您现在的位置是:NEWS > Nhận định
'Khe nứt San Andreas' không hoãn chiếu vì động đất ở Nepal
NEWS2025-01-16 21:55:45【Nhận định】8人已围观
简介Hãng Warner Bros. quyết định chỉ thay đổi chiến lược quảng bá bom tấn về thảm họa 'San Andreas' chứ tin bongdatin bongda、、
Hãng Warner Bros. quyết định chỉ thay đổi chiến lược quảng bá bom tấn về thảm họa 'San Andreas' chứ không rời lịch chiếu vì ảnh hưởng của trận động đất kinh hoàng tại Nepal.
TheứtSanAndreaskhônghoãnchiếuvìđộngđấtởtin bongdao kế hoạch San Andreas (Khe nứt San Andreas) sẽ ra rạp toàn cầu từ ngày 29/5 tới đây. Bộ phim có nội dung xoay quanh trận động đất kinh hoàng đã phá hủy một phần rộng lớn của California, được đầu tư 100 triệu USD với sự góp mặt của ngôi sao cơ bắp Dwayne Johnson đến từ 'Fast & Furious 7'.
Play很赞哦!(51)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Nam Định, 18h00 ngày 14/1: Khách gây thất vọng
- Chồng cũ vợ cũ người yêu cũ tập 17: Lam ra tay trả thù cho con gái
- Đạo diễn phim Thiên Long Bát Bộ qua đời ở tuổi 69
- Trẻ lớp 4 có cần hiểu về Bạch Thái Bưởi?
- Nhận định, soi kèo PEC Zwolle vs NEC Nijmegen, 2h00 ngày 12/1: Vượt qua đối thủ
- Airbnb “phía trước có là bầu trời”?
- 10 phép lễ nghĩa hằng ngày cha mẹ cần dạy con
- Bitcoin gần chạm 92.000 USD
- NHận định, soi kèo Leipzig vs Bremen, 21h30 ngày 12/1: Vị khách cứng đầu
- Cảnh sát Mỹ cứu người nhờ màn thuyết phục đáng nể
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/01: Thắng vì ngôi đầu
- - “Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn” – PGS. TS Đoàn Lê Giang.
Khi phát biểu trong Hội thảo ở Viện Hán Nôm (27/8/2016) tôi có nói: 6 năm trước tôi đã từng có tham luận đề nghị dạy chữ Hán trong nhà trường để giữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, tuy nhiên nếu nói trong tình hình bây giờ thì rất khó.
Sau khi VietNamNetđăng tải bài viết có trích ý kiến của tôi, sợ mọi người không hiểu hết ý nên tôi phải đưa nguyên văn bài tham luận của tôi trình bày trong Hội thảo "Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế" (2010), bài viết có tên "Khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường - một phương pháp quan trọng để giữ gìn tiếng Việt và văn hoá Việt Nam".
Sau đó 2 bài viết ấy lan truyền rất mạnh trên các mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều, gay gắt. Nay, tôi xin nói rõ suy nghĩ của tôi ở đây với mong muốn những người ngoài chuyên môn cũng hiểu được:
Chữ Hán là gì?
Chữ Hán là chữ được sinh ra từ nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, vào nước ta từ đời Hán (đầu CN), được các thế hệ cha ông ta Việt hóa nó, đọc bằng âm Hán Việt (tương tự như Hàn Quốc có âm Hán Hàn, Nhật Bản có âm Hán Hòa (Onyomi).
Chữ Hán đã tạo nên 60-70% vốn từ vựng tiếng Việt. Ví dụ: Hà Nội hoàn thành chỉnh trang đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc, thì có lẽ 100% là từ gốc Hán các thời khác nhau.
Có người nói với tôi nên dùng chữ Nho cho khỏi lầm. Dùng cũng được, nhưng nó không chuẩn, vì chữ ấy không chỉ dùng trong các văn bản Nho, mà cả Phật, Đạo hay những loại văn hóa khác.
Có người nói nên dùng chữ Hán Nôm. Tôi thì không dùng vì trên đời không có chữ đó, mà chỉ có chữ Hán và chữ Nôm.
Vậy chữ Hán là nói tắt của chữ Hán cổ đọc theo âm Việt. Cách nói này rất phổ biến, và được giới nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận.
Vậy chữ Hán không phải là tiếng Hán, càng không phải Trung văn.
Tại sao chúng ta phải học chữ Hán?
Vì 2 lý do chính:
Thứ nhất, chúng ta muốn hiểu sâu được tiếng Việt thì chúng ta cần biết gốc gác nó ra sao, tra cứu nó thế nào.
