Ronaldo được cho quyết định ở lại MU, và chờ HLV mới đến hy vọng sẽ có mùa sau tốt đẹp hơn năm nay
Ở Premier League, mức đánh thuế thu nhập các cầu thủ từ trên 150.000 bảng/tuần là 45% trên tổng tiền lương.
Điều này có nghĩa, Ronaldo phải trả 45% cho tổng tiền lương (cao nhất) kiếm được là 775.000/tuần(sau khi tất cả các khoản thưởng được cộng vào) thì sẽ còn lại khoảng 426.000 bảng.
Và con số thực Ronaldo thường nhận mỗi tuần ở MU là khoảng 385.000 bảng/tuần, vẫn là cao nhất ở Old Trafford.
L.H
Ronaldo ở lại MU, chờ thầy mới đến ‘đổi vận’
Siêu sao người Bồ được cho quyết định ở lại MU mùa tới, bất chấp sự trở lại không như ý ở Old Trafford.
">
Ronaldo hưởng lương 775.000 bảng/tuần ở MU và chi tiết phía sau
Lịch thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2020.
Năm nay, ngoài 450 chỉ tiêu vào các lớp chuyên, trường tuyển 90 chỉ tiêu vào lớp Chất lượng cao. Thí sinh phải tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các lớp chuyên năm 2020 của trường (có điểm thi môn Toán và Ngữ văn từ 4 trở lên) và có hồ sơ đăng ký xét tuyển vào lớp 10 chất lượng cao năm 2020.
Thí sinh sẽ tham dự 2 bài thi được tổ chức trong một buổi sáng gồm bài thi trắc nghiệm khách quan đánh giá chỉ số thông minh (chỉ số IQ) trong thời gian 60 phút; bài thi phỏng vấn trực tiếp về mục đích học tập, nguyện vọng, thành tích học tập, năng lực, năng khiếu riêng,...
Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
Năm nay, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ) tuyển sinh 485 chỉ tiêu vào lớp 10, trong đó 36 chỉ tiêu cho hệ chuyên có học bổng, 344 chỉ tiêu cho hệ chuyên và 105 chỉ tiêu hệ không chuyên.
Chỉ tiêu vào các lớp 10 của Trường THPT chuyên Ngoại ngữ năm học 2020-2021.
Thí sinh sẽ phải tham gia 3 bài thi: Đánh giá năng lực ngoại ngữ (hệ số 2); Đánh giá năng lực Toán và Khoa học Tự nhiên (hệ số 1); Đánh giá năng lực Văn và Khoa học Xã hội (hệ số 1).
Trường phát hành hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 11/5 đến 12/6; nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 18/5 đến hết ngày 14/6.
Kỳ thi vào lớp 10 của Trường THPT chuyên Ngoại ngữ sẽ được tổ chức vào ngày 4/7 với các ca thi trong buổi sáng và chiều.
Lịch thi và cách thức xét tuyển vào lớp 10 Trường THPT chuyên Ngoại ngữ.
Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo bắt đầu tuyển sinh các lớp chuyên Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý từ năm học 2020 - 2021, với số lượng dự kiến 90 học sinh cho cả 3 lớp. Đối tượng tuyển sinh trên toàn quốc.
Thanh Hùng
Hà Nội bớt môn thi lớp 10, phụ huynh "đỡ được gánh lo"
- Việc Hà Nội quyết định bỏ môn thi thứ 4 tuyển sinh vào lớp 10 năm nay trong bối cảnh dịch Covid-19, khiến không chỉ các học sinh mà cả các phụ huynh như “đỡ đi được một gánh lo”.
">
Lịch thi và chỉ tiêu vào lớp 10 của 3 trường THPT chuyên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội
"Kho lương thực" hỗ trợ sinh viên do giảng viên và các mạnh thường quân Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn đóng góp
Ngoài KTX, hiện vẫn còn nhiều sinh viên của trường nằm rải rác ở các khu nhà trọ. Vì thế, nhà trường huy động xe ô tô để vận chuyển nhu yếu phẩm tới các điểm phát gần nơi sinh viên sống để các em không phải đi chuyển nhiều.
Bên cạnh gạo, mì tôm, xúc xích, trứng, khẩu trang, nước sát khuẩn, trường còn vận động mua thêm hoa quả cho sinh viên.
