您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Việt Nam có thể tự hào về thành tích khống chế đại dịch
NEWS2025-02-01 13:13:22【Bóng đá】3人已围观
简介Nhóm Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Australia vừa thống nhất mở rộng hợp tác chiến lược tại Việt Nanhan dinh munhan dinh mu、、
Nhóm Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Australia vừa thống nhất mở rộng hợp tác chiến lược tại Việt Nam,ệtNamcóthểtựhàovềthànhtíchkhốngchếđạidịnhan dinh mu với khoản hỗ trợ bổ sung trị giá 5 triệu đôla Australia.
Quyết định trên nhằm hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế và cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đây là khoản tài chính từ Chính phủ Australia, được nhóm Ngân hàng Thế giới quản lý và bổ sung cho Chương trình Hợp tác Chiến lược Chính phủ Australia – Nhóm Ngân hàng Thế giới – Giai đoạn 2 (ABP2).
“Khoản hỗ trợ bổ sung này sẽ góp phần giải quyết những thách thức trước mắt và các nhu cầu quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn hậu Covid-19”, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu. “Thông qua hỗ trợ cho các lĩnh vực quan trọng như phát triển kinh tế tư nhân, hội nhập thương mại, đổi mới sáng tạo, chương trình đặt mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam khôi phục tiềm năng của mình theo cách thức nhanh chóng và bền vững nhất”.
“Việt Nam có thể tự hào về những thành tích đã đạt được trong khống chế đại dịch Covid-19. Thách thức tới đây của Việt Nam, cũng như của Australia, là sự lan tỏa thành công từ lĩnh vực y tế sang lĩnh vực kinh tế,” bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam phát biểu. “Tôi rất tự hào về vai trò của Chương trình Hợp tác Chiến lược giữa Australia và Ngân hàng Thế giới trong việc phục hồi kinh tế Việt Nam. Chương trình này sẽ tiếp tục cung cấp tư vấn và phân tích chính sách kinh tế tầm cỡ quốc tế cho các nhà lãnh đạo và hoạch đính chính sách Việt Nam để đẩy nhanh tiến trình hồi phục nền kinh tế, trong đó đẩy mạnh tập trung vào vấn đề bình đẳng giới và bảo trợ xã hội”.
Nguồn hỗ trợ nói trên sẽ giúp bảo vệ và hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, thông qua cải thiện an sinh xã hội bằng cách nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong chi trả trợ cấp xã hội, thu hẹp khoảng cách vốn nhân lực, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua chương trình mục tiêu quốc gia dành cho đồng bào dân tộc thiểu số được thiết kế hiệu quả, và cải thiện bình đẳng giới trong các quy định pháp luật.
Khoản vốn cũng sẽ nhắm tới các hoạt động phục hồi kinh tế, bao gồm tăng cường đầu tư nhằm đẩy mạnh hội nhập thương mại, hỗ trợ khu vực tư nhân nâng cao khả năng kháng cự trước các cú sốc trong tương lai thông qua cải cách cơ cấu, và tận dụng kỹ thuật số nhằm giảm chi phí giao dịch cho chính phủ, người dân và doanh nghiệp.
Hoạt động này là một phần của cam kết 10,5 triệu đôla Australia từ Chính phủ Australia cho nỗ lực phục hồi sau Covid-19 của Việt Nam.
Bảo Đức
Phó Đại sứ Israel: Tôi may mắn khi ở Việt Nam lúc đại dịch bùng phát
Tôi may mắn khi ở Việt Nam, nơi rất an toàn và ứng phó với đại dịch hiệu quả. Giờ đây, tôi có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường, Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam Shirel Levi chia sẻ.
很赞哦!(1567)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Club Necaxa vs Cruz Azul, 10h05 ngày 29/1: Đâu dễ cho cửa trên
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/8 mùa giải 2018/2019
- Mê mẩn căn hộ phong cách Scandinavia độc lạ, tươi mới
- Hai đội cảnh sát giao thông hộ tống đưa tim thận về TP.HCM cứu người
- Nhận định, soi kèo Porto vs Santa Clara, 1h00 ngày 27/1: Khủng hoảng
- Honda Spacy 12 năm tuổi giá 175 triệu, gấp đôi SH
- Đón Black Friday, người dùng ví AirPay nhân đôi ưu đãi khi mua sắm thời trang
- Mách mẹ cách lên thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 1
- Nhận định, soi kèo nữ Necaxa vs nữ Pumas UNAM, 7h00 ngày 28/1: Khách lấn chủ
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 9/8 mùa giải 2018/2019
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Mohun Bagan vs Bengaluru FC, 21h00 ngày 27/1: Tin vào cửa trên
Cách phân biệt trái cây chứa hóa chất
iPhone 8. Ảnh: PhoneArena
iPhone SE được đánh giá là mẫu điện thoại nhỏ gọn tốt nhất trên thị trường. Tuy nhiên, Apple vẫn chưa cho ra đời thế hệ hai của thiết bị này để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Hiện tại, nhiều tin đồn cho thấy iPhone SE 2 sẽ xuất hiện vào nửa đầu năm 2020 với nhiều tính năng đáng chờ đợi.