Ví dụ: từ Minh Tâm, nghĩa là sáng lòng, vì chữ Minh là sáng. Nhưng học trò thắc mắc thế U Minh thì là gì, sáng tối à? Không, “Minh” trong trường hợp này lại là “Tối”. U Minh là mờ mịt. Học trò lại hỏi: Thế Đồng Minh là cùng sáng à? Không, Đồng Minh là cùng phe, vì nó xuất phát từ nghĩa: cùng hội thề. Vì chữ Minh là Thề.
Vậy làm thế nào để cô giáo trả lời học sinh những câu hỏi ấy, làm thế nào cho học sinh không hỏi cô mà cũng biết được.
Có hai cách:
1. Học âm Hán Việt, tự tra từ điển tiếng Việt. Đa số những người giỏi tiếng Việt hiện nay đều hình thành bằng con đường ấy. Nhưng thực ra họ cũng không thật tự tin vì từ ngữ thì vô bờ, sai đúng lẫn lộn, người ta không thể tự tin hoàn toàn được.
2. Học chữ Hán để có ấn tượng là chữ Hán rất nhiều từ đồng âm, nhiều nghĩa khác nhau. Sau đó biết cách tra từ điển. Từ điển chữ Hán có nhiều loại, rất phức tạp, phải học để có một chút vốn liếng mới tra được. Bằng cách này người ta có thể tự tra cứu, tự học tiếng Việt suốt đời.
Lý do thứ 2, học chữ Hán để cho chúng ta hiểu được văn hóa Việt Nam, chúng ta cảm thấy gắn bó với ông cha. Vì từ trước khi bỏ chữ Hán hoàn toàn vào đầu Thế kỷ XX, toàn bộ di sản văn hóa Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (một thứ chữ được hình thành từ chữ Hán). Chúng ta học chữ Hán để chúng ta hiểu sâu tiếng Việt, từ đó có thể hiểu được vốn văn hóa Việt Nam.
Văn hóa cổ dù có được dịch ra tiếng Việt, như các công trình của Lê Quý Đôn chẳng hạn, nếu không có vốn chữ Hán nhất định, đọc vẫn rất khó hiểu.
Đọc Truyện Kiều, nếu có biết chữ Hán, chữ Nôm thì mới hiểu thấu đáo cái hay của nó. Chúng ta nếu có biết chút ít chữ Hán thì đến các di tích văn hóa (đình chùa miếu mạo), nhìn một tập thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, chúng ta không thấy xa lạ, không thấy mình là "những đứa con thất cước của giống nòi" (chữ của Hoài Thanh).
Sâu xa hơn, chúng ta là người VN, trong văn hóa chúng ta có một phần văn hóa Đông Á. Chúng ta coi trọng gia đình, sống cần kiệm, đề cao đức liêm chính, hiếu kính, hiếu học...Tất cả những điều ấy có xấu không, có nên bỏ không, và có bỏ được không? Tôi không nói phương Tây không có điều ấy, đạo đức phương Tây được hình thành từ Thiên chúa giáo và văn hóa truyền thống của họ, còn đạo đức chúng ta thì từ văn hóa bản địa và văn hóa Đông Á (Nho, Đạo thuộc về văn hóa Hán, Phật thì gốc Ấn Độ).
Những điều ấy được các bậc hiền triết phương Đông nói rất hay và từ rất sớm, các sách vỡ lòng chữ Hán ngày xưa vừa dạy chữ, vừa dạy người thông qua các sách đó rất thú vị và dễ nhớ. Vậy chúng ta có nên học một chút tinh hoa từ đó qua sách chữ Hán nhập môn không?
Nếu chúng ta chỉ lo đuổi theo phương Tây và bằng lòng với ngôn ngữ chat, tin nhắn, với loại văn bản lổn nhổn tiếng Anh lẫn tiếng Việt thì rõ ràng đó là nguy cơ cho sự trong sáng của tiếng Việt và mai một văn hóa truyền thống.
Học chữ Hán có dễ không?
Dễ mà khó. Nếu học để trở thành học giả uyên thâm dịch được sách vở cổ thì rất khó, nhưng học để biết một số chữ, để biết tra từ điển Hán Việt, từ đó có thể tự học tiếng Việt suốt đời thì rất dễ. Vì người học chỉ học có 2 kỹ năng: đọc, viết, mà không phải học kỹ năng nghe, nói. Đồng thời học chữ Hán như xem tranh, như học ghép hình rất dễ nhớ và thú vị.
