您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Sohar Club vs Al Nahda, 20h55 ngày 17/11: Khó tin chủ nhà
NEWS2025-02-01 17:54:03【Giải trí】8人已围观
简介 Hư Vân - 17/11/2024 04:30 Nhận định bóng đá g thứ hạng của liverpool gặp man citythứ hạng của liverpool gặp man city、、
很赞哦!(1)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Dhofar, 23h15 ngày 28/1: Khách tự tin
- Vietjet tung hàng triệu vé 0 đồng ngày 12/12
- Hội sách mừng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam diễn ra tại Văn Miếu
- 'DNSE Aquaman 2024 giúp kích cầu du lịch Hồ Tràm'
- Nhận định, soi kèo Nice vs Marseille, 02h45 ngày 27/1: Vị vua sân khách
- Thanh Hương bị Duy Hưng 'mắng' trên truyền hình vì quá điệu
- Mèo độc lạ và món lì xì không giống ai của ca sĩ Trọng Tấn
- Nữ tiếp viên hàng không 79 tuổi kiện hãng bay vì bị đuổi việc
- Nhận định, soi kèo Sociedad vs Getafe, 22h15 ngày 26/01: Điểm tựa sân nhà
- Tom Cruise tập suốt 3 năm cho 1 cảnh quay trong Nhiệm vụ bất khả thi 7
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Damac vs Al Ittihad, 21h05 ngày 27/1: Niềm tin cửa trên
- Kìm nước mắt khi dẫn về dịch bệnh
- Trong lúc dịch Covid-19 khiến nhiều ngành nghề, công việc bị ảnh hưởng, các phóng viên, BTV thời sự đôi khi khó tránh việc tác nghiệp, tiếp xúc nơi đông người. Anh và các đồng nghiệp làm thế nào để tự bảo vệ mình?
Quả thật đây là giai đoạn rất khó khăn với những người làm thời sự. Chúng tôi phải làm việc luân phiên để vừa đảm bảo công việc sản xuất tin tức, thực hiện phóng sự, vừa tuân thủ các giải pháp phòng chống dịch của Chính phủ, giữ an toàn sức khỏe cho cả bản thân cũng như đồng nghiệp.
Lúc tác nghiệp, các phóng viên, BTV đều tự ý thức bảo vệ an toàn cho bản thân. Khi đến những khu vực có nguy cơ cao, đoàn sẽ làm việc với chính quyền địa phương, hỏi kỹ về các địa điểm có thể ghi hình được. Việc bất chấp hiểm nguy để thực hiện phóng sự không được khuyến khích, bởi chỉ một người mắc bệnh thì nguy cơ lây nhiễm cho hơn 3.000 con người tại Đài THVN là rất lớn. Hệ lụy khôn lường nên chúng tôi rất cẩn trọng.
BTV Hoàng Dương được khán giả yêu thích.
- Dịch bệnh khiến nhiều cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng, không chỉ là tiền bạc mà còn về mặt tinh thần. Anh có phải đối mặt với bất lợi nào trong thời điểm này?
Bất lợi đầu tiên là chuyện tác nghiệp. Việc phỏng vấn, làm phóng sự không còn thuận tiện như trước. Chúng tôi phải sáng tạo, vận dụng các phương tiện kết nối trực tuyến để đảm bảo tiến độ tin bài. Cái khó là việc duy trì tính sinh động và chất riêng của mỗi chương trình, tăng cường đồ họa tránh gây nhàm chán cho khán giả, dù chẳng ai muốn thế.
Tiếp đến, chúng tôi hiện đang bị giảm một phần lương theo từng vị trí. Bởi số lượng quảng cáo tại VTV đang sụt giảm mạnh do các doanh nghiệp đóng cửa hoặc làm ăn không thuận lợi. Dẫu vậy, khi còn được sáng tạo, cống hiến, tôi vẫn thấy mình may mắn hơn nhiều người.
- Rất chuyên nghiệp trên sóng thời sự nhưng có thể thấy khi đề cập đến dịch bệnh trên sóng thời sự, đã nhiều lần anh nghẹn ngào?
Tôi là mẫu người giàu tình cảm nên đôi lúc cũng phải kìm nén. Khi dẫn về dịch bệnh, đề cập đến các hoàn cảnh thương tâm trong xã hội, tôi thực sự đồng cảm. Nhiều lúc nước mắt trực tuôn trào nhưng tôi phải nhanh chóng lấy lại bình tĩnh vì không muốn khán giả thấy sự bi lụy hay buồn đau trên sóng truyền hình. Thời điểm này nên lan tỏa những xúc cảm tích cực để duy trì sức chiến đấu lâu dài.
