồi đất của tổ chức, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp sử dụng đất không đúng mục đích, nhất là tại các vị trí có lợi thế, khả năng sinh lợi cao, ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản Nhà nước.
Tháng 7/2022, tại công văn số 4358 về việc khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” và “dự án treo”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi. Rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”.
Có thể thấy, thu hồi đất được xem là biện pháp tốt nhất để tránh lãng phí nguồn lực đất đai đối với các dự án chậm đưa vào sử dụng, đất để hoang hóa, đất sử dụng không đúng mục đích… Thời gian qua, nhiều địa phương đã công bố thu hồi hàng loạt dự án chậm tiến độ.
Các địa phương vào cuộc “rã đông” dự án “treo”
Mới đây, Hà Nội vừa công bố danh sách 27 dự án chậm triển khai bị thu hồi. Đáng chú ý, trong danh sách 27 dự án này có nhiều dự án nhà ở, khu đô thị với quy lớn đã được giao đất từ hơn chục năm trước.
Như tại huyện Thạch Thất có Dự án Xây dựng khu biệt thự nhà vườn (xã Tiến Xuân) do Công ty CP An Lạc làm chủ đầu tư; Dự án xây dựng biệt thự nhà vườn của Công ty Xây dựng Trường Giang; Dự án biệt thự nhà vườn (huyện Thạch Thất) của Công ty CP Thương mại quốc tế Như Thành.
Tại huyện Mê Linh, các dự án chậm triển khai gồm: Khu đô thị mới Prime Group – Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh (xã Đại Thịnh) của Công ty CP Prime Group; Dự án khu đô thị mới Vinalines (xã Đại Thịnh – Thanh Lâm – Tráng Việt) của Công ty CP Bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc; Dự án khu đô thị mới BMC (xã Đại Thịnh), chủ đầu tư là Công ty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại; Dự án khu đô thị mới Việt Á (xã Thanh Lâm), Công ty CP Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á làm chủ đầu tư;
Ngoài ra, còn có Dự án Nam Đàn Plaza, phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP Địa ốc Dầu khí Viễn thông; Dự án Tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng, số 162 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên), chủ đầu tư là Hợp tác xã Công nghiệp Thăng Long;...
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát, xử lý, bổ sung danh sách để đăng công khai, minh bạch thông tin đối với các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đồng Nai cũng là một trong những địa phương mạnh tay thu hồi các dự án treo thời gian qua. Tháng 7 vừa qua, UBND huyện Thống Nhất (Đồng Nai) thông báo huỷ 132 dự án với diện tích 341ha do quá trình thực hiện không phải thu hồi đất hoặc quá ba năm chưa triển khai thực hiện, sau khi rà soát tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn huyện có thu hồi đất giai đoạn 2015 - 2021.
Cũng trong tháng 7, UBND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã công bố danh mục sử dụng đất có 16 dự án thuộc xã Long Tân bị hủy quyết định thu hồi đất do quá 3 năm chủ đầu tư không tiến hành triển khai thu hồi đất và thực hiện dự án theo quy định.
Trong danh sách thu hồi, có nhiều dự án khu dân cư quy mô lớn. Có thể kể đến như Khu dân cư Long Tân 1 có diện tích 95ha; Khu dân cư thương mại kết hợp với thương mại dịch vụ cấp vùng 88ha do Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây dựng làm chủ đầu tư.
Khu dân cư Long Tân 46ha chủ đầu tư là Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Khang Việt Hưng; Khu dân cư 34ha có chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Sao Mai; Khu dân cư đô thị The Lake 35ha chủ đầu tư Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu 3L Sài Gòn; Khu dân cư 29ha do Công ty CP Khu công nghiệp Miền Nam thực hiện…
Tiếp đó, UBND huyện Long Thành (Đồng Nai) thông báo, thời gian qua trên địa bàn huyện có 16 dự án khu dân cư, tái định cư bị hủy do quá thời hạn chưa triển khai thực hiện. Trong đó, có nhiều dự án đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất từ năm 2015-2018 như: Khu dân cư An Thuận giai đoạn 3, khu dân cư TT Long Thành, khu tái định cư trạm khuyến nông, khu tái định cư Long Đức, khu tái định cư Công ty Nhị Hiệp, khu nhà ở công nhân và người có thu nhập thấp…
Sau quá trình rà soát nhiều địa phương cũng công bố thu hồi nhiều dự án như Vĩnh Phúc thu hồi, chấm dứt hoạt động 11 dự án nhà ở, khu đô thị, dịch vụ thương mại, sản xuất kinh doanh; Quảng Trị ra quyết định huỷ bỏ quy hoạch đối với 3 dự án Khu dịch vụ - du lịch Resort Cửa Tùng, dự án Khu khách sạn nghỉ dưỡng Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Khu dịch vụ - du lịch tổng hợp Gio Hải 1 do chủ đầu tư không triển khai như cam kết, không có tính khả thi…
Xử lý dự án treo không làm thất thoát tài sản của Nhà nướcTại phiên thảo luận kinh tế - xã hội ngày 28/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà cho biết, về lãng phí đất đai do dự án chậm tiến độ, dự án treo, trước đây có 28.155ha thì trong thời gian qua đã giải quyết được hơn 10.000ha, hiện nay còn 18.000ha.
