您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Vallecano vs Celta Vigo, 0h30 ngày 2/11
NEWS2025-02-03 00:53:04【Thời sự】1人已围观
简介ậnđịnhsoikèoVallecanovsCeltaVigohngàngoại hạng Ẩn Danh - 01/11/2021 04:55ngoại hạngngoại hạng、、
很赞哦!(4769)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Ismaily vs Tala'ea El Gaish, 21h00 ngày 31/1: Đối thủ kị dơ
- NTK Hoàng Hải mở màn tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2019
- Vượt qua khuyết tật, cậu học trò đỗ đại học danh giá
- Điểm chuẩn Đại học Nha Trang năm 2021
- Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs AEK Larnaca, 23h30 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
- Hai tác phẩm được thai nghén hàng thập kỷ tại Giải Sách Quốc gia
- Wilmar vận hành nhà máy thông minh cùng CMC Cloud thế hệ mới
- Bac A Bank tung hàng nghìn ưu đãi mừng sinh nhật 30 năm
- Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Barito Putera, 15h30 ngày 31/1: Khách đang sung
- Security Bootcamp 2016 được tổ chức tại Đồng Tháp
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Esteghlal Khuzestan, 20h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
Giao diện tính năng Kênh thông báo sắp được ra mắt trên Facebook. Nếu nhận được thông báo khả dụng trên Trình quản lý Trang Facebook, quản trị viên có thể khởi tạo Kênh thông báo từ fanpage của mình. Nếu chưa nhận được thông báo, quản trị viên có thể tham gia danh sách chờ và nhận thông báo khi tính năng này khả dụng.
Sau khi quản trị viên tạo Kênh thông báo và gửi tin nhắn đầu tiên, những người theo dõi trang fanpage sẽ nhận được thông báo để tham gia kênh. Trong không gian này, chỉ người tạo kênh mới gửi được tin nhắn, thành viên của Kênh thông báo chỉ có thể bày tỏ cảm xúc về tin nhắn và bình chọn trong các cuộc thăm dò ý kiến (Poll).
Người dùng có thể tham gia Kênh thông báo từ fanpage mà mình yêu thích trên Facebook và xem các kênh đã tham gia trong danh sách chat của mình. Sau khi tham gia kênh, người dùng sẽ bắt đầu nhận được thông báo khi các fanpage này đăng nội dung mới.
Kênh thông báo là tính năng mới sẽ được bổ sung trên Facebook, Messenger. Tuy vậy, tính năng này rất phổ biến và đã mang lại thành công cho Telegram trước đây. Đây được xem như một động thái bắt chước tính năng nhằm cạnh tranh trực tiếp với đối thủ, giống như cách Meta cho ra đời Facebook Reels để cạnh tranh với TikTok và Threads để cạnh tranh với X (Twitter).
Chia sẻ về tính năng mới của Facebook, nhà sáng tạo nội dung, streamer MisThy cho biết: “Với Kênh thông báo, tôi có thể chia sẻ lịch trình và ý kiến cá nhân dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi nhận được tin nhắn, mọi người cũng có thể bày tỏ ý kiến của họ một cách đơn giản thông qua biểu tượng cảm xúc. Cách phản hồi qua các biểu tượng cảm xúc như vậy khiến tôi thấy thoải mái hơn so với việc đọc bình luận, do một số bình luận có thể không phù hợp hoặc tiêu cực”.
Meta hiện đang thử nghiệm Kênh thông báo cho fanpage trên Facebook và dự kiến sẽ triển khai tính năng này trên toàn cầu trong một vài tháng tới. Tất cả người dùng Facebook đều có thể tham gia những Kênh thông báo này để cập nhật thông tin mới nhất từ fanpage mình yêu thích.
Facebook, Zalo đang có độ phổ biến ngang nhau tại Việt NamTheo Sách trắng 'Toàn cảnh kỹ thuật số năm 2023' vừa được RMIT Việt Nam và Adtima công bố, Facebook và Zalo có mức độ phổ biến tương đương nhau ở Việt Nam với tư cách nền tảng mạng xã hội, dù Zalo không được phân loại chính thức thuộc nhóm này.">Facebook sắp công bố tính năng mới “bắt chước” Telegram
Các thiết bị quang học có khả năng truyền tín hiệu nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Một nhóm các nhà khoa học từ Viện Quang học và Cơ khí Chính xác thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vừa mới công bố thử nghiệm thành công một thiết bị chuyển mạch quang học (Optical Switch) mới trong không gian - một thiết bị có thể thay đổi hoàn toàn quá trình truyền thông tin liên lạc vệ tinh, nhờ đó thúc đẩy sớm hơn khả năng tạo ra mạng 6G toàn cầu.
