您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Tiếng Nghệ
NEWS2025-02-01 15:52:13【Thể thao】4人已围观
简介“Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để”,ếngNghệlịch đá nha câu thơ của Phạm Tiến Duật có lẽ đã nói thalịch đá nhalịch đá nha、、
“Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để”,ếngNghệlịch đá nha câu thơ của Phạm Tiến Duật có lẽ đã nói thay cảm nhận của nhiều người trong Nam ngoài Bắc về giọng nói của một miền quê Bắc Trung bộ. Răng mà buồn cười enh? (Sao mà buồn cười anh?).
Ảnh minh họa: Dân Trảo Nha |
Vì tiếng Nghệ về giọng điệu phát âm đã khác, nặng tiếng mà không rõ lời, còn về từ ngữ lại đặc tính địa phương. Chẳng thế mà có lẽ chỉ duy nhất tiếng Nghệ là có hẳn một từ điển để tra cứu, cứ như đó là một thứ “ngoại ngữ” vậy. Lại không chỉ một, mà có đến hai cuốn "Từ điển tiếng Nghệ”. Khiếp chưa!
Dân Hà Tĩnh nói riêng, dân Nghệ nói chung, biết ơn nhạc sĩ Nguyễn Vãn Tý đã đưa hai chữ “đi mô” vào câu ca mở đâu bài hát nổi tiếng “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” vang động khắp nước từ đầu thập niên 1970 đến nay.
“Đi mô” trở thành đặc hiệu nhận diện của một vùng quê. “Đi mô” cũng đóng đinh một bài “tỉnh ca” duy nhất có phương ngữ của nơi đó. Dân “đi mô" còn tự hào đùa vui rằng: Trong câu mở đầu bài hát “Nhớ về Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp (“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”) thì nửa vế đầu là diễn dịch cái ý “đi mô” mà thôi, nhưng lại chẳng có được từ “đi mô”, rứa là vẫn chưa đặc trưng, chưa có được cái riêng chỉ của một vùng thể hiện trong lời ăn tiếng nói. Mà “đi mô” là khẳng định tuyệt đối nhé, chứ “Dù” thì vẫn là cách nói điều kiện, nhượng bộ. Rồi nữa, “Trời mô xanh bằng trời Can Lộc, Nước mô trong bằng nước sông La” (Bài hát “Người con gái sông La” - lời Phương Thúy, nhạc Doãn Nho), khác với “Không thể nói trời không xanh hơn, Và mắt em trong sáng khác ngày thường” (Bài hát "Cảm xúc tháng Mười” - lời Tạ Hữu Yên, nhạc Nguyễn Thành). Chuyện so sánh đùa vui nhưng cũng cho thấy nét riêng trong cách nói cách cảm của mỗi vùng miền đất nước ta.
Mà đâu chỉ đùa trong nước, đùa cả ra nước ngoài, đùa rằng tiếng Nghệ là gốc của tiếng Anh, tiếng Nhật. Thì đây, dân Nghệ nói phủ định bằng từ “nỏ”. “Nỏ” là “không”. “Ngái ngô mô mà nỏ chộ" (“Xa xôi gì mà chẳng thấy”). Người Anh (hay nguòi Mỹ) thích từ này quá, vì nó gọn, nó ít chữ cái, nó quả quyết, rứa là họ lấy về, và do tiếng họ không có dấu thanh điệu nên họ bỏ dấu hỏi đi, thành ra "no" rồi đọc theo cách của họ là “nâu”. Còn tiếng Nghệ cho tiếng Nhật các nguyên âm A, O, I tha hồ mà lập từ, kiểu như Orakhimo (O ra khi mô = Cô ra khi nào), Ganigachi (Ga ni ga chi = Ga này ga nào). Nói thêm về từ “nỏ”. Vừa rồi tôi có đọc bài viết của một cô giáo nói được học sinh sửa cho cách hiểu một câu thơ của Tố Hữu trong bài “Bác ơi": “Chuông ơi chuông nỏ còn reo nữa” chứ không phải là “Chuông ơi chuông nhỏ còn reo nữa”. Nghe ra có vè họp lý khi đặt từ “nỏ” vào đây. Nhưng câu thơ chính của nhà thơ Tố Hữu viết từ tháng 9/1969 mới là đúng, đó là một câu hỏi tu từ nói lên tâm trạng bàng hoàng, đau đớn của nhà thơ khi được tin Bác Hồ qua đời.