Theo tin đồn, iPhone SE 2 có thiết kế giống iPhone 8, sử dụng cảm biến vân tay Touch ID và vẫn còn jack tai nghe. Từ góc độ phần cứng, thiết bị là nâng cấp đáng giá cho những ai đang dùng iPhone 6/6S/7.
">iPhone SE 2 ra mắt đầu 2020 có gì hấp dẫn?
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati. Ảnh: Reuters Các cuộc đàm phán nhằm viết lại quy định thuế xuyên biên giới, bao gồm thuế điện tử, do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dẫn đầu đã chững lại và kéo dài sang năm 2021. Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, bắt đầu thu thuế VAT 10% từ giữa năm 2020 đối với dịch vụ và sản phẩm số từ các công ty Internet, dù trước đó, quan chức nước này cho biết, chỉ thu thuế sau khi đạt đồng thuận trên toàn cầu.
Tại một hội thảo trực tuyến, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati nói dựa vào các khoản thanh toán VAT, văn phòng thuế có thể ước tính thu nhập của các doanh nghiệp kỹ thuật số kiếm được tại đây. Tất nhiên, bà cũng mong muốn hiệp định thuế toàn cầu vì nó mang lại sự chắc chắn.
Liên minh Châu Âu cũng đang cân nhắc đánh thuế kỹ thuật số cấp khu vực nếu thỏa thuận quốc tế không được thông qua vào giữa năm 2021. Vào tháng 6, Mỹ mở cuộc điều tra các loại thuế kỹ thuật số đang được tiến hành/cân nhắc tại một số khu vực, bao gồm EU và Indonesia.
Cơ quan thuế Indonesia cho biết 16 công ty kỹ thuật số đã trả 297 triệu rupiah (21,06 triệu USD) thuế VAT tính đến tháng 10/2020. Nền kinh tế số nước này ước đạt 44 tỷ USD trong năm 2020 và dự kiến tăng lên 124 tỷ USD trong năm 2025, theo nghiên cứu gần đây của Google, Temasek Holdings và Bain & Company.
Du Lam (Theo Reuters)
Siết quản lý thuế của giao dịch cá nhân với YouTube, Facebook, Google, Amazon
Cơ quan thuế sẽ phối hợp với các ngân hàng thương mại để quản lý thuế với dòng tiền ra/vào của nền tảng số như Youtube, Google, Facebook, Amazon, Netflix….có phát sinh trong giao dịch ở Việt Nam, kể cả với các cá nhân.
">Indonesia cân nhắc thuế kỹ thuật số ngay cả khi thế giới không đạt đồng thuận
Kèo vàng bóng đá Tottenham vs Leicester, 21h00 ngày 26/1: Khách có điểm
- Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn đề nghị sở y tế các tỉnh/thành phố chỉ đạo trung tâm y tế dự phòng, đơn vị tiêm chủng tại địa phương có kế hoạch cụ thể đảm bảo cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh não mô cầu.
Cục Quản lý dược cho biết, hiện có 2 vắc xin phòng bệnh não mô cầu: Polysaccharide Meningococca A + C (sản xuất tại Pháp; SĐK: QLVX - 922 - 17) và vắc xin VA - MENGOC - BC (sản xuất tại Cuba; SĐK: QLVX - H02 - 985 - 16).
Vắc xin viêm não mô cầu Polysaccharide Meningococca A + C hiện đã ngừng sản xuất Theo thông báo từ văn phòng đại công ty Sanofi Pssteur, nhà sản xuất vắc xin Polysaccharide Meningococa A + C đã dừng sản xuất và cung ứng vắc xin này trên toàn cầu (do hiện nay các nước trên thế giới có nhu cầu chuyển sang vắc xin phòng các bệnh do não mô cầu 4 tuýp huyết thanh A, C, Y và W - 135), hiện vắc xin này chỉ còn tồn với số lượng không nhiều tại thị trường VN, trong khi đó vắc xin 4 tuýp huyết thanh hiện vẫn chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại VN.