Thiết bị chuyển mạch quang học của Trung Quốc đã được tên lửa đẩy Y-7 đưa lên quỹ đạo vào tháng 8/2023, có khả năng truyền tín hiệu quang học trực tiếp từ điểm này tới điểm khác mà không cần bước chuyển đổi trung gian thành tín hiệu điện tử. Về cơ bản, nó hoạt động giống như một tấm gương, phản chiếu và chuyển hướng các tia quang học.
Các nhà khoa học Trung Quốc gọi công nghệ này là “chuyển mạch quang học không gian”. Đáng chú ý là nó có thông lượng truyền lên tới 40 Gb/s. Để so sánh, các kênh vệ tinh hiện đại thường chỉ truyền được dữ liệu với tốc độ 1 Gb/s.
Ưu điểm của thiết bị chuyển mạch quang học bắt nguồn từ tính chất vật lý của tia sáng. Không giống như sóng vô tuyến được sử dụng trong các vệ tinh truyền thống, chùm tia sáng có dải tần số rộng hơn rất nhiều. Điều này cho phép “đóng gói” lượng dữ liệu lớn hơn đáng kể vào một tín hiệu phát.
Ngoài ra, tốc độ truyền đi của ánh sáng cao hơn nhiều so với sóng vô tuyến. Đặc biệt, do không phải chuyển đổi, các tín hiệu được truyền từ máy phát đến máy thu trong thời gian tối thiểu.
Các chuyên gia Trung Quốc cho biết đã theo đuổi dự án này trong hơn 10 năm. Theo họ, công nghệ mới là cần thiết cho sự phát triển của mạng tốc độ cực cao thế hệ tiếp theo, bao gồm các trạm mặt đất và vệ tinh trên quỹ đạo. Nó đặc biệt phù hợp với các mạng 5G và 6G.
Tuy nhiên, trước khi ứng dụng công nghệ này vào thực tế, một số vấn đề kỹ thuật phải được giải quyết, trong đó quan trọng nhất là việc đảm bảo độ chính xác cao và độ ổn định của các thiết bị quang học, cũng như khả năng bảo vệ đáng tin cậy của chúng khỏi bức xạ.
(theo Securitylab)
">Đột phá về chuyển mạch quang học mở ra triển vọng triển khai rộng rãi mạng 6G
- Chồng chị Hiền là bác sĩ Lê Nhật Huy (BV Hữu nghị Việt Đức) đang đi công tác ở Bệnh viện dã chiến số 13 ở Bình Chánh (Thủ Đức, TP.HCM). Chị Hiền cho biết mọi năm, vì chị là giáo viên nên anh Huy luôn thu xếp công việc để đưa 2 con đến trường vào ngày khai giảng. Năm nay anh Huy đi vắng, chị và hai con cùng xem lại một phóng sự trên truyền hình có anh Huy đang ở nơi làm việc.
"Như vậy, bố Huy vẫn cùng tham dự ngày khởi đầu năm học mới với ba mẹ con" - chị Hiền xúc động nói.
Hai con chị Hiền vẫn được cùng bố dự khai giảng Bé Nguyễn Phương Chi, học sinh lớp 7 Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Ba Đình, Hà Nội) thì cho biết dù chỉ được dự lễ khai giảng trên truyền hình, nhưng từ tối hôm qua Chi vẫn cảm thấy khá háo hức.
"Sáng nay, bố mẹ giục con dậy sớm hơn bình thường, cùng với các em mặc trang phục nghiêm chỉnh để chuẩn bị khai giảng" - Phương Chi kể.
Phương Chi cũng nói rằng cả mấy chị em đều rất mong được đến trường.