Theo Bộ trưởng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất là do vấn đề giải phóng mặt bằng. Thứ hai là do các quy hoạch đang thay đổi. Thứ ba là do các nhà đầu tư lựa chọn trước đây kém năng lực nên không đầu tư được. Thứ tư là trong quá trình triển khai, xử lý gặp vướng mắc về sự chồng chéo trong các quy định pháp luật; tại các dự án có xảy ra vi phạm pháp luật đã có kết luận của thanh tra, bản án có hiệu lực của tòa hoặc ý kiến của Ủy ban Kiểm tra…
Để giải quyết các dự án tồn tại do lịch sử để lại, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ đã lập một Đề án để tập trung xử lý tại 4 thành phố có khoảng 2.000 dự án chậm tiến độ, từ đó, sẽ đưa ra các phương án để xử lý, đề xuất các cấp có thẩm quyền giải quyết thời gian tới. Những vấn đề lớn sẽ báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị giao cho các cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý.
"Việc xử lý các dự án chậm tiến độ phải trên cơ sở phải bám sát nguyên tắc không làm thất thoát tài sản của Nhà nước; không để lợi dụng hợp thức hóa những sai phạm; không làm ảnh hưởng đến người dân", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
">Nhiều địa phương vào cuộc rã đông hàng nghìn tỷ chôn trong dự án treo
Nhận định, soi kèo National Bank of Egypt vs Petrojet, 21h00 ngày 28/1: Khách thất thần ra về
Dự án trung tâm thương mại Hồng Kông, khách sạn, căn hộ để bán và căn hộ cho thuê của Tập đoàn Hanaka sau nhiều năm triển khai vẫn ngổn ngang, gây nhếch nhác đô thị (Ảnh: VOV) Thời kỳ thanh tra từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án đến nay. Thời hạn thanh tra là 45 ngày kể từ ngày 22/12.
Đoàn thanh tra liên ngành do ông Trần Vượng, Phó Chánh thanh tra tỉnh Bắc Ninh làm trưởng đoàn.
Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra, thực hiện thanh tra theo nội dung của quyết định, báo cáo kết quả thanh tra, kiến nghị xử lý các sai phạm phát hiện qua thanh tra và các kiến nghị khác (nếu có) theo quy định.
Theo giới thiệu, dự án trung tâm thương mại Hồng Kông, khách sạn, căn hộ để bán và căn hộ cho thuê của Tập đoàn Hanaka tọa lạc tại đường Trần Phú, phường Đông Ngàn (TP Từ Sơn) có tổng mức vốn đầu tư khoảng 800 tỷ đồng, gồm 2 tòa tháp đôi xây dựng trên mặt bằng 1,7ha.
Dự án được kỳ vọng là trụ sở của các tập đoàn, siêu thị, văn phòng, khách sạn, showroom, căn hộ cao cấp, nhà hàng 400 chỗ với 2 sân tennis ngoài trời, 1 sân tennis trong nhà, khán đài 300 chỗ ngồi, 2 tòa căn hộ cao cấp để bán và văn phòng cho thuê...
Tuy nhiên, gần 20 năm nay, dự án vẫn ngổn ngang, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro mất an toàn.
Đáng chú ý, dự án này từng bị UBND TP. Từ Sơn xử phạt số tiền 75 triệu đồng do vi phạm đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Hanaka được biết đến là doanh nghiệp có tiếng ở Bắc Ninh. Công ty này có trụ sở chính tại Khu công nghiệp Hanaka, TP Từ Sơn. Trên địa bàn Bắc Ninh, ngoài dự án Trung tâm thương mại Hồng Kông, khách sạn, căn hộ để bán và căn hộ cho thuê tại phường Đông Ngàn, Tập đoàn Hanaka còn là chủ đầu tư của loạt dự án khu đô thị, khu công nghiệp quy mô lớn như: dự án Hanaka Paris City Từ Sơn (quy mô 20ha); dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn huyện Yên Phong (26,5ha); dự án Khu công nghiệp Hanaka tại Từ Sơn (55ha)…
Thời gian qua, doanh nghiệp này cũng có không ít lùm xùm liên quan đến xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Vào tháng 6/2022, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định xử phạt Tập đoàn Hanaka, Công ty CP cáp điện Hanaka – Korea (là công ty thành viên của tập đoàn Hanaka) do đưa các hạng mục công trình sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận kết quả nghiệm thu hoặc văn bản thẩm định thiết kế về PCCC.