Tuy nhiên 125.000 liều vắc xin VA - MENGOC - BC vừa được nhập khẩu về VN, trong đó 49.000 liều đã có kết quả kiểm định đạt yêu cầu sẵn sàng cung ứng cho cơ sở tiêm chủng có nhu cầu; 76.000 liều còn lại đang chờ kết quả kiểm định chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Cuối tháng 5 này sẽ có thêm 100.000 liều nhập về VN.
Cục Quản lý dược yêu cầu yêu cầu các Sở Y tế chỉ đạo các trung tâm dự phòng có phương án dự trữ đủ vắc xin VA - MENGOC - BC Trước tình hình có nguy cơ gia tăng các ca bệnh viêm não mô cầu, Cục Quản lý dược đề nghị các đơn vị sủ dụng vắc xin cần có kế hoạch dự trù, dự trữ và chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu, cung ứng để thực hiện ký hơp đồng, đấu thầu, mua sắm (bao gồm cả việc chủ động nguồn vắc xin thay thế trong trường hợp có nguy cơ nguồn cung ứng hiện tại bị thiếu hụt đột ngột nhằm đảm bảo kịp thời có đủ vắc xin phòng bệnh não mô cầu.
T.Thư
">Bớt nguồn cung, Bộ Y tế yêu cầu dự trữ vắc xin não mô cầu
- Nếu như bạn từng bỏ tiền ra mua chiếc Galaxy S4 vào năm 2013, thì thông tin này có lẽ sẽ khiến cho bạn vui: mới đây, Samsung đã đồng ý hoàn trả cho mỗi người mua chiếc máy này khoản tiền là 10 USD. Đây là kết quả của vụ kiện kéo dài ròng rã trong suốt 5 năm qua, sau khi Samsung bị phát hiện đã có một số hành vi gian lận trên chiếc Galaxy S4.
Cụ thể, không lâu sau khi chiếc Galaxy S4 được ra mắt, người ta đã tìm ra những đoạn code trong phần mềm của chiếc máy này nhằm phát hiện xem phần mềm benchmark như Geekbench, Quadrant, Antutu... có đang được chạy hay không. Nếu có, phần mềm của Galaxy S4 sẽ tiến hành tăng xung CPU và GPU nhằm giúp cho máy đạt được kết quả benchmark cao hơn.
Một người mang tên Daniel Norcia đã đệ đơn kiện Samsung lên toà án bang California (Mỹ) vào năm 2014, tuyên bố rằng công ty này đã lừa dối người tiêu dùng về tốc độ trên điện thoại Galaxy S4 của họ.
"Việc Samsung tăng hiệu năng thiết bị khi sử dụng phần mềm benchmark sẽ khiến các reviewer và công chúng tin rằng Galaxy S4 cũng sẽ nhanh như vậy khi sử dụng các ứng dụng ngoài đời thực. Tuy nhiên trong thực tế, chip xử lý của Galaxy S4 sẽ chạy ở tốc độ thấp hơn và mức hiệu năng sẽ không giống như khi họ chạy các phần mềm benchmark." - đơn kiện của Daniel Norcia viết.
Samsung sau đó đã phủ nhận cáo buộc trên và nói rằng hãng "không có nghĩa vụ pháp lý để nói với người dùng về những dòng code làm ảnh hưởng đến kết quả benchmark".
Mặc dù Samsung luôn giữ nguyên quan điểm của mình trong suốt 5 năm qua, tuy nhiên mới đây hãng này và nguyên đơn Daniel Norcia đã quyết định hoà giải, và Daniel sẽ nhận được khoản tiền bồi thường là 7500 USD. Luật sư của Daniel cho biết một trong những lý do mà hai bên hoà giải là do Samsung đã quá kiên trì và cứng nhắc theo đuổi vụ kiện này. Có lẽ, một thế lực nhỏ bé như Daniel và luật sư của anh cũng không thể kéo dài nó thêm được nữa.
Tuy nhiên, con số 7500 USD dành cho Daniel Norcia chỉ là một phần nhỏ trong số tiền 13.4 triệu USD mà Samsung sẽ phải bỏ ra để giải quyết vụ kiện. Samsung sẽ phải hoàn số tiền 10 USD cho những người từng mua chiếc Galaxy S4 do đã "khiến những người sử dụng phần mềm benchmark hiểu sai, từ đó gây ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của những người khác". Vì vậy, nếu bạn từng mua một chiếc Galaxy S4 vào thời điểm tháng 4/2013 đến tháng 7/2013 và là cư dân của bang California (Mỹ), bạn sẽ nằm trong danh sách được hoàn tiền của Samsung trong thời gian tới.