Tiếng Nghệ theo ngôn ngữ học thì là một thứ tiếng cổ, cho nên những từ nay bị coi là phương ngữ trong tiếng Nghệ thì thực ra là những từ cổ còn lưu lại. Tôi không phải dân ngôn ngữ, nhưng để ý thấy có sự chuyển đổi giữa một số từ trong tiếng Nghệ và tiếng phổ thông. Lấy thí dụ âm “”. Từ tiếng Nghệ không có mà từ phổ thông có: Su=Sâu, Tru=Trâu, Nu=Nâu, Trú=Trấu, Trù=Trầu... (Riêng từ Đậu ở tiếng Nghệ cũng theo quy luật mất “” nhưng được đọc thành ĐỘ để tránh từ tục, như ĐỘ ĐEN, ĐỘ ĐẠI HỌC). Nhưng lại có xu hướng ngược lại  thành A: Sây= Sai, Trấy=Trái, Gây=Gai, Gấy=Gái,
Cấy=Cái, Đấy=Đái... “Đi đấy” là “đi đái”. Cứ kể ra thế này thì còn nhiều, các nhà ngôn ngữ học sẽ có cách giải thích hợp lý, còn người nói hàng ngày thì vẫn nói, và ai vô ra xứ Nghệ sẽ vẫn có bất ngờ thích thú trước những từ địa phương của vùng đất Hoan Diễn xưa. Từ “Ngài” trong tiếng Việt được trang trọng dùng khi tiếp các nhân vật quan trọng, nổi tiếng nước ngoài, thì trong tiếng Nghệ là chỉ người, được dùng hàng ngày. Đoàn enh đi có mấy ngài? Trưa nay ăn cá náng (nướng) hay cá loọc (luộc)?
Tiếng Nghệ đã vào thơ ca của người Nghệ từ lâu.
Một bài thơ tương truyền của Nguyễn Công Trứ (1778 -1858) nghịch ngợm và tình tứ:
Tau (tao) ở nhà tau, tau nhớ mi (mày)
Nhớ mi nên mới bước chin (chân) đi
Không đi mi nói răng(sao) không đến
Đến thì mi nói đến mần (làm) chi
Mần chi tau đã mần chi được
Mần được thì tau đã mần đi.
Nhà thơ Nguyền Bùi Vợi (1933-2008) có bài thơ “Tiếng Nghệ” yêu thương khắc khoải:
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em...
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Nhà giáo Nguyễn Hùng Vỹ ở Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội đang “chơi” dịch thơ tiếng Việt sang tiếng Nghệ, ví như một bài dịch Đường thi:
Anh ở đầu sông Tương
Em ở cuối sông Tương
Nhớ nhau không thấy nhau
Cùng uống nước sông Tương
chuyển qua “Nghệ ngữ” thành:
Mi ở đầu sôông Tương
Tau ở cuối sôông Tương
Nhớ chắc không thấy chắc
Cùng uống nác sôông Tương.
Có lẽ những người xứ Nghệ ở quê và xa quê đều đồng cảm tâm trạng của chàng trai trong bài thơ của Nguyên Bùi Vợi sau khi làm “phiên dịch” cho cô gái lần đầu về quê mình:
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.
Ngày xuân nói chuyên tiếng Nghệ không hẳn để nói một địa phương, vì trong đại gia đình tiếng Việt còn những sắc thái của tiếng Hà Nội, tiếng Sài Gòn, tiếng Huế, tiếng Ọuảng, tiếng Nam bộ..., mà cốt để nói tâm tình của những người con xa quê nhớ quê cho mọi vùng miền đất nước. Còn như tiếng Hà Tĩnh, tiếng Nghệ Tĩnh nói chung, thì lại phải nhờ nhà thơ Phạm Tiến Duật nói hộ cảm xúc của người nghe, “anh lặng người như trôi trong tiếng ru”.