"Mấy tháng nay phải ở nhà, chúng con chán lắm rồi. Từ năm ngoái đến năm nay học online mấy đợt rồi nên con cũng đã quen với cách học này nhưng vẫn thích đến trường hơn. Con mong dịch Covid-19 mau bị đẩy lùi để được sớm gặp lại bạn bè, thầy cô".
Chị Trịnh Thị Thu, một phụ huynh ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, cho hay đã rơi nước mắt vì xúc động khi nhìn hình ảnh các con bắt đầu năm học mới qua màn hình.
Chị Thu kể cả đêm qua chị không ngủ được vì hồi hộp và lo lắng, năm nay 2 con của chị đều vào những lớp đầu cấp, đặc biệt bạn nhỏ mới bắt đầu vào học lớp 1.
“Con trai vào lớp 1, việc học online tới đây chắc cũng sẽ gặp khó khăn nhất định bởi con có vấn đề về mắt (tật khúc xạ). Tuy vậy, gia đình chúng tôi thống nhất với nhau sẽ luôn đồng hành cùng nhà trường và các con để đạt được hiệu quả cao nhất”.
Năm nay vào lớp 6, nhưng cô bé này mới chỉ được gặp bạn mới, thầy cô mới ở lớp học trực tuyến "Việc cô trò chưa được làm quen nhau thì việc học trực tuyến là điều rất khó khăn.Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, không còn cách nào khác, gia đình sẽ kiên trì đồng hành cùng các con.
Tôi muốn chúc các học sinh trên cả nước như những đứa con của mình một năm học đạt được nhiều thành tựu, hạnh phúc, vui vẻ và bình an”, chị Thu chia sẻ.
Trong khi đó, dù cũng bày tỏ sự tiếc nuối nhưng chị Nguyễn Thị Minh Trang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) cũng cho rằng lễ khai giảng online được chính quyền và nhà trường tổ chức phần nào cũng đem đến cho con những nhận thức, cảm xúc háo hức của một ngày tựu trường đầu tiên.
“Đây cũng là lần đầu tiên tôi trải qua một lễ khai giảng trực tuyến, có lẽ là một trải nghiệm mà chúng tôi sẽ nhớ mãi”, vị phụ huynh có con năm nay vào lớp 1 chia sẻ.
Con trai chị Nguyễn Thị Minh Trang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) năm nay vào lớp 1, tham dự lễ khai giảng đầu tiên trong đời học sinh của mình. “Đường truyền mạng có ổn định không? Sĩ số lớp khá đông tới 56 học sinh trong 1 phòng học zoom liệu cô giáo có thể theo dõi được hết tới từng cháu hay không?”… - đây là những băn khoăn của chị Nguyễn Thị Ánh Phượng (quận Hà Đông, Hà Nội).
Chị Phượng cho biết đã có sự chuẩn bị trước về mặt tâm lý cũng như một số kiến thức cơ bản cho con nên dù có chút lo lắng nhưng cả nhà vẫn rất háo hức chào đón năm học mới này, năm học đầu đời của con ở tuổi học sinh.
“Tôi mong là con sẽ có một năm học thành công và tràn đầy niềm vui. Nhưng trước mắt, mong dịch bệnh sớm qua để các con sớm được đến trường với thầy cô và các bạn”.
Ở nơi dịch Covid-19 đang nóng bỏng nhất cả nước, chị Bích Thanh (Thủ Đức, TP.HCM) xúc động cho biết trong ngày này chị cảm thấy rất thương con và bạn bè.
“Năm học trước đã kết thúc một cách bất ngờ vì dịch bùng phát rồi một mùa hè, lẽ ra các con được vui chơi thì hàng ngày chỉ đối mặt với những bức tường bất động và chỉ biết nhìn ngắm bầu trời qua khung cửa sổ nhỏ hẹp vì “ai ở đâu ở yên đó”.
Tôi dặn lòng và luôn động viên con, cần tạo cho mình một thái độ, một suy nghĩ tích cực, để ngày mai khi cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, con sẽ có một trải nghiệm đáng nhớ. Từ đó hiểu sự cố gắng trước những khó khăn của những ngày đã qua sẽ là động lực, là nền tảng để con bước tiếp.
Tôi cũng mong thầy cô và các con tạo cho mình những vắc xin tích cực để khởi động một năm học thách thức”.