Nói như vậy không có nghĩa là tôi né tránh những cảm xúc thật. Nhưng chúng ta đều hiểu rằng, trong một chương trình truyền hình trực tiếp cần có sự tiết chế. Người dẫn chương trình có thể xúc động nhưng không bi lụy, càng không nên sến sẩm hay cải lương trên sóng bằng những giọt nước mắt. Biết điểm dừng mới là chuyên nghiệp.
BTV Hoàng Dương là bạn dẫn ăn ý với MC Mai Ngọc.
Tai nạn nghề nghiệp ám ảnh
- Sống thiên về cảm xúc, đã khi nào anh rơi vào khủng hoảng chưa?
Khi đứng giữa ranh giới của đam mê, nhiệt huyết và thực tế khắc nghiệt trên con đường chinh phục công việc mơ ước ấy thì tôi nghĩ ai cũng có những lúc dao động. Trước đây, thời sinh viên, tôi cũng học về báo chí nhưng chưa đủ trải nghiệm để thấu hiểu sự vất vả của các phóng viên, biên tập viên tại VTV, nhất là người làm thời sự.
Quãng thời gian khắc nghiệt nhất với tôi là khi mới làm quen với chương trình Chào buổi sáng bông lúa, phát sóng lúc 5h30 hàng sáng. Khi đó, việc thức nguyên đêm tại Đài để làm kịch bản là chuyện bình thường. Nhưng tâm lý của người mới mà, tôi rất sợ. Chưa kể, khi nghe đến những huyền thoại làm đêm ở Đài, tôi càng căng thẳng. Nào là nhan sắc xuống cấp, sức khỏe bị ảnh hưởng, nếu tiếp diễn trong thời gian dài còn dễ sinh bệnh.
Thế mà rồi cũng quen. Có lẽ ai cũng sẽ bị cuốn đi theo guồng tin tức và sự thú vị mà công việc này mang lại. Tôi được trải nghiệm, được học hỏi mỗi ngày. Và khi có một sản phẩm tốt, được công chúng đón nhận tôi cảm thấy như được chữa lành. Mọi khó khăn, mệt mỏi, sự hi sinh thời gian cho bản thân, gia đình đều tan biến.
Đến hiện tại, sau 6 năm công tác, tôi đã chứng minh được năng lực ở nhiều vai trò: phóng viên hiện trường, biên tập viên, tổ chức sản xuất hay đóng góp ý tưởng cho các chương trình lớn của Ban Thời sự. Đó là phần thưởng xứng đáng cho những năm tháng tuổi trẻ đầy hoang mang.
">BTV Hoàng Dương Thời sự VTV: Có những lời nói xúc phạm rất khiếm nhã
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 500gr thịt ba chỉ
- 1 nhánh sả
- 1 củ hành tím
- 2 tép tỏi
- 1 miếng nhỏ nghệ
- 1/3 muỗng cà phê tiêu
- 2 phần trắng hành lá ( lấy luôn rễ, nhưng nhớ rửa sạch)
- 1 trái ớt sừng
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng cà phê nước mắm
- 50 gr bột chiên giòn hay tinh bột bắp
- 2 lá chanh
- 1/2 củ hành tây thái múi nhỏ
- 1/3 chén đậu phộng hay hạt điều rang
Cách làm thịt ba chỉ chiên sả hấp dẫn
- Bước 1: Cho hết tỏi, hành tây, hành lá, tiêu, nghệ và ớt vào cối giã nhuyễn. Phần sả thái lát mỏng.
- Bước 2: Thịt rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Cho thịt vào âu cùng với gia vị phía trên và nguyên liệu giã nhuyễn trộn đều. Sau đó cho hỗn hợp này vào bao nilon cùng với bột chiên giòn xóc đều.
Thịt ba chỉ chiên sả lạ mà ngon - Bước 3: Bắt chảo dầu lên bếp ( không cần dầu nhiều). Chờ dầu nóng cho sả, hành tây, lá chanh vào chiên trước với lửa vừa. Khi sả, chanh, hành tây vàng thơm thì vớt ra chén. Tiếp đến cho thịt vào chiên, thỉnh thoảng đảo sơ cho thịt vàng đều trước khi vớt ra dĩa.