Trước đó, vào cuối năm 2021, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định xử phạt đối với Tập đoàn Hanaka vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn (huyện Yên Phong).
Theo đó, Tập đoàn Hanaka – đại diện pháp luật là ông Mẫn Ngọc Anh Chủ tịch Hội đồng quản trị bị phạt 275 triệu đồng vì đã kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định.
Bắc Ninh thanh tra khu đô thị phục vụ khu công nghiệp ‘nghìn tỷ’UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện dự án khu đô thị phục vụ khu công nghiệp Thuận Thành III, phân khu B do Công ty CP Đầu tư Trung Quý - Bắc Ninh làm chủ đầu tư.">Thanh tra dự án trung tâm thương mại của Hanaka trên đất vàng Bắc Ninh
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan. “Nếu tiêu cực xảy ra trong đó, ai sai thì xử, không phải vì quản không được nên chúng ta cấm”, bà Phong Lan nói về văn bản ngừng chi trả BHYT cho kỹ thuật trên máy đặt máy mượn.
Liên quan đến đấu thầu thuốc, bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết từng lo lắng vì đấu thầu thuốc thiên về thuốc nào rẻ sẽ trúng thầu, năm sau rẻ hơn năm trước. “Một khi thuốc rẻ thì không thể đi cùng chất lượng, vô tình chúng ta tước đi quyền lợi của bệnh nhân BHYT. BHYT khi đó chỉ là tham gia cho có”.
Bà Lan nói thêm, mỗi năm, các bệnh viện tại TP.HCM đón hàng chục triệu lượt bệnh nhân, trong đó rất đông người từ tỉnh thành khác. Lý do là ngành y tế TP có uy tín từ nhân lực, tay nghề, máy móc kỹ thuật hiện đại, thuốc men tốt.
“Nhưng liệu rằng chúng ta có say sưa quá khi phát hiện, xử lý kịp thời, chớp nhoáng các vụ vi phạm (trong lĩnh vực y tế) nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý. Khoảng 1-2 năm gần đây, các bệnh viện ngưng trệ, đóng băng hoàn toàn trong mua sắm máy móc, thiết bị y tế”, bà Lan bày tỏ.
Trước đó, Bộ Y tế ban hành công văn số 2348/BYT-KH-TC đã gây nhiều lo lắng, bởi Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn xứ trên công văn đó, yêu cầu dừng thanh toán BHYT đối với các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy đặt, máy mượn, từ ngày 9/5.
“Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và quyền lợi của bệnh nhân Bảo hiểm y tế”, một bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chia sẻ. UBND TP.HCM nhận định, việc dừng thanh toán BHYT sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng điều trị, sức khỏe người bệnh và lộ trình BHYT toàn dân.
Dù sau đó, Bộ Y tế khẳng định không có chuyện bỏ thanh toán BHYT với các trường hợp trên, nhưng vẫn khiến dư luận, bệnh viện và người bệnh bức xúc vì thiếu rõ ràng.
Ngày 16/5, Bộ Y tế đã làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thống nhất sẽ có văn bản, tiếp tục cho phép thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn cho đến khi hết hợp đồng giữa hai bên.
Tuy nhiên đến hôm nay vẫn chưa có văn bản chính thức.
Về vấn đề đấu thầu thuốc, tháng 4 vừa qua, Bệnh viện Chợ Rẫy xảy ra tình trạng hết thuốc chống thải ghép thuộc diện BHYT chi trả. Tình trạng này khiến bệnh nhân ghép thận phải bỏ số tiền lớn để mua thuốc bên ngoài. Nguyên nhân được cho là do chậm đàm phán giá trong đấu thầu thuốc quốc gia.
Bệnh viện Chợ Rẫy sau đó đã khắc phục và tìm được nguồn cung ứng thuốc cho bệnh nhân ghép thận có BHYT.