Nỗi lòng thầy cô
Giảng dạy tại ngôi trường nằm ở vùng biên giới, với cô giáo trẻ Nàng Xô Vi (giáo viên Phân hiệu Trường PTDTNT tỉnh Kon Tum tại huyện Ia H’Drai), năm học mới này sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức.
“Khó khăn lớn nhất vẫn là chuyện thiếu sách vở. Trong năm học mới, mặc dù nhà trường đã cố gắng cung cấp sách giáo khoa cho học sinh, nhưng hiện số lượng vẫn còn đang rất thiếu. Do đó, mong muốn của cô trò lúc này là có đủ sách giáo khoa, chứ chưa mong đến chuyện có tivi, máy tính”, cô giáo sinh năm 1996 nói.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hiện ngành giáo dục của tỉnh Kon Tum đã lên phương án cho việc dạy và học trong năm học mới, trong đó có tính đến phương án học trực tuyến. Tuy nhiên, theo cô Vi, để triển khai việc học trực tuyến tại Ia H’Drai cũng không dễ dàng khi có quá nửa học sinh thiếu trang thiết bị phục vụ cho học tập như điện thoại, máy tính.
“Thậm chí, ngay trước thềm khai giảng, nhiều phụ huynh đã tới hỏi giáo viên năm học này sẽ học trực tuyến hay trực tiếp. Vì dịch bệnh, nhiều phụ huynh không thể đi làm thuê; do đó, nếu học trực tuyến sẽ tiết kiệm được tiền mua quần áo mới cho con”.
Các thầy cô giáo của TP.HCM trong lễ khai giảng đầy cảm xúc Tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Pa Ủ (Mường Tè, Lai Châu), mặc dù chưa bị ảnh hưởng vì dịch bệnh, nhưng lễ khai giảng năm nay vẫn được diễn ra ngắn gọn. Mọi hoạt động trong buổi lễ được rút ngắn lại, không có các tiết mục văn nghệ và hoạt động vui chơi.
Dù không rực rỡ cờ hoa, nhưng thầy cô và học trò vẫn cảm thấy hào hứng và ấm áp.
Vừa đưa 5 học sinh đi phẫu thuật từ Hà Nội trở về, vì thế, cô giáo Bùi Minh Khuyên (giáo viên lớp 3 của trường) không thể tham dự lễ khai giảng năm nay. Là giáo viên chủ nhiệm, điều cô Khuyên hụt hẫng nhất là không thể đến trường cùng đón chào và làm quen với học sinh.
“Mấy ngày trước, nhà trường đã thông báo đến từng trưởng bản để huy động học sinh tới lớp. Hàng năm, mình cũng thường cùng các đồng nghiệp đến từng bản làng để đón học sinh quay lại trường. Năm nay vì phải cách ly 14 ngày tại nhà, chỉ được dõi theo đồng nghiệp đón học sinh tới trường, trong mình cảm thấy hơi buồn vì như bỏ lỡ một điều gì đó”.
Vì thế, cô giáo trẻ đã nhờ đồng nghiệp quay lại những thước phim của buổi lễ, cũng háo hức dõi theo từng giây từ khi khai mạc cho đến lúc buổi lễ kết thúc.
“Mong muốn của mình trong năm học mới, cũng như nhiều giáo viên vùng cao khác, là học trò có thể đến lớp đầy đủ. Cuối tuần, thầy cô sẽ không còn phải đến vận động từng em; các em cũng tự giác đến lớp chứ không còn cảnh giáo viên phải đi rượt đuổi học trò trong rừng”, cô Khuyên chia sẻ.
Cô Trần Thị Tuyến, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) so sánh thiên nhiên cũng như con người, thời khắc này đã thể hiện rất rõ rằng sẽ có gian khó. Nhưng càng những lúc như thế này, thầy cô cần sáng tạo và thay đổi để bắt nhịp với những đổi thay đó và để làm điểm tựa tinh thần cho các học trò.
Đồng thời, theo cô Tuyến, mô hình gia đình học tập sẽ là mô hình rõ ràng nhất cũng là cách để thích ứng và gắn kết mọi người, cùng nhau thấu hiểu và chia sẻ để vượt qua khó khăn.