Theo GenK
">Samsung phải hoàn tiền cho người mua Galaxy S4 do gian lận benchmark
Điều 230 là chủ đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây với ý nghĩa bảo vệ các nền tảng Internet. Ảnh: Getty Images.
Điều luật tồn tại trong hơn 20 năm
Đầu những năm 1990, một công ty môi giới tên Stratton đã kiện Prodigy Services, nhà cung cấp dịch vụ Internet với cáo buộc phỉ báng trong một bình luận của người dùng.
Stratton được thành lập bởi Jordan Belfort, người từng bị kết tội gian lận chứng khoán và được tái hiện bởi diễn viên Leonardo DiCaprio trong phim Sói Già Phố Wall. Một người dùng ẩn danh đã viết trên bảng tin của Prodigy rằng Stratton có hành vi lừa đảo, phạm pháp.
Tòa án tối cao New York phán quyết rằng Prodigy phải chịu trách nhiệm pháp lý do đã kiểm duyệt, biên tập bình luận trước khi đăng lên như một "nhà xuất bản" (publisher).
Phán quyết của tòa án đã thu hút sự chú ý của Ron Wyden, thành viên đảng Dân chủ từ Oregon và Christopher Cox, thành viên đảng Cộng hòa từ California. Họ lo rằng quyết định này sẽ khiến các website gắt gao hơn trong việc kiểm soát nội dung, ảnh hưởng đến tự do ngôn luận trên Internet, khiến hàng loạt dịch vụ mới không thể phát triển.
Điều 230 ra đời năm 1996 sau vụ kiện liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ Internet Prodigy. Ảnh: Getty Images.
Năm 1996, Mỹ ban hành Đạo luật Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act), nằm trong Đạo luật Viễn thông (Telecommunications Act) để kiểm soát nội dung khiêu dâm trên Internet. 2 nghị sĩ Wyden và Cox là tác giả của Điều 230.
Thuộc Đạo luật Chuẩn mực Truyền thông, nội dung của Điều 230 là: “No provider or user of an interactive computer service shall be treated as the publisher or speaker of any information provided by another information content provider” (tạm dịch: “Không một nhà cung cấp hoặc người dùng dịch vụ tương tác trên máy tính nào bị xem là nhà xuất bản hoặc nói về bất cứ thông tin được cung cấp bởi người đăng tải nội dung thông tin khác”).
Nói ngắn gọn, Điều 230 giúp các website không phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu người dùng của họ đăng tải nội dung phi pháp hoặc gây tranh cãi. Người dùng sẽ không thể kiện Facebook, Twitter hay Google nếu họ bị người khác bôi xấu trên nền tảng.
Có nên bãi bỏ Điều 230?
Thời điểm Điều 230 được thông qua, Google chưa thành lập còn Mark Zuckerberg - CEO Facebook - chỉ mới 11 tuổi. Nếu không có Điều 230, hầu hết website phổ biến sẽ không thể hoạt động theo cách mà chúng ta đang biết. Nói cách khác, nó đã góp phần giúp Facebook, YouTube, Twitter và nhiều nền tảng Internet phát triển như hiện nay.
Điều 230 được xem là rất cần thiết bởi nó cho phép mọi người tự do bình luận, đóng góp nội dung trên Internet. Tuy nhiên, mặt trái của Điều 230 là khiến mạng xã hội trở thành nơi kích động bạo lực, đe dọa, bắt nặt, chứa tin giả...
Nhiều chính trị gia cho rằng 230 là điều luật thiên vị, cần sửa đổi hoặc bãi bỏ. Ảnh: Los Angeles Times.
Từ khi Điều 230 được áp dụng, tòa án đã nhiều lần đứng về phía các công ty Internet trong các vụ kiện về nội dung. Đó cũng là lý do những nền tảng lớn không muốn Điều 230 bị bãi bỏ. Dù vậy, họ vẫn có bộ quy tắc kiểm duyệt riêng với nội dung thù địch, đe dọa bạo lực, khủng bố hoặc quấy rối.
Cả ngành công nghiệp Internet cũng có lý do để giữ Điều 230. Nó đã giúp tạo ra các công ty hàng trăm tỷ USD, với mô hình kinh doanh béo bở là đặt quảng cáo bên cạnh các nội dung (phần lớn là miễn phí) do người dùng tạo ra.
Mô hình trên được áp dụng cho nhiều mạng xã hội như Facebook, Twitter và Snapchat. Wikipedia và Reddit phụ thuộc vào khách truy cập để duy trì hoạt động, trong khi Yelp và Amazon dựa vào bài đánh giá về doanh nghiệp và sản phẩm.