Linh Giao
Văn bản mới của Bộ Y tế gây thiệt thòi cho người bệnh, TP.HCM nói gì?UBND TP.HCM và các bệnh viện cho rằng, nếu dừng thanh toán Bảo hiểm y tế với chi phí dịch vụ kỹ thuật trên máy mượn, máy đặt ở các cơ sở y tế (theo văn bản của Bộ Y tế) sẽ ảnh hưởng sức khỏe người dân, chất lượng điều trị và BHYT toàn dân."> ĐBQH lên tiếng công văn gây hoang mang của BYT và Bảo hiểm xã hội
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM vừa có báo cáo kết quả giám sát công tác bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố. Chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc này được UBND TP.HCM ban hành từ năm 2013.
Thống kê của Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc, hiện đơn vị này đã tập hợp được danh sách khoảng 1.550 biệt thự cũ trước năm 1975. Trong đó, 1.058 biệt thự cũ được kiểm kê và ghi nhận khoảng 560 địa chỉ không còn là biệt thự.
Sở QH-KT đã chuyển khoảng 500 hồ sơ cho Hội đồng phân loại biệt thự để đánh giá, phân loại theo bộ tiêu chí đã được UBND TP.HCM ban hành. Tháng 5/2020, UBND Thành phố công bố danh mục 151 biệt thự cũ trên địa bàn, được chia làm 3 nhóm.
Trên địa bàn TP.HCM có khoảng 1.058 biệt thự cũ đã được kiểm kê. Theo ông Nguyễn Thanh Nhã – Giám đốc QH-KT TP.HCM, khi thực hiện khảo sát, kiểm kê các công trình biệt thự cũ, cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn, như: Không được vào trong nhà, chủ nhà không hợp tác, công trình bị che chắn tầm nhìn, công trình nằm trong hẻM, một số trường hợp không xác định được vị trí công trình do địa chỉ thực tế khác trong danh sách...
Ngoài ra, có tình trạng chủ nhà tự ý phá huỷ hoặc tháo dỡ công trình khi chưa được cơ quan chức năng cho phép. Điều này dẫn đến việc kiểm kê, đánh giá biệt thự cũ có sự thay đổi ở từng thời điểm, ví dụ khi kiểm kê công trình vẫn còn nhưng một thời gian sau đó công trình đã bị tháo dỡ.
Để tránh trường hợp chủ biệt thự tự ý phá dỡ, chia cắt biệt thự trái luật, đặc biệt là các biệt thự sẽ bảo tồn thuộc nhóm 1 và nhóm 2, Sở QH-KT đã có công văn đề nghị UBND 24 quận, huyện phối hợp, hỗ trợ tăng cường công tác quản lý xây dựng.
Biệt thự tại số 3 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, một trong 52 biệt thự cũ được phân loại nhóm 1. Quá trình quản lý, Sở QH-KT và các quận huyện đề xuất 2 khu vực tại thành phố cần bảo vệ không gian kiến trúc biệt thự, đó là:
Đặc khu biệt thự được giới hạn bởi các đường Lê Quý Đôn – Tú Xương – Lê Ngô Cát – Ngô Thời Nhiệm, thuộc phân khu 4 (khu thấp tầng) của Đồ án quy hoạch phân khu Khu trung tâm hiện hữu Thành phố 930ha.
Và khu biệt thự làng Đại học Thủ Đức tại phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, được giới hạn bởi các đường Xa lộ Hà Nội – Võ Văn Ngân – Dân Chủ - Đặng Văn Bi. Khu vực này đã được duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc từ năm 2017.
Chủ các biệt thự cũ nhóm 1 phải giữ nguyên trạng ban đầu, không được phá dỡ nếu chưa có kiểm định đã hư hỏng nặng hoặc có nguy cơ sụp đổ của Sở Xây dựng. Đối với các biệt thự cũ phân loại nhóm 1 do đây là những biệt thự có giá trị lịch sử và hiện không còn nhiều, Sở QH-KT đề xuất UBND Thành phố cần có chủ trương thu hồi hoặc trưng mua nếu của tư nhân;
Nghiên cứu chính sách hỗ trợ về kinh phí duy tu, bảo dưỡng, giao đất với chế độ ưu đãi… theo kế hoạch của thành phố để có điều kiện bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của các biệt thự này.
Theo phân loại, các biệt thự cũ nhóm 1 phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao. Chủ các biệt thự cũ này không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu, không phá dỡ nếu chưa hư hỏng nặng và có nguy cơ sụp đổ theo kết quả kiểm định của Sở Xây dựng.
Quận nào ở TP.HCM có nhiều biệt thự cũ nhất?
- TP.HCM vừa có quyết định phân loại 151 biệt thự cũ trên địa bàn thành 3 nhóm, trong đó có quận sở hữu gần 100 biệt thự cũ.
">Đề xuất thu hồi, trưng mua biệt thự cũ của tư nhân ở TP.HCM để bảo tồn