Tôi muốn tổ chức một nhóm biên soạn một cuốn "Vui học chữ Hán" để dạy cho học sinh cấp 2 (như kiểu nhóm Phan Thị làm ở đằng sau bộ truyện tranh (kiểu manga) "Thần đồng đất Việt", mỗi tập vài chữ). Trong thực tế học sinh chuyên văn Phổ thông năng khiếu hàng năm đều có học mấy chục tiết chữ Hán, các em học rất thú vị và tiến bộ rõ rệt khi sử dụng từ Hán Việt và học văn học cổ điển VN.
Ai là người dạy chữ Hán?
Có đấy, các khoa ngữ văn ở HN, TP.HCM, Huế đều có sinh viên Hán Nôm, học viên cao học Hán Nôm, và các sinh viên Văn học cũng được học hơn 100 tiết chữ Hán cơ sở và nâng cao.
Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào?
Có nhiều cấp độ khác nhau. Học sinh THCS học 1 tiết/ tuần trong môn Ngữ văn theo kiểu "Vui học chữ Hán" - chữ Hán bằng hình ảnh. Dạy thế này rất dễ, thầy cô có một chút vốn Hán Nôm đều dạy được. Nếu trường không có thầy cô biết Hán Nôm thì bài ấy là tự chọn, thích thì tự học, không thì thôi. Lên THPT thì HS chuyên ban KHXH có thể tự chọn học sách chữ Hán cơ sở trong môn Ngữ văn, sách này có thể tự học vì nhìn chung môn chữ Hán đều có thể dễ dàng tự học. Nếu học sinh có hứng thú thì có thể học tiếp lên chuyên ngành ở ĐH. Có thể hình dung môn chữ Hán như môn tiếng Latin ở các trường tinh hoa ở Mỹ và châu Âu.
Ghi chú thêm: học chữ Hán không ảnh hưởng gì đến tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc hay các ngoại ngữ khác: Pháp, Nhật, Trung. Mỗi môn này theo tôi phải học từ 8-12 tiết/ tuần.
Đại khái tôi đề nghị và hình dung việc học chữ Hán trong trường phổ thông như thế. Nhưng ít ai đọc hết tham luận của tôi. Hơn nữa tham luận của tôi được trình bày trong hội thảo chuyên ngành, nhiều kiến thức được coi là đương nhiên, nhiều tiền giả định bị lược bỏ, nhiều kết luận đã lược bỏ lập luận... nên người đọc phải có kiến thức cơ sở một chút mới hiểu đúng. Trên mạng đa số người ta chỉ đọc cái tít báo rồi nhảy dựng lên. Đa số không phân biệt được chữ Hán với tiếng Hán, tiếng Trung. Không phân biệt được từ Hán Việt, ngành Hán Nôm, hay "từ" với "chữ" Hán…
Thế nhưng ai cũng có ý kiến: đọc rồi cũng nói, không đọc cũng nói, biết cũng nói, không biết cũng nói, biết dở dở ương ương cũng nói. Tất nhiên có rất nhiều người hiểu biết, phân tích, trình bày một cách có lý lẽ, người thì nhiệt liệt đồng tình, người thì đồng tình có mức độ, người thì nêu ra những khó khăn hay điều kiện để chủ trương ấy thành khả thi…
Nói cho công bằng, đề nghị đưa chữ Hán giảng dạy trong nhà trường thì tôi không phải là người đầu tiên hay duy nhất. Nếu không kể các thời trước thì chừng hơn 10 năm nay đã có nhiều người đề nghị, như GS Cao Xuân Hạo (nhà ngữ học hàng đầu VN thế kỷ XX) đề nghị học chữ Hán xuất phát từ tính ưu việt của nó; GS Nguyễn Đình Chú (nhà ngữ văn hàng đầu) đề nghị học chữ Hán vì tính quan trọng của nó đối với môn ngữ văn; GS Nguyễn Cảnh Toàn (GS toán học, thứ trưởng Bộ GD trước đây) đề nghị học chữ Hán vì chữ Hán giúp hình thành các thuật ngữ khoa học dễ dàng, chặt chẽ và giúp hiểu rõ văn hóa VN…
Tôi thì đứng từ điểm nhìn các nước văn hóa chữ Hán: Nhật, Hàn, Đài Loan (không phải TQ) - những nước vừa phát triển hiện đại vừa giữ gìn ngôn ngữ và bản sắc dân tộc của họ mà để đề nghị học chữ Hán (Hán Việt), nhằm làm sao giữ gìn, phát triển tiếng Việt và văn hóa VN. Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn.