- Bước 4: Đậu phộng hay hạt điều, bạn có thể chiên (nếu thích). Thịt chiên cho ra đĩa, phía trên cho sả và đậu. Món này ăn chơi hay ăn với xôi/cơm rất ngon.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Mẹo hay giúp bạn nấu riêu cua đông lại thành miếng
Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách làm riêu cua đông lại thành miếng đẹp như đầu bếp ngoài hàng.
">Cách làm thịt ba chỉ chiên sả lạ mà ngon
Tuy nhiên, không ít ý kiến đồng tình bởi họ thấy nhiều diễn viên quá vất vả, thậm chí gặp tai nạn trên phim trường bất cứ lúc nào.
Không chỉ diễn viên mà người đóng thế cũng chịu nhiều thương tích
Liên quan đến vấn đề này, VietNamNet đã ghi nhận các ý kiến trong giới làm phim, hầu hết ủng hộ việc xếp ngành nghề diễn viên vào mục độc hại, nguy hiểm.
Diễn viên Trương Ngọc Ánh chia sẻ bức ảnh chị bị sưng một bên mắt trong quá trình quay phim và khẳng định bị tai nạn thật chứ không phải do hóa trang.
Vào vai một công an chìm, Trương Ngọc Ánh đóng cảnh bị kẻ thù tra tấn dã man. Cảnh quay đông người với nhiều góc máy khác nhau và thực hiện rất lâu vì phức tạp. Từ một pha phối hợp không ăn ý, nữ diễn viênHương Ga nhận ngay cú đấm giữa mắt.
"Tôi có cảm giác bị nổ mắt khi đó. Đoàn phim lập tức phải ngừng quay. Dù được cấp cứu và dùng thuốc ngay nhưng mấy ngày sau nước mắt tôi vẫn chảy giàn giụa, mắt sưng húp tưởng như mù đến nơi. Còn khi đóng phimÁo lụa Hà Đông,tôi phải đi chân đất leo núi thể hiện những cảnh tả thực và kết quả là bị đá mắt mèo đâm nát chân. Những tai nạn như vậy là chuyện thường. Không chỉ diễn viên mà người đóng thế cũng bị thương tích rất nhiều".
Đóng phim đã 30 năm, Trương Ngọc Ánh bày tỏ sự vui mừng khi cuối cùng diễn viên cũng được nhìn nhận như một nghề nguy hiểm. Dù rằng chị băn khoăn không biết sau sự công nhận này, họ sẽ được hưởng chế độ gì?
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng rất vui vì diễn viên điện ảnh được xếp vào nghề nặng nhọc và độc hại.
"Ra trường quay, mọi người mới biết nghề diễn viên cực khổ như thế nào. Không chỉ phim hành động mà đóng phim tình cảm hay tâm lý cũng chẳng hề sung sướng.
Ví dụ trong phimCon Nhót mót chồng do tôi đạo diễn mới đây, khi diễn cảnh con Nhót dầm mưa, diễn viên Thu Trang phải tắm mưa từ 8h tối đến gần 4h giờ sáng hôm sau dù đang bệnh. Có cảnh trên phim khán giả chỉ thấy 15-20s nhưng thực tế diễn viên phải đóng rất lâu mới hoàn thành nên tổn hại đến sức khỏe.
Cảnh lửa thiêu rụi chiếc ba gác tưởng đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm. Chúng tôi phải thuê cascadeur bảo vệ diễn viên Thu Trang không bị thương. Song trên phim trường không phải lúc nào cũng an toàn 100%. Chuyện diễn viên bị tai nạn không hiếm và nhiều cảnh nếu thiếu can đảm thì không dám đóng".
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng dẫn chứng thêm việc diễn viên Thúy Loan trong phim Chim phóng sinh phải mặc đồ bảo hộ khi diễn cảnh bắt trùn chỉ dưới mương nước bẩn thỉu bởi nếu không rất dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh phụ khoa.
"Tất cả những gì diễn ra trên phim, từ thể loại tình cảm đến hành động, diễn viên đều rất vất vả. Họ thực sự phải có sức khỏe phi thường và chấp nhận mạo hiểm. Bởi dù có chuẩn bị tốt cỡ nào vẫn có xác suất tai nạn, không thể an toàn 100%", Vũ Ngọc Đãng nói.
Anh hy vọng cùng với sự nhìn nhận này, từ nay nghề diễn viên sẽ được chăm lo nhiều hơn.