Điều 230 được ví như "thanh kiếm và chiếc khiên" bảo vệ các mạng xã hội. Ảnh: Slate.
Điều 230 như "thanh kiếm và chiếc khiên"
Hồi tháng 5, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh gây tranh cãi nhắm vào Điều 230, thể hiện sự bất bình khi Facebook và Twitter gắn nhãn các bài đăng của ông chứa thông tin sai sự thật. Đây cũng là chủ đề gây tranh cãi của nhiều chính trị gia.
Một số thành viên đảng Cộng hòa cho rằng các công ty công nghệ không nên được hưởng các biện pháp bảo vệ trong Điều 230 vì đã kiểm duyệt một số bài đăng từ những người có quan điểm chính trị khác biệt.
Trong khi đó, nhiều thành viên đảng Dân chủ lập luận rằng các website đã không nghiêm túc trong việc gỡ bỏ nội dung có vấn đề vì chúng được bảo vệ bởi Điều 230.
Ông Wyden cho biết Điều 230 được tạo ra như một “thanh kiếm và chiếc khiên” cho các công ty Internet. "Chiếc khiên" đóng vai trò bảo vệ trách nhiệm pháp lý đối với nội dung của người dùng, còn "thanh kiếm" được dùng để các công ty tránh xa những “tài liệu gây khó chịu”.
Tuy nhiên, ông cho rằng các công ty đã chưa làm đủ để ngăn chặn nội dung không phù hợp khỏi trang web của họ. Trong cuộc phỏng vấn với New York Times năm 2019, Wyden chia sẻ việc ông từng nói với nhân viên của các công ty công nghệ rằng nếu bạn “không sử dụng kiếm, sẽ có người đến lấy cả chiếc khiên”.
Sẽ ra sao nếu Điều 230 không còn?
Ngoài Tổng thống Trump, cựu phó Tổng thống Joe Biden, Thượng nghị sĩ Josh Hawley cũng kêu gọi bãi bỏ Điều 230. Tuy nhiên, không dễ dàng để làm điều này. Các công ty như Facebook, Twitter, Google nhiều khả năng sẽ phản đối đề xuất, khiến quá trình thảo luận của Quốc hội bị kéo dài.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz từ đảng Cộng hòa ví luật này như là món “trợ cấp, đặc quyền” cho các hãng công nghệ lớn và cần được xem xét lại. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi Điều 230 là “món quà có thể loại bỏ” cho các công ty công nghệ.
Nói về cáo buộc kiểm duyệt hay thiên vị nội dung, các hãng công nghệ lớn như Facebook, Twitter hay Google đều khẳng định chúng là vô căn cứ. Một số người cũng phản đối việc bãi bỏ hoặc sửa đổi Điều 230, cho rằng điều đó đồng nghĩa với loại bỏ đi quyền tự do ngôn luận, phá vỡ Internet mà chúng ta từng biết.
Bãi bỏ Điều 230 sẽ ảnh hưởng lớn đều các nền tảng Internet phổ biến. Ảnh: Fox Business.
“Thiên vị chính trị vẫn là cáo buộc không có cơ sở, chúng tôi đã bác bỏ nhiều lần trước Quốc hội. Nó cũng không được chứng minh bởi các nghiên cứu độc lập”, Twitter chia sẻ.
Các công ty công nghệ cũng không muốn bị người dùng kiện tụng. Nếu Điều 230 không còn, họ phải chịu trách nhiệm về mọi bài đăng trên mạng xã hội, nghĩa là việc kiểm duyệt sẽ khó khăn, mất nhiều thời gian hơn. Cuối cùng nếu không còn Điều 230, sự sáng tạo và tự do đăng tải nội dung cũng sẽ không còn như trước.
Về lý thuyết, hệ thống kiểm duyệt của Twitter, Facebook hay bất cứ mạng xã hội sẽ phải kiểm duyệt từng bài đăng xem nó có nói xấu ai hay không. Với các dịch vụ hàng tỷ người dùng, việc kiểm duyệt từng bài đăng là rất khó, nếu không muốn nói là không thể.
Theo Zing
Quốc hội Nga thông qua dự thảo luật ngăn chặn Twitter, Facebook và YouTube
Dự thảo này nhằm chống lại sự kiểm duyệt đối với truyền thông Nga của một số nền tảng mạng xã hội lớn xuất xứ từ Mỹ.
">Điều luật được xem là ‘bùa hộ mệnh’ của Facebook, Google