- PGS. TS Đoàn Lê Giang
Lời tạm kết cho cuộc tranh luận dạy chữ Hán trong trường phổ thông
Trân Đài chiến thắng phần thi Best Talent. Trước đêm chung kết, đại diện Việt Nam gặp phải chấn thương ở chân do phải mang giày cao gót trong thời gian dài. Tuy vậy, cô vẫn thể hiện hết mình trong các phần thi quan trọng. Trân Đài gây ấn tượng với thần thái khi trình diễn và tự tin sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp, trả lời ứng xử trong cuộc thi.
Top 3 cuộc thi gọi tên đại diện các nước Philippines, Colombia và Pháp. Đây là những ứng viên mạnh được dự đoán sẽ đi sâu trong cuộc thi. Câu hỏi chung cho Top 3 là: “Nếu là Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2022, bạn sẽ làm gì bắt đầu vận động và nâng cao ý thức của mọi người về sự bình đẳng?”.
Hoa hậu Philippines chia sẻ: “Tôi sẽ bắt đầu bằng cách kêu gọi mọi người lan tỏa tình yêu thương, hoa bình và sự đoàn kết để tạo nên sự bình đẳng. Bởi vì, chúng ta đều sống chung một bầu trời, thở cùng bầu không khí, chúng ta sống khác nhau nhưng đều yêu những cái chung”.
Hoa hậu Colombia cho rằng: “Nếu được làm việc với tổ chức Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế, tôi sẽ nâng cao quyền bình đẳng cho những người phụ nữ chuyển giới, giúp họ tiếp cận công nghệ và các nền tảng xã hội khác. Tôi sẽ giúp họ nói với thế giới về sự kiên cường và bình đẳng với cả trái tim và sự tôn trọng”.
Hoa hậu Pháp trả lời: “Ở Pháp, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ y tế rất tốt, tuy nhiên sự kỳ thị vẫn còn tồn tại. Trở thành một hoa hậu cùng với tổ chức của mình, tôi sẽ lên tiếng phản đối bất bình đẳng và chiến đấu cho sự đại diện, tình yêu và sự bình đẳng chúng tôi xứng đáng có được”.
Sau phần thi ứng xử, vương miện thuộc về hoa hậu Philippines - Fuschia Anne Ravena, Bea Marquez đến từ Colombia là á hậu 1 và Aëla Chanel của Pháp á hậu 2.
Hoàng Huy
">Philippines đăng quang, Trân Đài vào Top 6 HH Chuyển giới Quốc tế
Từ đầu năm 2022, tin Đỗ Mỹ Linh hẹn hò Chủ tịch CLB Hà Nội được lan truyền. Vào dịp lễ tình nhân, hai người cập nhật hình ảnh check-in ở cùng khu nghỉ dưỡng tại đảo Phú Quốc. Mỹ Linh cũng bị lộ hình nền điện thoại có gương mặt bạn trai. Tuy nhiên, khi được hỏi, người đẹp luôn từ chối khéo.
Đỗ Mỹ Linh xem bóng đá cùng Chủ tịch CLB Hà Nội tại Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Định.
Để bảo vệ chuyện riêng tư, họ không đồng hành ở các sự kiện. Đến tháng 4, Đỗ Mỹ Linh và bạn trai Đỗ Vinh Quang mới công khai xuất hiện cạnh nhau tại đêm nhạc Noo Phước Thịnh ở Hà Nội. Song họ vẫn giữ khoảng cách nhất định, không thể hiện cử chỉ tình cảm.
Ngày 3/7, Đỗ Mỹ Linh có mặt trên khán đài sân Hòa Xuân để theo dõi trận đấu giữa CLB Hà Nội và đội Đà Nẵng. Một lần nữa, cô ngồi cạnh ông Đỗ Vinh Quang ở hàng ghế VIP. Đây được cho là động thái chính thức để hai người công khai mối quan hệ.
Đỗ Vinh Quang sinh năm 1995 (hơn Mỹ Linh một tuổi), là con út trong gia đình có hai người con trai của ông bầu Đỗ Quang Hiển.
Vào dịp Tết Nguyên đán 2022, khi trò chuyện cùngZingvà được hỏi về chuyện kết hôn, Mỹ Linh nói: "Tôi quan niệm kết hôn là duyên số, câu chuyện của hai người, giục cũng không được. Thế nên, tôi đón nhận với tâm thế bình thường. Tôi nghĩ quan trọng là mình phải sẵn sàng và tin tưởng đối phương. Khi ấy, chuyện gì đến sẽ đến".