“Thầy và trò không được gặp trực tiếp, hẳn ai cũng buồn và thiệt thòi. Nhưng lạc quan, nghĩ rộng hơn thì mọi người vẫn được gặp nhau qua phần mềm trực tuyến. Quan trọng là mọi người cùng nhau thay đổi cách tương tác trong trong bối cảnh bất khả kháng như bây giờ” - cô Tuyến nói.
Nhóm PV
Lễ khai giảng 'chưa từng có', học sinh cả nước bắt đầu một năm học đặc biệt
Sáng nay (5/9), hàng triệu học sinh cả nước dự lễ khai giảng năm học mới mà chỉ được nghe tiếng trống khai trường qua sóng truyền hình hay máy tính. Gần chục ngàn học sinh đón khai giảng tại địa phương khác.
">Những háo hức và âu lo của năm học mới sau lễ khai giảng
Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Gharafa, 20h30 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
- LTS: Đại dịch Covid-19 đã gây ra tang thương cho hàng ngàn gia đình. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, đã có hơn 1.500 học sinh của thành phố mồ côi vì Covid-19. Việc chăm sóc trẻ mồ côi đang được cộng đồng quan tâm với các dự án lớn.
Dưới góc nhìn của bà Nguyễn Thuý Uyên Phương (CEO chuỗi trường ngoại khóa Tomato Childrens Home), những mô hình về trường cho trẻ mồ côi cần được tính toán kỹ để tránh những hệ quả không tốt về cảm xúc, nhận thức, tâm lý cho các em.
Bài viết đã được đăng trên trang cá nhân và thể hiện quan điểm riêng của tác giả.Em Nhật Hào (17 tuổi) và Đan Thanh (10 tuổi) trú tại Quận 12, TP.HCM mất bố trong đại dịch (ảnh: Trương Thanh Tùng) Sáng nay, tôi đọc được tin một tập đoàn lớn xây trường cho trẻ em mồ côi trong đại dịch. Tôi cũng biết vài dự án tương tự nữa đang trong quá trình hình thành.
Trước hết, tôi muốn nói rằng, tôi luôn dành sự trân trọng và ngưỡng mộ cho những người đã quyết định khởi xướng và dấn thân cho ý tưởng rất cao đẹp nhưng cũng đầy thách thức này.
Những băn khoăn dưới đây của tôi chỉ nhằm góp thêm một góc nhìn giúp những hoạt động hỗ trợ trẻ em này mang lại lợi ích bền vững nhất.
Cho đến nay, tôi vẫn chưa đọc được đề án cụ thể của những dự án xây trường cho trẻ mồ côi do Covid-19, mà chủ yếu biết tin qua báo chí và mạng xã hội.
Qua các thông tin này thì thấy, về bản chất, những dự án này gần với mô hình "mái ấm"/ "nhà cho trẻ mồ côi" (orphanage) hoặc "residential care" (làng cư trú cho trẻ mồ côi) hơn là trường học (school).
Sở dĩ, tôi nhận định như vậy là bởi vì các dự án này có chung hai đặc điểm lớn. Thứ nhất là quy tụ các em lại thành một cộng đồng riêng, có quy mô tương đối lớn; thứ hai là không chỉ dạy học, mà còn nuôi ăn ở, chăm sóc các em đến lúc trưởng thành.
Điều khiến tôi băn khoăn là, mô hình "mái ấm"/"nhà cho trẻ mồ côi" (orphanage) hay "residential care" (làng cư trú cho trẻ mồ côi) này trong thời gian gần đây đã được nhiều tổ chức bảo vệ trẻ em quốc tế chỉ ra rằng đó không phải là giải pháp tốt và đúng nhất cho trẻ em bị tổn thương.
Save The Children - tổ chức hàng đầu thế giới về các hoạt động nhân đạo cho trẻ em còn có cả một chiến dịch vận động các tình nguyện viên không tham gia tình nguyện cho các mái ấm/ trại mồ côi.
Vì sao vậy?
Nhiều nghiên cứu đáng tin cậy đã chỉ ra rằng, những trẻ em trưởng thành trong môi trường này thường gặp các vấn đề lâu dài về phát triển cảm xúc, nhận thức và rối loạn tâm lý.