Hà Nội 26/11/2013
(Theo Phạm Xuân Nguyên/ Tiền Phong)很赞哦!(368)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Alaves vs Celta Vigo, 3h00 ngày 28/1: Ưu thế sân nhà
- Stranger Things 2
- Video Nokia 8 chạy Android
- Triều Tiên tấn công doanh nghiệp, Chính phủ bằng cách nào?
- Nhận định, soi kèo Al Ain vs Al Safa, 20h00 ngày 27/1: Tin vào chủ nhà
- Honeywell ra mắt thiết bị cảm biến phát hiện bụi cho các tòa nhà
- Honda Wave Alpha 110 chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá 17,8 triệu đồng
- 10 doanh nghiệp ứng dụng và nội dung số có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong 1 thập kỷ
- Kèo vàng bóng đá Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/1: Khách ‘ghi điểm’
- Học viện An ninh nhân dân phổ biến Chỉ thị bảo vệ bí mật Nhà nước trên mạng
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Crystal Palace vs Brentford, 21h00 ngày 26/1
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 27 về việc đẩy mạnh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.
Thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã tích cực, chủ động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại đạt được một số kết quả, như đến tháng 4/2017 có trên 328.000 bộ hồ sơ hành chính được xử lý trên Cổng thông tin điện tử quốc gia với 11.000 doanh nghiệp tham gia; thời gian thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã giảm...
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế như tiến độ triển khai thực hiện của một số Bộ, ngành còn chậm, thiếu quyết liệt; kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn phức tạp, chồng chéo; giải pháp công nghệ, phương án đầu tư tài chính và tổ chức thực hiện còn có vướng mắc, khó khăn.
Trước thực tế đó, nhằm khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ tại Quyết định 2185, trong thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm chủ động, khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Quyết định số 2185 ngày 14/11/2016 về việc ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016 - 2020.
Trong đó tập trung thực hiện ngay rà soát, hoàn thiện cơ sở pháp lý và các thủ tục hành chính để phục vụ cho việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.
Xây dựng, triển khai hệ thống CNTT để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia theo hướng tập trung trên nền tảng cổng thông tin một cửa quốc gia, đẩy mạnh thuê dịch vụ trong việc cung cấp các tiện ích cho doanh nghiệp và người dân trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo cung cấp các dịch vụ công quốc gia theo Nghị quyết số 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
Chủ động đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tham gia thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia; đảm bảo nguồn nhân lực và tài chính phục vụ tốt việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN…
">Đẩy nhanh tiến độ triển khai Cơ chế một cửa ASEAN
"> An Giang: Hoàn thành kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản trước 31/12/2017
Ông Dương Anh Đức (bên trái) cùng ông Nguyễn Văn Sơn (Phó Tổng Giám đốc Halotel) trong buổi Lễ trao giải Stevie Awards 2017 tại Barcelona (Tây Ban Nha)
Làm trưởng phòng hạ tầng nhưng bên cạnh việc chỉ đạo công việc, ông Đức cũng làm việc trực tiếp như các anh em khác và bận rộn từ sáng đến tối. Cũng vì thế, công việc khiến cho việc mặc vest như các chuyên gia nước ngoài khác, với ông Đức rất… không hợp.
Kể cả khi chuyển sang làm Giám đốc chi nhánh Dodoma, ông Đức cũng không quen mặc vest bởi vẫn phải làm việc ngày đêm, tham gia cả kỹ thuật lẫn kinh doanh. “Thời tiết quá nóng, mà mình vẫn là lính chiến nên mặc vest không quen”, ông Đức chia sẻ.
Từ “5 không” đến hạ tầng và phân phối lớn nhất
Trên thực tế, câu chuyện của những người Việt Nam như ông Đức tới Tanzania để xây dựng mạng viễn thông Halotel không dừng ở chuyện không mặc vest hay ở nhà trọ. Khi đến đây, ông Đức và nhiều chuyên gia của Tập đoàn Viettel bắt đầu với 5 không: không biết tiếng bản ngữ, không có trụ sở, không nơi ở, không nhân viên, không nơi đặt trạm thu phát sóng. Mỗi tỉnh chỉ bắt đầu với 2 người Việt Nam, phải tự đàm phán thuê nhà làm trụ sở, cửa hàng, thuê đất dựng trạm…
Thời điểm đó, nếu có ai dám dự báo về khả năng thành công của Tập đoàn Viettel ở Tanzania thì xác suất hẳn sẽ vô cùng thấp. Lý do là quốc gia Đông Phi này đã có tới 9 nhà mạng (sau này một mạng bị sáp nhập còn 8) và có tới 3 thương hiệu viễn thông thuộc Top 10 của thế giới (Vodafone, Tigo và Airtel) đã có mặt tại đây từ 6-10 năm.