Từ khi trở thành hoa hậu và bắt đầu tham gia hoạt động giải trí, Đỗ Mỹ Linh xây dựng hình ảnh an toàn, sống kín tiếng, không ồn ào. Năm 2019, cô vướng tin đồn hẹn hò Bảo Hưng - em trai BTV Ngọc Trinh nhưng cũng chưa từng lên tiếng khẳng định hay phủ nhận. Quan điểm của hoa hậu là không công khai cho đến khi tìm được mảnh ghép phù hợp để tiến đến hôn nhân.
Theo đuổi công việc MC, biên tập viên truyền hình
Nhiệm kỳ hoa hậu của Đỗ Mỹ Linh kéo dài hai năm (2016-2018). Trong khoảng thời gian này, cô vừa học, vừa đồng hành cùng ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam ở các chương trình giải trí, hoạt động cộng đồng.
Người đẹp thi Miss World (Hoa hậu Thế giới) tại Trung Quốc vào năm 2017, đạt thành tích top 40 cùng giải thưởng phụ Người đẹp Nhân ái. Khi ấy, Đỗ Mỹ Linh cùng ê-kíp dành tâm huyết, công sức để thực hiện dự án "Cõng điện lên bản", mang nguồn ánh sáng đến với người dân bản Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Trở về từ đấu trường sắc đẹp quốc tế, Đỗ Mỹ Linh tập trung hoàn thành việc học ở Đại học Ngoại thương. Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh vào tháng 9/2018, song Mỹ Linh lại theo đuổi công việc MC, biên tập viên truyền hình. Đây được cho là hướng đi chung của nhiều hoa hậu, á hậu khác.
Mỹ Linh hiện làm việc tại ban thể thao của VTV. Ảnh: NVCC.
Mỹ Linh từng dẫn Bản tin tiêu dùng 24h, dưới sự dẫn dắt của BTV Ngọc Trinh và Thụy Vân. Tuy nhiên, hành trình này không kéo dài. Đầu năm 2020, cô cho biết tạm ngưng làm việc tại Đài truyền hình do ảnh hưởng của dịch. Nói về lý do gián đoạn, người đẹp chia sẻ thêm: "Trong quãng thời gian đó, tôi được học, đào tạo các kỹ năng và cảm thấy mình cũng phù hợp. Nhưng khi ấy tôi lại còn nhiều hoạt động khác, không thể tập trung 100% cho công việc".
Năm nay, khán giả lại thấy Đỗ Mỹ Linh xuất hiện trên sóng nhưng ở vai trò mới - MC thể thao. Hoa hậu Việt Nam 2016 tiết lộ cơ duyên đến bất ngờ, không nằm trong dự tính. Chính vì vậy, cô gặp nhiều bỡ ngỡ ở giai đoạn đầu khi làm quen lĩnh vực mới.
"Tôi cũng là người yêu thích thể thao, thích xem bóng đá, tennis, golf... nhưng kiến thức nhiều thì không. Khi đảm nhận vai trò mới, tôi lo lắng. Tính chất công việc ở hai mảng kinh tế và thể thao khác nhau. Tôi được các anh trong ban hỗ trợ trong quá trình vừa học vừa làm. Tôi tập viết lời dẫn, viết bản tin rồi các anh duyệt. Người hướng dẫn trực tiếp tôi là anh Khắc Cường", Mỹ Linh kể.
Hiện tại, theo Mỹ Linh, mọi thứ đã vào guồng tốt hơn. Cô vừa trải qua kỳ tác nghiệp SEA Games đầu tiên đáng nhớ trong sự nghiệp. Ngoài ra, Mỹ Linh cũng không quên kỷ niệm ghi hình trên đỉnh Fansipan, thời tiết vừa mưa vừa sương mù, nhiệt độ khoảng -2 độ C vào dịp Tết hay trải nghiệm bay xuyên qua mây, lên đỉnh núi Bình Hương săn cảnh bình minh vào 4h30.
Đối diện với định kiến cho rằng các người đẹp theo đuổi công việc MC, lên sóng truyền hình chỉ để làm hình ảnh, người đẹp bày tỏ: "Tôi có thể khẳng định mình nghiêm túc với nghề".
Khoảng hai năm gần đây, Mỹ Linh cũng bắt đầu kinh doanh thời trang. Cô cho rằng đây là những hướng đi lâu dài bởi không ai có thể ở vị trí hoa hậu mãi. Mỹ Linh tâm sự theo thời gian cô thay đổi và trưởng thành hơn.
"Nhận ra thiếu sót của bản thân để thay đổi không đơn giản. Bình thường, tính tôi cũng khá lì. Nhưng bây giờ tôi kiểm soát tốt hơn", người đẹp nói trong bài phỏng vấn.