Mô hình này không thực sự giải quyết được sự thiếu hụt lớn nhất của các em, đó là có một gia đình riêng quan tâm đến mình một cách riêng biệt. Nó còn có thể khiến các em bị tách khỏi "gia đình mở rộng" (extended family, tức họ hàng, người thân ngoài cha mẹ) và trở thành một cộng đồng "khác biệt".
Chi phí cho một trẻ em trong mô hình này cao gấp 10 lần chi phí của các mô hình hỗ trợ có tính chất gần với gia đình hơn (family setting), như là nhận con nuôi hoặc cha mẹ đỡ đầu.
Việc dùng tình nguyện viên ngắn hạn đến dạy học để giảm chi phí hoặc đến chơi với các em, như tôi nói ở trên, đã được các tổ chức quốc tế lên tiếng là "lợi bất cập hại". Vì nó gây ra cho các em một vấn đề gọi là “sự gắn bó giả tạo” (fake attachment").
Nhiều em rơi vào trạng thái hụt hẫng, có những vết thương tâm lý lớn sau khi một tình nguyện viên mà em yêu thương, gắn bó rời đi, sau đó phải mất nhiều thời gian để chữa lành.
Đáng lưu ý là, những vấn đề nêu trên không chỉ được nhận thấy ở những mô hình được quản lý kém, mà cả những mô hình được quản lý tốt, có cơ sở vật chất sạch đẹp.
Đến đây, chắc bạn sẽ thắc mắc: "Vậy chả lẽ không làm gì hết, cứ để mặc cho tụi nhỏ bơ vơ sao?"
Dưới đây là các kiến nghị của tôi:
Thứ nhất, nếu có tài chính và có lòng muốn giúp đỡ các em, xin hãy kết nối, hợp tác với các tổ chức uy tín về bảo vệ trẻ em. Đừng tự làm một mình vì đây là một vấn đề không chỉ cần đến "trái tim nóng" mà cần cả "cái đầu lạnh" để đi được xa. Các tổ chức này đều có giấy phép, có mạng lưới, có kinh nghiệm.
Trên thế giới, các thống kê đã ước tính có 1 triệu trẻ em mồ côi cha mẹ do Covid-19. Vì vậy, cộng đồng bảo vệ trẻ em thế giới cũng đã có những kế hoạch nhất định để giải quyết vấn đề này. Chúng ta có thể tham khảo, nhờ trợ giúp.
Thứ hai, xin hãy ưu tiên thực hiện những mô hình bảo trợ mà gần với mô hình một gia đình nhất. Chẳng hạn, nếu các em có người thân, họ hàng có thể nhận nuôi dưỡng các em, xin hãy hỗ trợ cho họ để họ là gia đình thứ hai của các em. (Tất nhiên là cần quy trình thẩm định và đồng hành dài hạn).
Nếu các em không còn họ hàng hoặc họ hàng không đủ tốt, thì có thể cân nhắc mô hình "gia đình đỡ đầu" (có quyền chăm sóc nhưng không có quyền giám hộ) hoặc những mái ấm có quy mô nhỏ như một gia đình ấm áp thôi.
Thứ ba, nếu không có lựa chọn khác tốt hơn mô hình "mái ấm"/ "nhà cho trẻ mồ côi" (orphanage) thì có thể tham khảo các lựa chọn như sau:
Thay vì tập hợp các em vào một ngôi trường riêng, hãy tài trợ để các em được đi học trong các ngôi trường bình thường, hòa nhập và kết nối với những trẻ em bình thường khác. Điều đó tốt hơn cho các em so với việc học chung với 100 bạn mà cả 100 bạn đều mồ côi giống mình.
Đầu tư ngân sách để tuyển dụng giáo viên, nhân viên làm việc dài hạn và cam kết gắn bó lâu dài. Không nên dùng tình nguyện viên tạm thời, ngắn hạn.
Đầu tư mạnh cho các chương trình tham vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em. Nếu chỉ nuôi ăn ở, nuôi học, đối với các em sẽ là không đủ.
Năm ngoái, tôi đã có cơ hội được làm việc trong một dự án giáo dục cảm xúc và chăm sóc tinh thần cho các trẻ em ở một số mái ấm hiện có ở Việt Nam hiện nay, do một quỹ thiện nguyện Việt-Úc tài trợ.