Một quay phim Điện ảnh Quân đội rơi khỏi tàu khi đang tác nghiệp
Gần đây, diễn viên Hoàng Hải được chú ý với vai cửu vạn ở xóm trọ gầm cầu Long Biên trong Cuộc đời vẫn đẹp sao. Để cho cảnh phim chân thực, nam diễn viên sinh năm 1968 phải bốc vác, kéo xe hàng thật đến cả nghìn lần. Khi đang diễn, anh bị trật chân dẫn tới bong gân, đi lại khó khăn nhưng vẫn phải quay tiếp vào hôm sau mà không có thời gian nghỉ ngơi.
Chưa kể, việc quay phim trong bối cảnh ở gần mương cống hôi thối khiến ngày đầu anh và đoàn phim gần như không nuốt nổi cơm. Hoàng Hải nhất trí cao khi diễn viên được gọi là một nghề nặng nhọc, nguy hiểm.
Diễn viên Thanh Quý nói vui khi đóng Cuộc đời vẫn đẹp sao,bà từng hỏi có tiền bồi dưỡng cho diễn viên không vì quay phim trong bối cảnh quá độc hại, ô nhiễm. Có lần giữa một cảnh quay, NSƯT Thanh Quý bị đẩy ngã và suýt nhận chiếc đinh dài xuyên vào đầu.
Dòng phim chiến tranh với những cảnh cháy nổ còn nguy hiểm cho diễn viên hơn nhiều. Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, người đứng sau một số tác phẩm điện ảnh đề tài chiến tranh và hậu chiến như: Những người viết huyền thoại, Đường thư, Hà Nội Hà Nội, Thầu Chín ở Xiêm, Khúc mưa.... hoàn toàn ủng hộ quyết định đưa diễn viên vào ngành nghề nguy hiểm.
"Họ - những nghệ sĩ trình diễn hay sáng tạo đều phải luyện tập, làm việc bất kể ngày đêm, bất kể giờ giấc. Làm nghệ thuật thực sự là công việc vất vả, nặng nhọc và chỉ đam mê với nghề mới khiến người ta vượt qua được thôi. Ngoài ra, đây còn là một nghề nguy hiểm trong đó chủ yếu là nghệ sĩ trình diễn, một phần nghệ sĩ sáng tạo và khối kỹ thuật phục vụ nghệ thuật.
Dễ dàng nhận thấy trong các nghề biểu diễn như xiếc, đóng thế, quay phim mạo hiểm… đã có rất vụ tai nạn tồi tệ, thậm chí tử vong. Một quay phim Điện ảnh Quân đội từng rơi khỏi tàu khi đang tác nghiệp ở thượng nguồn sông Đà và không qua khỏi…", đạo diễn Bùi Tuấn Dũng nói.
Thế nhưng, anh băn khoăn vì thông tư mới này chỉ xếp nhóm lao động nghệ thuật trình diễn chứ không có các nghệ sĩ sáng tạo. "Tức là nhóm diễn viên sẽ được hưởng thêm các chế độ kiểu như công nhân lao động nặng nhọc, độc hại trước đây. Song thông tư mới này có lẽ chỉ thực thi với khối diễn viên công chức làm việc trong môi trường nhà nước. Những diễn viên tự do rất khó áp dụng vì họ làm việc theo thỏa thuận, không có bảo hiểm xã hội và chế độ khác đi kèm", đạo diễn Bùi Tuấn Dũng nêu ý kiến.
Bài sau: NSƯT Thanh Quý ớn lạnh vì suýt bị đinh đâm xuyên đầu lúc quay phim
Nguy hiểm quá Ngô Thanh VânVừa là nhà sản xuất, vừa đóng vai chính, Ngô Thanh Vân tự thực hiện 90% các cảnh hành động nguy hiểm trong phim hành động "Hai Phượng" và trải qua vô số tai nạn trên phim trường.
">Diễn viên có phải là nghề nguy hiểm, độc hại?
Nhận định, soi kèo Estoril vs Vitoria Guimaraes, 22h30 ngày 26/01: Khó phân thắng bại
Dưới đây là 10 thói quen "xấu xí" của số một bộ phận tài xế trong năm qua:
1. Lái xe khi đã sử dụng rượu bia
Tuy mức phạt cho các "ma men" sau tay lái đang ở mức rất cao, thế nhưng trong năm 2022 vẫn có lượng lớn lái xe vi phạm nồng độ cồn bị CSGT xử phạt. Ngoài ra, rất nhiều tai nạn thương tâm mà người cầm lái nồng nặc mùi "hồng xiêm".