(Theo Zing)
">Đỗ Mỹ Linh và cuộc tình với Chủ tịch CLB Hà Nội
Nhận định, soi kèo U21 Sheffield Wed vs U21 Hull City, 19h00 ngày 13/1: Kịch bản quen thuộc
Cuối năm 2021, Madison Shapiro quyết định đánh giá nhà hàng Skirt Steak trên @sistersnacking, tài khoản TikTok mà cô chia sẻ với ba chị em của mình. TikToker này thấy rằng nhà hàng ở New York có thể gây chú ý khi cho khách ăn khoai tây chiên thoải mái với hóa đơn bữa tối từ 28 USD trở lên.
Vừa nghe đến chương trình khuyến mãi này, Shapiro đã lập tức đến nhà hàng để review vì "sự kịp thời là chìa khóa để video có thể viral".
Chỉ một ngày sau khi clip được đăng tải, chủ nhà hàng Laurent Tourondel nói rằng hơn 100 khách đã đến xếp hàng dùng bữa.
Ban đầu, Skirt Steak được hưởng lợi nhờ hiệu ứng lan truyền nhưng không phải từ Instagram hay Facebook, những nền tảng chính giúp tiếp thị trong ngành ăn uống những năm gần đây. Mọi thứ đều bắt nguồn từ TikTok.
"Thật điên rồ! Hôm trước bạn đang phục vụ bình thường nhưng ngày tiếp theo lượng khách tăng gấp đôi vì ai đó đã đăng video về đồ ăn và không gian quán lên mạng xã hội", Tourondel nói.
Tuy nhiên, tất cả chỉ mới là thành công trước mắt. Không clip nào có thể viral mãi mãi trên Internet. Lượng khách tăng đột biến cũng là thách thức với những quán ăn vừa và nhỏ như Skirt Steak.
Mỗi ngày nhà hàng này đón cả trăm lượt khách, trong đó có nhiều TikToker xếp hàng để review. Nội dung nhóm này chia sẻ lên mạng xã hội, nhà hàng không thể kiếm soát. Bên cạnh những lời khen, chủ quán cũng nhận thấy có nhiều ý kiến tiêu cực.
"TikTok đã giúp chúng tôi đẩy nhanh sự nổi tiếng của mình. Nhưng chúng tôi không muốn nổi tiếng và bị chi phối bởi các bài đăng trên nền tảng", Tourondel cho biết.
Nhiều nhà hàng trở nên nổi tiếng sau các bài review trên mạng xã hội. Ảnh: The New York Times.
Mối quan hệ phức tạp
Mối quan hệ giữa blogger ẩm thực trên TikTok và nhà hàng thường rất phức tạp, nhưng trong hầu hết trường hợp, đó là một thỏa thuận kinh doanh giúp đôi bên cùng hưởng lợi.
Người có ảnh hưởng nhận được đồ ăn và nội dung miễn phí cho kênh của mình, đồng thời nhà hàng có thể tiếp cận khách hàng trẻ tuổi trên TikTok.
Vào giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch Covid-19, các nhà hàng đóng cửa với số lượng kỷ lục và cho nhân viên nghỉ việc. Trong khi đó, trên mạng xã hội, các blogger về ẩm thực cũng phải vật lộn để tìm kiếm nội dung.
Các nhà hàng đã giải quyết khó khăn bằng những phương án giao hàng và bán mang đi kiểu mới. Còn nhóm blogger tìm thấy hướng đi khác bằng TikTok.
Các TikToker thu hút nhiều khán giả hơn trong thời kỳ đại dịch. Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết 21% người trưởng thành ở Mỹ nói rằng họ sử dụng TikTok, khoảng 50% ở độ tuổi 18-29.
Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các nhà hàng tiếp thị, quảng cáo nhiều hơn trên TikTok. Ảnh: eater.
The Washington Post nhận định nhiều nhà hàng và blogger ẩm thực đã bắt tay, cùng nhau sống sót sau đại dịch.
Theo TechCrunch, ngày nay thay vì dùng Google để tìm kiếm các nhà hàng, Gen Z (18-24 tuổi) có xu hướng xem review trên các ứng dụng như TikTok, Instagram.
Nghiên cứu của công ty tiếp thị MGH cho thấy TikTok có ảnh hưởng lớn đến quyết định ăn uống của người dùng.
Hơn một phần ba số người được hỏi nói rằng họ đã ghé thăm một nhà hàng sau khi xem các video review trên nền tảng.
Một số người dùng cho biết họ đã đi một quãng đường rất xa để ăn thử những món được TikToker review. Một phần năm người dùng đã đến một thành phố khác để ghé thăm nhà hàng xuất hiện trên nền tảng.