Nhưng hình như những người Việt Nam tới đây không quan tâm đến điều đó. Người như ông Đức cùng các đồng đội của mình chỉ miệt mài tìm tòi, xây dựng và phát triển mạng lưới cả hạ tầng viễn thông lẫn hệ thống phân phối.
Chỉ trong vòng 1 năm, những người Việt Nam đã dựng lên một hạ tầng viễn thông lớn nhất Tanzania, vượt qua cả những nhà mạng lừng danh thế giới. Lúc khai trương hoạt động vào tháng 10/2015, Halotel đã phủ sóng 90% diện tích dân số Tanzania đang sống, với 2.500 trạm BTS và 18.000 km cáp quang.
Chưa hết, kênh bán hàng của riêng Halotel đã được xây dựng tới tận tới các vùng nông thôn xa xôi - nơi mà các đại lý không muốn tới. Với cửa hàng mở ra tại 26 tỉnh, 200 đội bán hàng, 1.000 trưởng nhóm và hơn 22.000 cộng tác viên, cùng đội ngũ bán hàng online, kết hợp với kênh phân phối đại lý truyền thống, Halotel cũng xây được hệ thống bán hàng lớn nhất.
“Điều kỳ diệu mới” ở Châu Phi
Chỉ sau 3 tháng kể từ khi chính thức cung cấp dịch vụ Halotel đạt 1 triệu khách hàng, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số 10 thị trường Tập đoàn Viettel đang kinh doanh. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng kỷ lục mà hiếm mạng di động nào trên thế giới có được. Chưa hết, sau 9 tháng, con số là 2 triệu. Đến cuối tháng 9/2017 thì vượt 3,5 triệu và Halotel đứng thứ 4 trong số 8 nhà mạng tại Tanzania.
">
Những kết quả tăng trưởng nhanh đến khó tin của Halotel là nguyên nhân giúp thương hiêu này được Ban tổ chức giải thưởng Kinh doanh quốc tế (Stevie Awards) 2017 trao giải Bạc ở hạng mục “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất khu vực Trung Đông và châu Phi”.
Đặc biệt hơn, sau khi đến Barcelona nhận giải thưởng vào gần cuối tháng 10 thì chỉ sau đó vài ngày, Halotel nhận được tin vui khi thương hiệu này đã chính thức vượt Airtel (Ấn Độ) về thị phần và vọt lên vị trí thứ 3 tại Tanzania. Tốc độ tăng trưởng khó tin cùng việc vượt lên cả những đối thủ sừng sỏ nhất thế giới như Airtel đã khiến Halotel bắt đầu được coi như là “Điều kỳ diệu mới của châu Phi” - danh hiệu mà trước đây thuộc về Movitel (Viettel Mozambique).
Thế nhưng, việc xây dựng hạ tầng và phát triển thần tốc không phải là toàn bộ những gì mà Halotel được đánh giá cao tại quốc gia châu Phi này. Thực tế, điều khiến thương hiệu này trở nên nổi bật và ghi dấu ấn với người dân Tanzania là những chương trình xã hội.
Ngoài cam kết phủ sóng ở 4.000 ngôi làng chưa từng có sóng viễn thông trong 3 năm, Halotel còn cung cấp Internet băng rộng miễn phí tới 417 trường học, 124 UBND, 74 bệnh viện, 131 đồn cảnh sát…
Trước đó, các tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới đã đến đây nhưng không ai muốn làm (do không mang lại lợi nhuận). Cũng vì thế, một chuyên gia người Tanzania gọi những người Việt Nam đến đây kinh doanh, làm nhiều điều có ích cho dân địa phương là “những người hùng chân đất”.