Đó là do nhiều lái xe còn chủ quan, không sợ phạt hay không nỡ từ chối được chén rượu, cốc bia? Đã đến lúc, cộng đồng lái xe cần phải xây dựng cho mình “văn hoá từ chối” rượu bia một cách nghiêm túc hơn.
2. Sẵn sàng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" khi va chạm trên đường
Năm 2022, vô số vụ việc những tài xế sau va chạm có hành vi chửi bới, thách thức, thậm chí hành hung nhau sứt đầu mẻ trán được báo chí và mạng xã hội đăng tải. Để rồi, cả hai bên ít nhiều đều thiệt thòi, không chỉ về sức khoẻ, tính mạng mà còn ảnh hưởng đến danh dự, thậm chí có người lâm vào cảnh tù tội.
Rõ ràng, bạo lực là cách để thị uy sức mạnh, giải phóng cơn giận dữ nhưng cũng thể hiện sự coi thường luật pháp, thiếu văn hoá của những kẻ thích dùng nó mỗi khi va chạm giao thông.
3. Đỗ xe kém duyên
Dù trên nhiều tuyến phố có biển cấm dừng đỗ xe to chình ình, thế nhưng hai bên vẫn xuất hiện hàng dài xe đỗ kín mít, chỉ chừa ra một lối nhỏ, cứ có ô tô đi vào là lại tắc cứng.
Hay rất nhiều lái xe vô tư đỗ xe bưng kín mặt tiền của một cửa hàng từ sáng đến trưa khiến chẳng ai ra vào được. Trên xe cũng không để lại số điện thoại liên lạc. Nhiều chủ nhà vì quá giận dữ đã lấy sơn xịt đầy lên xe cho “bõ tức” rồi chụp ảnh, đăng lên mạng.
Giá như lái xe đỗ gọn gàng, biết “nhìn trước nhìn sau”, hay tối thiểu là để lại số điện thoại để liên lạc khi cần thì mọi chuyện đã không đến mức như vậy.
4. Bật đèn pha vô tội vạ
Những ai hay lái xe vào ban đêm chắc không lạ gì với những chiếc đèn pha chiếu thẳng vào mắt mình. Nhiều ô tô được chủ xe độ thêm dàn đèn siêu khủng, mỗi lần “giương pha” khiến lái xe đối diện lâm vào tình trạng “mù tạm thời’, vô cùng nguy hiểm. Nhiều lái xe còn không "thèm" hạ pha khi đi trong phố, vừa vô duyên, vừa vô ý thức.
Chỉ cần lái xe có ý một chút, luôn để đèn ở chế độ “cos”, chỉ bật pha cao khi đi đường trường, đường đèo và không có xe đối diện thì chắc hẳn ai cũng vui.
5. Lạm dụng còi xe
Tương tự như việc bật đèn pha, nhiều tài xế sẵn sàng bấm còi inh ỏi, giục giã những xe phía trước di chuyển ngay cả khi đèn đỏ còn 5-6 giaay như “sợ” họ không nhìn thấy đèn. Hay nhiều đoạn đường đã có biển cấm bấm còi xe rõ rành rành, thế nhưng, nhiều lái xe dường như không nhìn thấy biển cấm, vẫn bóp còi lấy được dù chẳng đáng phải còi.
Thậm chí, nhiều xe khách, xe tải lắp thêm còi công suất cao, sử dụng một cách vô tội vạ khiến người đi đường đinh tai nhức óc, thậm chí có trường hợp bị giật mình khi nghe tiếng còi đã ngã ra đường dẫn tới thương vong. Văn hoá sử dụng còi xe vẫn khá “xa xỉ” với nhiều tài xế Việt.
6. Vô tư ném rác ra đường
Một chị gái mặc quần áo sành điệu, cầm lái một chiếc xe hạng sang. Qua ngã tư, chị hạ kính, thản nhiên vứt xuống đường mẩu giấy ăn vừa dùng để chùi son. Phía ghế sau, đứa con chị cũng ném vèo qua cửa sổ vỏ hộp sữa đang hút dở, suýt vào mặt một người đi đường. Ai nhìn thấy cũng lắc đầu ngao ngán.