Cũng tại Hà Nội nhưng là ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngày 15/4 nhà trường tổ chức đợt trao tặng thiết bị đầu tiên cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về thiết bị học tập, hỗ trợ các em học tập trực tuyến trong đợt dịch Covid-19.
Chỉ sau hơn một tuần phát động, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã nhận được hơn 3 tỉ đồng tiền quyên góp của cán bộ, cựu sinh viên và 75 máy tính do các doanh nghiệp tặng để hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cam kết giảm giá máy tính, máy tính bảng từ 15% đến 20% cho sinh viên Bách khoa Hà Nội.
75 sinh viên được nhận thiết bị trong đợt xét tặng đầu tiên đều là con em gia đình hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Điểm chung là các em đều nỗ lực học tập, điểm số khá cao. Các em đều đang học tập bằng những chiếc điện thoại cũ. Với những sinh viên này, có một chiếc máy tính là một giấc mơ.
Đoàn Thị Hồng Hằng, sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, háo hức sử dụng chiếc máy tính mới lần đầu tiên trong đời em được sở hữu
Bên cạnh đó, từ nguồn tiền quyên góp của cán bộ và cựu sinh viên, trong đợt này, Nhà trường sẽ hỗ trợ cho khoảng 3.000 sinh viên (mỗi sinh viên 1 triệu đồng) để mua máy tính, máy tính bảng có giá không quá 8 triệu đồng. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được giảm giá gói dữ liệu tốc độ cao của các nhà mạng.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng có 97 sinh viên do hoàn cảnh khó khăn phải ở lại Sài Gòn làm thêm trong thời gian này, kể cả 25 sinh viên mồ côi đang theo học chương trình từ thiện đào tạo KTV Toyota. Tuy nhiên, do giãn cách xã hội các chỗ làm thêm đều đóng cửa, góc sẻ chia của trường lại ngưng hoạt động nên một số em khá khó khăn.
Các Mạnh Thường Quân, các cựu SV, giảng viên, cán bộ của trường đã đóng góp, hỗ trợ cho các em. Mà trước hết, thầy hiệu trưởng Đỗ Văn Dũng đã góp 10 thùng mì…
Trong những ngày cách ly toàn xã hội vì dịch Covid-19, có hơn 200 sinh viên Trường ĐH Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn ở lại KTX.
Các em đều là những sinh viên học năm cuối. Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các em vẫn quyết ở lại KTX để làm đồ án tốt nghiệp. Ngày thường, khi tới bữa những sinh viên ở KTX ra ngoài hoặc ăn cơm trong căng-tin. Tuy nhiên trường chuyển qua học trực tuyến, đa phần sinh viên ở quê, nên căng-tin cũng tạm thời đóng cửa.
Để tránh tình trạng các em ra ngoài, hạn chế nguy cơ lây nhiễm, nhà trường quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên 57.000 đồng/ngày để phục vụ các nhu cầu thiết yếu. Khoản kinh phí này được trích từ ngân sách của trường.
Trường bố trí luôn một đội ngũ ở trong KTX làm công tác nấu ăn. Mọi sinh hoạt của sinh viên cũng được cán bộ trường hỗ trợ, nếu cần đồ từ bên ngoài sẽ có người của trường đi mua hộ...
Trường ĐH Nha Trang bố trí đội ngũ ở lại nấu ăn phụ vụ sinh viên miễn phí
Những sinh viên đang nhận được sự hỗ trợ từ thầy cô đều thực sự xúc động. Đỗ Thị Bích Thùy, sinh viên K8-315 Trường ĐH Nha Trang biết ơn vì nhà trường đã quan tâm, chia sẻ những khó khăn với các em.
Sinh viên Trương Ngọc Anh (ngành Trung Quốc học, Khoa Đông phương học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia HN) bày tỏ “Của cho không quan trọng bằng cách cho. Em biết hiện có nhiều tổ chức và các gói hỗ trợ hướng đến các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhưng cách nhà trường hỗ trợ khiến em cảm thấy rất ấm áp”.
