Lịch sử màn hình máy tính qua ảnh (kỳ 1)
Thiết bị cuối ZUSE 23 (1941) chỉ bao gồm các đèn báo để biểu diễn đầu ra của chương trình máy tính. Nó vẫn còn được trang bị cho các máy tính điện tử ở những năm 1950 như máy Univac I (1951). |
Trong khi hầu hết các máy tính ra đời đầu tiên đều có một máy in kết quả ra giấy thì thuở sơ khai của màn hình số lại bị hạn chế bởi các bóng đèn báo nhấp nháy. Chúng là các bóng đèn chỉ thị bật hoặt tắt khi máy tính xử lý các câu lệnh hay truy cập đến các vùng nhớ.
Bìa đục lỗ vừa là đầu ra,ịchsửmànhìnhmáytínhquaảnhkỳthứ hạng của bundesliga vừa là đầu vào
Bên trái: một nữ vận hành máy tính đang cho các tấm bìa đục lỗ vào máy ENIAC (1947). Bên phải: Bộ lập bảng IBM 405 giúp người vận hành tính kết quả của đầu ra. |
ENIAC là một trong số các máy tính điện tử đầu tiên sử dụng bìa đục lỗ để thể hiện cho cả đầu vào lẫn đầu ra của một chương trình máy tính. Để viết một chương trình, người vận hành máy tính sẽ soạn thảo trên một chiếc máy giống như máy đánh chữ, mỗi câu lệnh sẽ được mã hóa bằng cách tự động đục các lỗ trên các thẻ bằng giấy.
Sau đó, người ta sẽ thả một số lượng lớn các tấm bìa chi chít lỗ đó vào máy tính để nó có thể đọc và thực hiện chương trình.
Phía đầu ra, kết quả cũng được mã hóa bằng việc đục lỗ các bìa và sau đó những người vận hành sẽ giải mã nó với một thiết bị như bộ lập bảng IBM 405 (bên phải ảnh) để đếm và in các giá trị của tấm bìa lên một băng giấy.
Băng giấy thay cho các tấm bìa đục lỗ
Máy in điện báo CREED 75 (1958) sử dụng băng giấy đục lỗ thay cho các tấm bìa đục lỗ. |
Để thay thế cho các bìa đục lỗ, nhiều máy tính sau đó đã sử dụng một băng giấy dài cũng được đục lỗ để biểu diễn cho một chương trình máy tính. Nguyên lí không hề thay đổi, người vận hành máy tính sẽ cho chạy băng giấy qua một chiếc máy như trong ảnh, kết quả chương trình cũng được lưu trên một băng giấy đục lỗ và dựa trên băng giấy này, một máy đánh chữ điện tử sẽ đánh ra kết quả bằng ngôn ngữ mà nhà lập trình dễ dàng hiểu được.
Thuở sơ khai của màn hình CRT
Các thiết bị dùng CRT làm màn hình hiển thị đơn giản: màn hình SWAC 1950), thiết bị cuối Ferranti Mark 1 Star (1951), SAGE (1957) và PDP-1 (1960). |
Các ống tia ca-tốt (CRT) xuất hiện lần đầu tiên trong máy tính lại được dùng trong bộ nhớ chứ không phải ở bộ phận hiển thị. Không lâu sau đó, người ta đã nhận ra rằng chúng có thể được sử dụng để hiện thị nội dung của bộ nhớ dựa trên CRT (như hai máy tính ở bên trái).
Sau đó, các máy radar và máy hiện sóng đã được lắp vào các ống CRT để hiện thị một màn hàn hình đồ họa đơn giản (không có màu sắc và chỉ thể hiện được các vec-tơ), điển hình là hệ thống SAGE và PDP-1.
Máy điện báo trở thành “màn hình”
Một máy điện báo đánh chữ ASR-33 (1962) được sử dụng làm "màn hình" máy tính. |
Trước khi có máy tính điện tử, từ năm 1902, các máy điện báo đánh chữ được sử dụng để trao đổi nội dung các văn bản. Đây là dạng máy đánh chữ điện tử có thể giao tiếp (truyền tín hiệu) với các máy khác thông qua các đường dây điện (sau này còn qua sóng radio) và sử dụng một loại mã đặc biệt.
Cho đến những năm 1950, các kĩ sư đã nối trực tiếp máy điện báo lên máy tính để dùng nó như một thiết bị hiển thị. Các máy điện báo sẽ in ra kết quả liên tục của một phiên làm việc của máy tính. Đây vẫn là dạng giao điện đầu ra rẻ nhất đối với các máy tính cho đến giữa những năm 1970.
Glass Teletype