Vô tư xả rác ra đường là thói quen vô cùng xấu xí không chỉ của “dân thường” mà còn của một số người ở tầng lớp được coi là “có tiền”. Đúng là tiền chưa chắc đã mua được ý thức!
7. Thắt dây an toàn kiểu đối phó
Dây an toàn là bộ phận rất quan trọng trên ô tô mà những người ngồi trong bắt buộc phải cài. Thế nhưng, nhiều người lại cài ra đằng sau hoặc sử dụng chốt giả cắm vào với mục đích đỡ bị chiếc xe "nhắc nhở". Thế nên, những chiếc chốt cài dây an toàn được bán tràn lan với giá chỉ vài chục nghìn và đã rất nhiều người đặt hàng để sử dụng.
Có vẻ như nhiều người nghĩ rằng đeo dây an toàn là vướng víu, khó chịu, mất thời gian. Nhưng đến khi tính mạng bị đe doạ thì… hối không kịp.
8. Đi ô tô khôn lỏi, ép xe máy lên vỉa hè
Ở những thành phố lớn, chắc nhiều người không lạ gì cảnh mỗi khi tắc đường, hàng dài ô tô xe máy phải xếp hàng nhích từng mét. Nhiều tài xế khôn lỏi sẵn sàng đi kiểu điền vào chỗ trống, di chuyển sát lề bên phải, khiến xe máy chẳng còn chỗ để đi, buộc phải "leo vỉa".
9. Lái xe trời mưa kém duyên, tạt ướt các phương tiện xung quanh
Không ít người đi xe máy trời mưa nhưng không ướt bởi nước mưa mà bởi loại nước khác từ dưới đường té lên khiến cả người và xe lấm lem. Nếu những người lái ô tô chú ý quan sát và "có tâm" hơn khi đi vào những vũng nước mưa thì các phương tiện bên cạnh sẽ bớt khổ.
10. Che, tẩy xoá biển số để tránh phạt nguội
Trong năm vừa qua, rất nhiều hình ảnh ô tô che biển số, dán băng keo hoặc tẩy xoá để "biến hình" để tránh phạt nguội, thậm chí còn khiến những phương tiện khác bị oan.
Việc một số tài xế bằng cách này hay cách khác cố tình che, thay đổi biển số rõ ràng là có động cơ không trong sáng. Nếu chưa ra đường đã nghĩ đến việc lái ẩu, dùng chiêu trò để đối phó, trốn tránh trách nhiệm thì liệu việc lái xe có an toàn?
Tất cả những thói quen xấu được nêu trên không chỉ bị luật pháp nghiêm cấm mà còn bị xã hội và ngay cả cộng động lái xe lên án. Việc thay đổi thói quen “xấu xí” trong một sớm một chiều là không dễ nhưng hoàn toàn có thể làm được, điều đó tuỳ thuộc vào ý thức của mỗi người khi cầm lái ra đường.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào với những thói quen "xấu xí" trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi tin bài cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vờ hỏng xe rồi thản nhiên đỗ ở đường cấm: Thói 'khôn lỏi' của nhiều tài xếTrên tuyến phố cấm dừng đỗ, không ít trường hợp lái xe cố tình lách luật bằng cách mở nắp capo giả vờ như xe bị trục trặc rồi đỗ lì cả ngày. Dù ít khi bị cảnh sát xử phạt nhưng kiểu "khôn lỏi" này gây phản cảm cho những người chứng kiến.">Văn hoá lái xe: 10 thói xấu của tài xế Việt cần bỏ ngay trong năm mới
Britney Spears Variety đưa tin, Britney Spears đã đạt được thỏa thuận vô cùng béo bở với nhà xuất bản nổi tiếng để chuẩn bị tung ra cuốn sách hứa hẹn sẽ bùng nổ với nhiều câu chuyện lần đầu công bố với công chúng. Hồi ký sẽ tập trung mô tả con đường đến danh tiếng của nữ ca sĩ sinh năm 1981, sự nghiệp âm nhạc của cô cũng như mối quan hệ nhiều tai tiếng với các thành viên trong gia đình.
Các điều khoản của hợp đồng này không được tiết lộ song một nguồn tin thân cận với nữ ca sĩ nói đây là cú bắt tay "phá kỷ lục". Page Six cho hay hợp đồng này lên tới 15 triệu USD và Simon & Schuster đã phải chiến đấu với rất nhiều nhà xuất bản có tiếng khác để thắng gói thầu đặc biệt này.
