Thông tin được TS Hoàng Minh Đức,ệnhsốtxuấthuyếtởViệtNamthayđổidịchtễreal madrid Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết tại tọa đàm Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, chiều 3/12. Đây là dịp các nhà lãnh đạo, chuyên gia phân tích, luận bàn, tìm ra những giải pháp phòng chống, ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh trên thế giới. Việt Nam lần đầu ghi nhận sốt xuất huyết là năm 1958, sau đó trở thành bệnh lưu hành toàn quốc. Trước đây, chu kỳ 10-12 năm có một đợt dịch lớn, nhưng khoảng cách dần thu hẹp. Cụ thể, năm 2019 nước ta ghi nhận hơn 300.000 ca và năm 2022 là 370.000 ca, 150 người tử vong.
Dịch tễ bệnh cũng thay đổi, lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, thay vì chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung như trước. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành. Năm 2023, thủ đô phát hiện số ca mắc kỷ lục là hơn 40.000.
Các chuyên gia nói nguyên nhân sự thay đổi trên là bệnh lây truyền qua muỗi vằn nên khó kiểm soát. Trước đây, bọ gậy, muỗi tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng hiện muỗi vằn sốt xuất huyết đã di chuyển theo hệ thống giao thông, đô thị hóa của các tỉnh thành và lan rộng.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng gần 200.000 trường hợp mắc, tạo gánh nặng về kinh tế cho người dân rất lớn. Một nghiên cứu đánh giá về tài chính phòng chống sốt xuất huyết, cho thấy mỗi người nhập viện tốn từ 6-10 triệu đồng, cộng với người nhà đi theo chăm sóc.