Giảng viên gom nhu yếu phẩm cho khu cách ly
Sáng 16.4, “Cây gạo” của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU) đã đi vào hoạt động, phát gạo miễn phí hỗ trợ người khó khăn vượt qua dịch Covid-19.
NEU phối hợp với chính quyền quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức phát gạo cho người nghèo, mỗi người 3 kg/tuần, triển khai liên tiếp trong14 ngày với quỹ gạo 15 tấn, và có thể kéo dài nếu có các đơn vị khác hỗ trợ, chung tay.
Để tránh phát tràn lan, thay vì ghi chép thông tin cá nhân, NEU đã áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để quản lý người đến nhận gạo. Trước khi nhận gạo, người dân sẽ phải đứng trước camera để cung cấp thông tin cá nhân, quá trình này mất khoảng 5 giây.
Giảng viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân chuẩn bị gạo để phát cho người nghèo
Tại điểm cách ly Trường ĐH Hà Tĩnh (xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), mỗi ngày tổ công tác hậu cần của lực lượng quân đội sử dụng gần 700kg gạo và hàng trăm kg thực phẩm phục vụ bữa ăn cho gần 1.000 người. Một nhóm giảng viên và sinh viên Trường ĐH Hà Tĩnh đã về từng thôn, xóm trên địa bàn, vận động người dân quyên góp nhu yếu phẩm mang về cải thiện bữa ăn trong khu cách ly.
Người dân tại địa phương đã rất đồng tình hưởng ứng và mang gạo, rau, củ, quả các loại ra ủng hộ. Cán bộ thôn hoặc giáo viên các trường tiểu học ở các xã đứng ra nhận và gom giúp lại một chỗ. Sau đó, nhóm giảng viên, sinh viên vận chuyển bằng xe cá nhân hoặc xe kéo của người dân đưa tới căng tin Trường ĐH Hà Tĩnh để lực lượng làm nhiệm vụ chế biến.
Giảng viên Trường ĐH Hà Tĩnh về từng thôn xóm gom nhu yếu phẩm phục vụ khu cách ly
Việc làm này không chỉ giảm áp lực về thực phẩm cho đơn vị phục vụ mà còn giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn do nguồn thực phẩm bà con cung cấp rất đa dạng và phong phú, tươi mới.
Còn tại Trung tâm Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế, ngày 14/4, một chiếc máy phát gạo miễn phí đã được nhóm hảo tâm của tỉnh nghiên cứu lắp đặt. Người dân chỉ cần một cái nhấn nút, họ sẽ nhận được 2kg gạo từ chiếc máy tự động.
Máy ATM gạo này là ý tưởng của các giảng viên một số trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế bao gồm Trường ĐH Dân lập Phú Xuân, Trường CĐ Sư phạm, Trường CĐ Công nghiệp Huế và được Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giải pháp Công nghệ 1A hỗ trợ, lắp đặt.
Người dân thực hiện giãn cách đúng quy định khi đi nhận gạo tại "ATM gạo" ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Mai Trang-TTXVN
Với phương châm “Nếu khó khăn, cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác”, nhóm thiện nguyện thực hiện mô hình ATM gạo để những bao gạo được trao đi đến đúng với những người dân thật sự cần trong mùa dịch.
Ngân Anh tổng hợp
Trường "nuôi cơm" chống dịch, sinh viên yên tâm làm đồ án tốt nghiệp
Trong những ngày cách ly toàn xã hội vì dịch Covid-19, có hơn 200 sinh viên Trường ĐH Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn ở lại ký túc xá .
">
Giảng viên xắn tay giúp sinh viên, người nghèo vượt Covid
Hình ảnh thiết kế chân dung tác giả Huy Cận của học sinh THPT FPT
Học sinh phân tích tác phẩm “Vội vàng” bằng sơ đồ tư duy
Với ứng dụng Quizzi, lớp học Địa lý cô Vân Anh được điểm danh nhanh chóng, học sinh chỉ cần quét mã một mã QR code là đã được ghi danh, ứng dụng sẽ tự động chia lớp thành các đội/nhóm để có thể chơi game tạo hứng khởi ngay đầu giờ học cũng như phục vụ cho bài giảng về sau.
Hình ảnh ứng dụng Quizz giúp giáo viên điểm danh học sinh và chia nhóm tự động.