Nguyễn QuangNhững ‘người hùng chân đất’ đưa thương hiệu Việt vượt Airtel
Nhận định, soi kèo Petrolul vs Botosani, 22h00 ngày 27/1: Khó tin cửa dưới
Một số cửa hàng tại các chuỗi B’s Mart, Ministop, Family Mart, Circle K… đang bắt đầu gắn các màn hình cảm ứng để khách hàng tự thao tác mua vé máy bay, mua vé xem phim, vé xe khách, vé tàu lửa, voucher mua sắm. Các màn hình PayTouch này được cung cấp bởi Payoo – một đối tác quen thuộc của các chuỗi này vốn đã triển khai dịch vụ đóng tiền điện, tiền nước ở nhiều nơi trước đó.
Các màn hình cảm ứng này đặt tại vị trí thuận tiện cho khách đứng thao tác một mình ở các cửa hàng tiện lợi. Điểm thú vị khi sử dụng màn hình này là giao diện dễ dùng, khách hàng có thể thoải mái đứng thao tác mà không bị nhân viên làm phiền.
Ở chế độ chờ, màn hình máy sẽ hiển thị các chương trình khuyến mại, ví dụ mua vé máy bay được giỏ quà 200.000 đồng chẳng hạn. Sau đó, khi khách hàng chạm tay vào màn hình, giao diện chính sẽ hiện ra. Giao diện đơn giản và trực quan với các biểu tượng máy bay, tàu lửa, xe khách, xem phim... Khách cần mua vé nào chỉ việc bấm chọn vào biểu tượng đó.
PV ICTnews thử tìm mua cặp vé xem phim nên bấm vào biểu tượng tương ứng. Một loạt các phim sẽ hiện ra, sau đó người dùng có thể bấm vào phần “Nội dung phim” để xem qua nội dung. Sau khi tìm được phim ưng ý, người dùng bấm chọn ngày chiếu, suất chiếu, rạp chiếu phù hợp. Sau khi kết thúc quá trình mua vé, mã thanh toán và QR Code hiện ra để người dùng bắt đầu thực hiện thanh toán.
">Ra cửa hàng tiện lợi mua vé xem phim, vé máy bay…
Bởi vì có kích thước quá mỏng nên chiếc TV này còn đi kèm với một thanh soundbar bên trong chứa loa và các bộ phận khác. Soundbar kết nối với chiếc TV thông qua một sợi cáp duy nhất.
Với 3 kích cỡ 49, 55 và 65 inch, sản phẩm này dự kiến sẽ được bán ra tại Trung Quốc trong năm nay với giá chưa tới 2.000 USD. Tuy nhiên mức giá chính thức thì chưa được phía Xiaomi tiết lộ.
Thanh soundbar cũng được trang bị công nghệ Dolby Atmos có khả năng tạo ra âm thanh ba chiều. Sản phẩm này còn tích hợp với các thiết bị khác của công ty như những chiếc TV Xiaomi đời trước.
">Xiaomi ra mắt TV siêu mỏng chỉ 5mm giá chưa tới 2.000 USD
Theo ông Nguyễn Quang Hiền Huy – Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc Điều hành ngành hàng Thiết bị di động Công ty Điện tử Samsung Vina, ví điện tử và thanh toán di động đang trở nên cực kỳ phổ biến và thịnh hành tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với số lượng người dùng ước tính là 1,476 triệu người năm 2017 và sẽ tăng 47% vào năm 2019, trong đó khu vực Châu Á và châu Úc chiếm đa số. Tổng giá trị thanh toán qua hình thức ứng dụng di động sẽ đạt mức 319 tỉ đô vào năm 2020.