Britney Spears quyết định bắt tay với Simon & Schuster để ra hồi ký chỉ một thời gian ngắn sau khi tòa phán quyết cho cô được tự do, chấm dứt 13 năm giám hộ của bố mình - ông Jamie Spears. Britney Spears từng chia sẻ 13 năm đó cô sống như nô lệ và không được tự quyết bất cứ việc gì, dù là việc nhỏ nhất liên quan đến bản thân.
Năm qua, câu chuyện của Britney Spears nhận sự quan tâm của nhiều khán giả trên toàn cầu. Do vậy cuốn hồi ký này được dự báo sẽ kể nhiều sự thật gây sốc cũng như đạt doanh số ấn tượng khi ra mắt. Tuy nhiên, thời điểm phát hành sách vẫn chưa được công bố.
Trailer phim 'Britney vs Spears'
Quỳnh An
Britney Spears chính thức được trả tự do sau 13 năm kìm kẹp
Britney Spears vừa chia sẻ trên Instagram: "Tôi không thể tin được. Một lần nữa đây là ngày tuyệt vời nhất".
">Britney Spears ký hợp đồng viết sách 15 triệu USD, sẽ kể hết trong hồi ký
Tàu điện ngầm đã hoạt động trở lại suốt đêm, nhưng khu phố Tàu từng mở cửa 24/24 nay "cửa đóng then cài" từ 22h, theo The New York Times.
Cùng tình cảnh, quán rượu Pháp L'Express nằm trên Park Avenue South ở khu Manhattan, vốn hoạt động xuyên suốt 24 tiếng, giờ đóng cửa lúc 2h sáng của ngày thứ 6, thứ 7 và 23h các ngày còn lại trong tuần.
Nhà hàng Katz’s Delicatessen vào giờ dọn dẹp.
Trong cùng khu, quán cà phê trên phố Chelsea giờ ấn định dừng hoạt động lúc 1h sáng thay vì không có giờ đóng cửa. Whitestone Lanes, một sân chơi bowling ở khu Queens, cũng không còn mở 24/24 như trước.
New York vốn được mệnh danh là "thành phố không bao giờ ngủ" nhờ nhịp sống sôi động. Nhưng sau khi nơi này phục hồi sau những tháng ngày dịch bệnh, cuộc sống về đêm dường như không thể trở về như cũ. Trong khi phần còn lại của nước Mỹ đã lấy lại được mạch vận hành cũ, New York đang chật vật hơn.
Biển hiệu "mở 24/24" tắt đèn
Có nhiều nguyên nhân đằng sau nhưng lý do chủ yếu nhất vẫn là nhiều bên thu nhỏ lại mô hình kinh doanh và gặp khó khăn trong việc thuê nhân sự.
Nhiều công việc liên quan tới khách sạn và nhà hàng đã biến mất vì ít người đến thăm thành phố hoặc ra ngoài ăn uống hơn. Những việc làm hiện có thì khó kiếm người, khi ca làm vào đêm muộn và mức lương tương đối thấp.
Tối thứ 7, Damon Crittendon không tin vào mắt mình khi Wo Hop - điểm ăn đêm quen thuộc của anh - lại treo biển đóng cửa sớm. Người đàn ông vốn có ý định đưa vợ và con đến nơi từng gắn bó với mình suốt những năm tháng còn trẻ, ăn món vịt quay mà anh miêu tả là "đem lại cho bản thân cảm giác hoài cổ".
Nhà hàng Wo Hop có hơn 80 năm hoạt động ở New York.
Nhà hàng Wo Hop mở cửa vào năm 1938, hoạt động theo lịch 24 giờ trong nhiều thập kỷ, sau đó đến 4h30 sáng bắt đầu từ đầu những năm 2000. David Leung, người chủ hiện tại, cho biết: “Nhân viên ở đây hầu hết lớn tuổi và nhiều người quyết định nghỉ hưu sau thời gian quán đóng vì dịch bệnh".
"Tôi cũng không muốn họ làm khuya nữa. Phần lớn sống ở quận Brooklyn hoặc quận Queens và di chuyển bằng phương tiện công cộng. Với những cuộc tấn công nhắm vào người châu Á suốt mấy năm qua, tôi lo lắng cho sự an toàn của họ", Leung nói thêm.
22h30, Shep Wahnon vừa thưởng thức xong món bánh nướng và món súp thịt tại Veselka, nhà hàng bán món Ukraine được người dân ở khu dân cư East Village yêu thích.