Cô Phan Thị Loan, giáo viên Vật Lý cho học sinh tự tìm hiểu về các hiện tượng vật lý thực tế xung quanh cuộc sống ở nhà mùa dịch, sau đó các bạn tự quay video và vận dụng kiến thức vật lý để giải thích lại hiện tượng đó: Làm sao cho trứng vào trong lọ mà không thay đổi hình dạng, giải thích hoạt động máy khâu, giải mã chiếc cốc ngàn năm biết nuốt rượu của Pytago; hiện tượng sóng cầu vồng….Phương thức học đi đôi với thực hành này giúp biến những kiến thức khô khan trên sách vở trở thành kỹ năng thực tế, học sâu và hiểu thực chất và áp dụng được trong cuộc sống - những giá trị của các môn học tự nhiên.
Học sinh quay lại clip giải thích hiện tượng vật lý
Tăng tính kết nối
Các môn kỹ năng mềm (chương trình phát triển cá nhân PDP); học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài (chương trình tiếng Anh Pathways), môn Võ Vovinam ( chương trình giáo dục thể chất) đều nằm trong kế hoạch tổ chức dạy và học của thầy trò trường THPT FPT mùa học online.
Sau khi học bộ lý thuyết về cách điều chỉnh giọng nói, âm lượng; tác phong đứng trước đám đông, trước ống kính, bài tập vận dụng môn học Kỹ năng thuyết trình là: “Học sinh phải hoá thân thành một BTV truyền hình và tự tin thuyết trình trước camera”. Môn học tưởng chừng như khó có thể học online này cũng không làm khó cho thầy trò FPT. Bạn Ninh Bảo Kỳ, học sinh 10A10 chia sẻ: “Sau những tiết học chính khoá căng thẳng thì những môn học trong chương trình Phát triển cá nhân làm em hứng thú hơn rất nhiều, để học online những môn học này, các thầy cô đã thiết kế bài giảng rất kỹ và đan xen trò chơi, bài tập thực hành khiến em thấy hứng thú.”
Chương trình Tiếng Anh Pathways cũng được triển khai mạnh mẽ. Những giờ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài trở nên thú vị hơn khi học sinh được thực hành thảo luận về các vấn đề xã hội: Những ảnh hưởng dịch Covid đến nền kinh tế; những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng; nên hay không việc tích trữ thực phẩm… tất cả được học sinh tự do phản biện và thảo luận cùng giáo viên nước ngoài. Học online đã thúc đẩy học sinh thể hiện kỹ năng nói tiếng Anh nhiều hơn. Thế giới ảo đem đến những kết nối xoá bỏ ngại ngùng mà ở thế giới thật, các bạn ít nhiều sẽ e dè.
Giữa giờ học, hoạt động của môn võ Vovinam được đưa vào giảng dạy để học sinh nâng cao thể chất cũng như hạn chế mệt mỏi khi phải học liên tiếp các tiết học trong 4 tiếng buổi sáng. Hàng tuần, thầy giáo tổ bộ môn giáo dục thể chất quay lại các clip bài giảng, clip được phát trong mỗi giờ học vovinam, các bạn học sinh tập theo clip và được thầy cô quản lý lớp giám sát và đánh giá cuối giờ.
Học sinh tập võ Vovinam online với võ phục nghiêm túc
Để không khí thi đua diễn ra sôi nổi, Phòng công tác học sinh tổ chức theo dõi, chấm điểm các hoạt động học tập, ý thức kỷ luật cũng như tinh thần sáng tạo, tích cực trong giờ học mỗi lớp. Mỗi tuần một lần, các lớp có điểm số cao nhất sẽ được vinh danh ở mỗi khối với phần thưởng động viên xứng đáng.
Dường như học online không thể làm khó thầy trò THPT FPT bởi những môn học được coi là “khó nhằn” cũng đã được đưa vào giảng dạy. Học sinh không chỉ tiếp nhận kiến thức một chiều mà còn tương tác, cảm thấy hứng thú cùng bài giảng. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo của thầy cô bộ môn cùng sự quản lý chặt chẽ từng giờ học, lớp học đã giúp nhà trường nhận được sự hưởng ứng và hợp tác tích cực từ phía phụ huynh học sinh thời gian qua.