Trong khi đó, Việt Nam đang nằm trong top 3 điểm đến của các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường bán lẻ tại châu Á. Đối với thị trường di động, tính đến hết tháng 6 năm 2017, Việt Nam có khoảng 48 triệu thuê bao di động và hơn 110 triệu thẻ ngân hàng đã được phát hành. Ông Huy cũng cho rằng đây là một con số ấn tượng và theo dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018, chủ yếu tập trung ở người tiêu dùng trẻ tuổi.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển có dân số đông và trẻ, trong đó mỗi người dân thành thị đang cùng lúc sở hữu nhiều thẻ ngân hàng và thiết bị di động thông minh. Việc nắm bắt và cập nhật xu thế toàn cầu trong đó có nhu cầu thanh toán di động được người dùng quan tâm và nhanh chóng tiếp nhận đã khiến Việt Nam có nhiều ưu thế để trở thành “quốc gia không tiền mặt” trong tương lai gần.
Sự xuất hiện của Samsung Pay
Nửa cuối năm 2016, Samsung đã phối hợp cùng với Napas xây dựng và phát triển hệ thống số hóa thẻ (tokenization). Sau 6 tháng phát triển, Napas đã hoàn thiện hệ thống vào tháng 12/2016, đánh dấu một bước quan trọng hoàn thiện hạ tầng để triển khai với những Ngân hàng phát hành thẻ đầu tiên tham gia kết nối hệ thống với Samsung Pay đầu năm 2017.
Cho đến nay, có thể nói Samsung Pay là phương thức thanh toán di động có tỉ lệ chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới do Samsung Pay cho phép thanh toán trên cả 2 loại máy quẹt thẻ NFC và MST, và đặc biệt phù hợp với hạ tầng thanh toán thẻ ở Việt Nam với 98% máy quẹt thẻ sử dụng công nghệ từ tính MST, do đó, không đòi hỏi các đơn vị chấp nhận thẻ phải thay đổi thiết bị đọc thẻ hay phải trang bị thêm bất cứ phương tiện hay công cụ gì.
Kể từ khi chính thức ra mắt vào ngày 29/9/2017, dịch vụ Samsung Pay đã có 100.000 người đăng ký, và trên 50.000 giao dịch đã được thực hiện. Samsung Pay hiện đang được hỗ trợ trên các dòng điện thoại: Galaxy A 2016, A5, A7, S6, S6 edge, S7, S7 edge, S8, S8+, Note8 và Note FE mang đến nhiều trải nghiệm hơn cho người dùng ở những phân khúc khác nhau.
Samsung đồng thời đã và đang hợp tác với các đối tác chiến lược như NAPAS, VISA và MasterCard; các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, Sacombank, BIDV, Shinhan Bank, Citi Bank, AB Bank nhằm mang lại nhiều tiện ích cho người dùng. Danh sách các đối tác sẽ còn nhiều hơn trong thời gian tới...
“Hệ sinh thái” nhanh thích nghi và mở rộng
Để giải pháp thanh toán di động mới vận hành hiệu quả cần có sự hợp tác chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng của một hệ sinh thái mở rộng bao gồm các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán, các công ty Fintech và các điểm bán lẻ nhằm mang lại sự linh hoạt, dễ dàng và nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng trong khi vẫn đảm bảo tính an toàn trong thanh toán. Và tình hình thực tế cho thấy, việc kết hợp này đang diễn ra thuận lợi và chặt chẽ.
Samsung Pay liên tục mở rộng các dịch vụ thanh toán, bao gồm thẻ quà tặng. Tính năng khách hàng thân thiết đã được thêm vào với hơn 110 cửa hàng tham gia chương trình Thẻ quà tặng của Samsung Pay và hơn 140 nhà bán lẻ tham gia chương trình thẻ thành viên và thẻ tín dụng cho khách hàng thân thiết. Người tiêu dùng còn có thể tải ứng dụng và lưu trữ các khách hàng thân thiết vào Samsung Pay và tính năng thành viên mới đăng kí có thể được sử dụng để lưu trữ các loại thẻ khác như bảo hiểm và thẻ căn cước để giữ an toàn.
Chính sách nhà nước cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động dịch vụ Samsung Pay nói riêng cũng như phương thức ví điện tử và thanh toán di động nói chung. Với rất nhiều những điều kiện và lợi thế sẵn có, không khó nhận ra Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành một thị trường lớn trong việc thanh toán di động và hướng tới trở thành “quốc gia không tiền mặt”.
Minh Nguyễn(tổng hợp)
">Việt Nam sẽ trở thành “quốc gia không tiền mặt” như thế nào?