Chính những người lãnh đạo của các mái ấm đó đã giúp tôi hiểu ra những khiếm khuyết của mô hình mà họ theo đuổi và giờ họ đang nỗ lực để cải tiến nó.
Có một mái ấm ở Sài Gòn khiến tôi thực sự ngưỡng mộ, khi người lãnh đạo mái ấm đó không chỉ đầu tư cho các em đi học ở trường bình thường, mà còn tuyển dụng giáo viên để kèm cặp và đi họp phụ huynh cho các em.
Bước vào đó, tôi sẽ không được chụp một tấm hình nào (để tôn trọng quyền riêng tư về danh tính của các em), và còn phải tuân thủ các nguyên tắc về ứng xử với các em (không được tự ý cho quà, cho kẹo, vuốt ve các em).
Chia sẻ như vậy, để mọi người hiểu rằng, tôi không hoàn toàn bài xích mô hình trường cho trẻ mồ côi do Covid-19, mà chỉ muốn chỉ ra những điểm để cải tiến hoặc những lựa chọn tốt hơn nếu có thể.
Tôi hy vọng rằng những hiến kế của mình đến được tay người cần đến. Và tôi xin chúc cho các anh chị, các mạnh thường quân đang ấp ủ các ý tưởng tương tự thật nhiều sức khỏe để sớm đưa ý tưởng thành hiện thực.
Điều các anh chị đã khởi đầu là vô cùng đẹp đẽ, rất mong các anh chị bước thêm một bước nữa để những đẹp đẽ này đi được xa hơn!
Nguyễn Thuý Uyên Phương(CEO chuỗi trường ngoại khóa Tomato Childrens Home)
Các bài viết trao đổi thêm về quan điểm của tác giả xin gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Mái ấm cho trẻ mồ côi
Nhìn thấy cuộc gọi video của mẹ, bốn chị em Yến Nhi túm lại. Màn hình bên kia mở lên, Nhi thấy mẹ thở rít từng hồi...
">Nuôi dạy trẻ mồ côi do Covid
Xen lẫn giọng đọc của NSƯT Lê Chức, các bài hát quen thuộc ca ngợi công ơn cha mẹ vang lên với sự thể hiện của nhiều ca sĩ nổi tiếng: Tùng Dương, Quang Dũng, Hiền Thục, Minh Quân, Sao Mai Ngọc Ký, Sao Mai Thu Thủy, Lê Anh, Lê Trang, Ngọc Khánh Chi... Kèm theo đó là rất nhiều hoạt cảnh, tiểu phẩm do các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn mang tới cảm giác gần gũi, chân thực, nhắc nhở người xem về hình ảnh gia đình thiêng liêng.
Tại chương trình, ca sĩ Tùng Dương thể hiện hai bài Mẹ tôi vàCha và con. Sau khi kết thúc phần trình bày ca khúc Mẹ tôi,nam ca sĩ mang hai bó hoa tới tặng bà và mẹ - những người đang ngồi phía dưới hàng ghế khán giả. Giây phút Tùng Dương ôm hai người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời anh và nói lời cảm ơn khiến nhiều người xúc động.
Nam ca sĩ chia sẻ: "Từ trước đến nay, tôi và mẹ đều là người mạnh mẽ, cá tính nên khắc khẩu, bất đồng quan điểm trong nhiều chuyện. Nhưng mẹ luôn lặng lẽ ủng hộ, chăm lo cho tôi trong những buổi diễn. Mẹ dặn tôi: Con hãy luôn khiêm cung, chan hoà, hãy luôn đưa tinh thần đức độ và nhân văn vào trong nghệ thuật của chính mình cũng như cuộc sống thực tế ngoài đời. Điều đó mới là quan trọng nhất chứ không phải là những sự thành công bề nổi".
Đặc biệt, trong chương trình, khán giả được xem tiểu phẩm Báo hiếudo các diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn. Tiểu phẩm đề cập đến một câu chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ, khi những người con giàu có đùn đẩy nhau trách nhiệm nuôi mẹ già. Qua đó, ê-kíp thực hiện chương trình muốn truyền toả thông điệp về đạo nghĩa, tình cảm gia đình để mỗi người xem rút ra bài học cho riêng mình.