Cấm cửa TikToker, KOL
Dù là mối quan hệ "cộng sinh", blogger ẩm thực trên TikTok và các quán ăn không hoàn toàn hài lòng về nhau.
TikToker phải nỗ lực cân bằng giữa các bài viết được trả tiền PR và những clip review công tâm để giữ chân khán giả. Trong khi đó, nhiều quán ăn không muốn đặt cược số phận vào nội dung họ không thể kiểm soát trên mạng xã hội.
Bên cạnh những nhà hàng được hưởng lợi, không ít quán ăn cũng từng điêu đứng vì clip review của các TikToker.
Cuối năm ngoái, NINYO Fusion, nhà hàng sân vườn cao cấp tại Philippines đã phải đăng bài viết xin lỗi sau khi nhận đánh giá tiêu cực của một TikToker.
Trước đó, clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy khách hàng có trải nghiệm "đáng thất vọng" tại nhà hàng. TikToker cùng bạn trai đã gọi điện đặt bàn và đặt món nhưng khi họ đến, nhân viên đã yêu cầu order món khác vì chưa kịp chuẩn bị.
"Chúng tôi hiểu sự thất vọng của hai bạn. Chúng tôi sẽ không tính phí đối với thức ăn đã được nấu và bàn ăn đã được trang trí từ trước.
Chúng tôi là những người không hoàn hảo và giống như những người khác, chúng tôi mắc sai lầm. Mỗi sai lầm là kinh nghiệm xương máu giúp nhà hàng có cơ hội để trở nên tốt hơn".
Nhiều nhà hàng không chào đón người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Ảnh: samtell.
Tuy vậy, nhà hàng này nói thêm họ hy vọng có thể nhận những góp ý trực tiếp thay vì clip bêu xấu trên mạng xã hội.
"Đăng công khai khiếu nại không giúp chúng tôi cải thiện và gây hại nhiều hơn lợi. Điều này có thể phá hủy một doanh nghiệp nhỏ, cùng với những người phụ thuộc vào nó để kiếm sống. Một năm qua đã rất khó khăn cho tất cả bao gồm cả ngành của chúng tôi. Chúng ta hãy giúp nhau trở nên tốt hơn và lan tỏa lòng tốt để tất cả cùng vươn lên", nhà hàng cho biết.
Trước những bài review tiêu cực trên mạng xã hội, một số nhà hàng lại có cách xử lý khác.
Cuối năm 2021, một chuỗi nhà hàng sushi tại Mỹ và Canada đã treo biển cấm khách quay TikTok khi đến dùng bữa. Lệnh cấm được đưa ra sau khi nhiều TikToker đặt điện thoại lên băng chuyền để quay clip review.
Tháng 2/2020, một quán cà phê tại Đài Loan (Trung Quốc) thông báo cấm cửa tất cả người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đến quay phim, chụp hình.
"Chúng tôi không phải là quán cà phê có ảnh hưởng, đối tượng mục tiêu của chúng tôi chưa bao giờ là những KOL. Vì vậy, chúng tôi thấy mình không cần phải thỏa hiệp đối với những người này", quán cà phê cho biết.
Theo Daily Telegraph, từ năm 2019, nhiều nhà hàng tại Australia và Hàn Quốc đã treo biển cấm YouTuber, TikToker, Mukbang (người phát sóng cảnh ăn uống) vì những đòi hỏi vô lý như không gian quay phim, bữa ăn miễn phí...
Đầu bếp Matt Moran, người tuyên bố không chào đón người nổi tiếng, người có ảnh hưởng yêu cầu những bữa ăn miễn phí, nói: "Họ có vài nghìn người theo dõi và sau đó muốn được ăn miễn phí. Tình trạng đã trở nên tồi tệ hơn trong vài năm qua. Bởi vì có quá nhiều người nổi tiếng từ truyền hình thực tế và mạng xã hội".
(Theo Zing)
Nhiều điểm du lịch ở Nepal cấm TikToker
Các địa điểm du lịch tâm linh ở Nepal treo bảng “cấm TikTok” để ngăn mọi người quay, chụp video đăng TikTok.
">TikToker và quán ăn, từ đối tác tới đối đầu
ĐH Tokyo, Nhật Bản Một nhóm hoặc một cá nhân có tên là “Ordinary_reseachers” đã đặt ra những câu hỏi chi tiết về các dữ liệu và đồ thị trong hơn 100 trang gửi tới ĐH Tokyo trong 2 đợt vào ngày 14/8 và 29/8.