Shep đã là khách hàng quen của nơi này suốt từ năm 1981. Điều thực khách này nhận ra rõ nhất là chiếc bảng hiệu neon in dòng chữ "mở cửa 24 giờ" không còn chiếu sáng và khu vực bếp đìu hiu đi rất nhiều.
Khởi đầu từ một quầy bán kẹo vào năm 1954, chuyển qua nhà hàng và bán xuyên đêm từ những năm 1990 đến khi dịch bệnh xảy ra, giờ Veselka cũng đóng cửa lúc 23h như nhiều hàng quán khác.
Tình hình kinh doanh vẫn khó khăn cộng thêm thói quen thay đổi của người dân khiến cuộc sống về đêm ở Big Apple chưa thể như cũ.
Jason Birchard, chủ sở hữu thế hệ thứ ba, cho biết: “Tôi không thể tìm được đủ nhân viên, hiện rất khó để tuyển người rửa bát, phụ bếp". Lượng khách dồi dào đến từ rạp hát Broadway ở gần đó, như diễn viên và thành viên đoàn kịch, cũng vơi đi khi nhiều người chuyển qua làm việc từ xa.
Nhiều vị khách bày tỏ với Birchard rằng họ nhớ không khí ngày xưa ở Veselka, khi họ ghé quán vào nửa đêm mà vẫn cảm nhận được sự tấp nập, sôi động. Dù cũng chung tâm trạng, bản thân người chủ này cũng không biết khi nào có thể mở lại 24/24 như trước.
“Đây là sự bình tĩnh trước cơn bão", người quản lý tại nhà hàng đồ Do Thái Katz's Delicatessen nói. Hơn 3h sáng, cả nhà hàng chỉ có 4 vị khách. Những đĩa dưa chua và bánh mì kẹp pastrami ăn dở nằm ngổn ngang trên bàn.
Họ mong đợi nhiều khách hàng sẽ đến ăn khi các quán bar đóng cửa, thường là từ 4h trở đi.
Hồi phục chậm
Còn đối với một số chủ quán ăn, nhà hàng khác, việc mở cửa quá muộn thường kéo theo những vị khách đem theo rắc rối.
Tiệm chơi Space Billiards, nằm ở tầng 12 của trung tâm nhộn nhịp K-Town trên Phố 32 phía Tây, mở cửa từ năm 2007 nhưng đã ngừng việc hoạt động liên tục, không có giờ nghỉ từ năm 2017, trước khi có Covid-19.
"Vấn đề là hầu hết khách đến sau 1h để chơi billiard thường trong trạng thái không tỉnh táo và hành động không lịch sự", Harvey Shim, phụ trách tiếp thị của Space Billiards, cho hay.
Thay vì hoạt động xuyên đêm không ngừng nghỉ, giờ nhiều cửa tiệm ở New York quyết định đóng cửa sớm.
Tuy nhiên, điểm vui chơi này vẫn có tình hình khả quan hơn khi số người kéo đến vẫn đông đúc. Sau nửa đêm thứ 7, rạng sáng chủ nhật, tất cả bàn đều có người đặt trước và người đến sau phải chờ một tiếng mới đến lượt.
Còn ở quận Brooklyn tập trung nhiều dân lao động, tình hình những quán xá mở xuyên đêm có phần nhộn nhịp hơn.
Tại ngã tư Jefferson và Wyckoff ở khu Bushwick vào lúc 4h sáng, ít nhất 9 xe tải bán các món đồ ăn Mexico cùng bàn ghế xếp dọc con đường.
Tiếng gọi mời đến thưởng thức đồ ăn của người bán phát ra nhiều lần từ chiếc loa gắn trên xe.
Tia Butler, đi giày cao gót và mặc váy ngắn, bước ra từ một chiếc xe hơi cùng một nhóm bạn. Cô vừa tham dự một buổi biểu diễn thời trang, sau đó đi đến một vài CLB và giờ tìm kiếm đồ ăn lấp đầy chiếc bụng đói.
Femmie, một người mẫu khác trong chiếc áo crop top lưới, váy ngắn kẻ sọc và đôi bốt lông, đến xếp hàng mua bánh Tacos.
“New York là thành phố không bao giờ ngủ. Nhìn chúng tôi mà xem, như những con mèo đen đang ra ngoài dạo chơi”, cô khẳng định từ góc nhìn của một người thích tụ tập khuya.
Theo Zing
">New York không còn là thành phố không ngủ