Với quy mô tổ chức và dàn dựng công phu, cùng sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng, Ơn nghĩa sinh thành 2023thực sự là một chương trình nghệ thuật sâu lắng, giàu xúc cảm, ngợi ca công ơn của cha mẹ, góp phần gìn giữ những giá trị nhân bản trong truyền thống của người Việt Nam.
Tùng Dương - 'Mẹ tôi':
Tùng Dương: 'Mặn hay đặc cũng được, nhất quyết không thể nhạt nhẽo'Bản năng nghệ sĩ luôn thôi thúc Tùng Dương vẫy vùng ở nhiều miền đất để gieo trồng những mầm sống khác nhau, cho khán giả và cho chính mình. Thời gian còn tạo nên một Tùng Dương rất khác: trung dung và bớt cực đoan.">Tùng Dương: 'Tôi và mẹ đều cá tính nên hay khắc khẩu'
Ca sĩ Mỹ Tâm. Cơ mà tới Vietnam Idol 2023 là tôi cuồng Mỹ Tâm thật luôn.
Thứ nhất, Mỹ Tâm quá đẹp quá xinh. Chẳng biết do makeup, do chỉnh app hay ánh sáng studio hay gì nhưng cảm nhận là đẹp không có chỗ chê. Mấy cô hoa hậu, người mẫu dù có đẹp tới đâu cũng khiến tôi cảm giác nó giả giả, bị làm quá lên. Còn Mỹ Tâm thấy đẹp thật, một vẻ đẹp riêng hiếm người có được.
Thứ hai, Mỹ Tâm nhận xét quá đỉnh. Nếu thích nghe Mỹ Tâm hát chỉ có 7/10 thì thích nghe Mỹ Tâm chấm điểm ở mức 11/10. Người có ăn có học nhận xét mà người xem như mình biết thêm hiểu thêm bao nhiêu thứ.
Mỹ Tâm nhận xét phần thi của giảng viên 19 tuổi Hà Minh trong cuộc thi 'Vietnam Idol':
Thực ra, cũng có nhiều chương trình mà ban giám khảo rất giỏi. Tôi nhớ Chuông vàng vọng cổmấy cô chú NSND, NSƯT nhận xét chuyên môn cực hay. Nhưng nghe cảm thấy hay nhưng không hiểu họ nói gì. Vì thế, cảm giác mình không liên quan đến show đang coi. Còn cách nhận xét của Mỹ Tâm đơn giản, dễ hiểu, rất đời. Nên người ngoại đạo như tôi thấy như đang được Mỹ Tâm trò chuyện.
Thứ ba, Mỹ Tâm thị phạm cũng quá hay vì tạo ra cảm giác không-trình-diễn mà đúng nghĩa đang hướng dẫn thí sinh. NSND Bạch Tuyết cũng là người thị phạm rất hay.
Thứ tư, Mỹ Tâm cứng đúng nơi - mềm đúng chỗ. Có lẽ chỉ Mỹ Tâm là người duy nhất có khả năng làm tôi cảm thấy đang ngồi chấm điểm cho một cuộc thi chứ không phải gameshow. Cô ấy nghiêm túc với vai trò giám khảo, người cầm cân nảy mực.
Mỹ Tâm rời khu vực ghi hình để xin cho thí sinh cơ hội được đi tiếp:
Mỹ Tâm không ngồi để diễn trò câu views (dù xét về độ khùng thì Mỹ Tâm có chút chút). Mỹ Tâm không ngồi để đóng vai "thảo mai" ve vuốt thí sinh, dù tình cảm cô ấy có thừa. Có tình cảm trong những lời nhận xét nghiêm khắc, có quyền lực trong những câu an ủi vỗ về. Tất cả cứ tự nhiên toát ra mà không cần phải lên gân. Khi xem Mỹ Tâm ngồi nhận xét, có cảm giác cô ấy đang sống trong thế giới của chính mình, chứ không phải đang ở trong một gameshow của ban tổ chức nào đó và không phải gồng lên theo chỉ đạo để làm vừa lòng bất cứ ai.
Chốt lại là, tôi cũng chẳng phải fans nhưng công nhận Mỹ Tâm đỉnh thật. Thật tình yêu quý và ngưỡng mộ Mỹ Tâm ở VietNam idol 2023.
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
">Bị cuồng Mỹ Tâm quá thì chữa thế nào?