Trường này không nêu tên các nhà nghiên cứu và các ấn phẩm đang bị nghi ngờ, tuy nhiên những tài liệu này cũng được đăng tải trên mạng bằng tiếng Nhật. Họ xác định hầu hết các bài viết về lĩnh vực y sinh học đăng trên các tạp chí Nature, Cell, The New England Journal of Medicine và một số tạp chí khác. Tác giả trên 7 bài viết là bác sĩ, chuyên gia về bệnh tiểu đường Takashi Kadowaki – nguyên giám đốc bệnh viện ĐH Tokyo và hiện vẫn đang là giảng viên của trường y.
“Đây là một lời buộc tội hoàn toàn vô căn cứ và sai lệch của một người giấu mặt” – ông Kadowaki chia sẻ với tờ ScienceInsider trong một email. “Chúng tôi có niềm tin tuyệt đối về tất cả những dữ liệu của mình” – ông viết.
Thông báo chính thức về việc điều tra vụ việc này đã được đưa ra sau khi ĐH Tokyo tiến hành một cuộc điều tra sơ bộ. Thông báo nhấn mạnh rằng cuộc điều tra sơ bộ chưa khẳng định bất cứ sai phạm nào. Theo quy định nội bộ của nhà trường, một nửa sổ thành viên trong ban điều tra sẽ không phải là cán bộ nhân viên của trường.
Nhóm tố cáo giấu mặt “Ordinary_researchers” khẳng định đã gửi các tài liệu, trong đó có các chi tiết về những khoản tài trợ được sử dụng để hỗ trợ việc nghiên cứu tới Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, các cơ quan tài trợ, các tổ chức học thuật và giới truyền thông.
Một số nhà phê bình đã ghi nhận rằng, những bài học “scandal” khoa học trước đó có vẻ chưa được thấm nhuần. “Nếu các cáo buộc là đúng, thì một số phòng thí nghiệm hàng đầu ở ĐH Tokyo đã tiếp tục các sai phạm và giả mạo 10 năm nay” – ông Masahiro Kami, nguyên là nhà nghiên cứu y học của trường, hiện đang là giám đốc điều hành Viện Nghiên cứ Quản lý ý học nhận định.
- Nguyễn Thảo (Theo Science Mag)
ĐH Tokyo điều tra gian lận báo cáo khoa học
-
Sao Hàn 26/5: Bi Rain khoe thân hình săn chắc và cơ bụng 6 múi trên tạp chí Harpers Bazaar, tiết lộ mình đã giảm 10kg. Trong bài phỏng vấn, nam ca sĩ tâm sự: "Nếu cuộc đời làm người nổi tiếng của tôi được chuyển thể thành phim, thì đây mới chỉ là tập 1". Gần đây nam ca sĩ hiện thường xuyên đăng tải những video nhảy điêu luyện lên mạng xã hội, đồng thời chăm chỉ tập luyện nhằm giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Sweet Night của V (BTS) phá kỷ lục của Gangnam Style, trở thành bài hát của nghệ sĩ solo Hàn Quốc đạt vị trí số 1 iTunes nhiều quốc gia nhất. Ca khúc phát hành tháng 3/2020, được biết đến là nhạc phim của bộ phim truyền hình Itaewon Class. Với thành tích đứng đầu bảng xếp hạng iTunes tại 88 quốc gia, thành viên BTS chính thức vượt qua PSY với ca khúc Gangnam Style - từng giữ kỉ lục đứng đầu BXH iTunes tại 86 quốc gia. Được biết, Sweet Night cũng là bài hát do V tự sáng tác. Baekhyun (EXO) lập kỷ lục bán đĩa khi ‘tẩu tán’ hơn 730.000 album đặt trước. Qua đó, mini album Delight của nam thần tượng dẫn đầu kỷ lục bán đĩa ngày đầu và tuần đầu của các nghệ sĩ solo khi doanh số vượt 700.000 bản. Được biết, số lượng của album cá nhân thứ 2 của Baekhyun cao hơn nhiều so với 380.000 bản trong tuần đầu của album cá nhân đầu tay City Lights. TWICE tham gia chương trình Running Man để quảng bá cho sản phẩm âm nhạc mới. Được biết, nhóm đã tham gia buổi ghi hình vào 18/5 tại Ilsan, Hàn Quốc. Dự kiến tập phim này sẽ lên sóng vào tháng 6. Suzy hợp tác cùng thương hiệu mỹ phẩm Lancome, phát hành cuốn sách ảnh làm đẹp đầu tay mang tên Obsession With Suzy. Đặc biệt, toàn bộ lợi nhuận từ cuốn sách sẽ được ủng hộ cho phụ nữ có thu nhập thấp ở Hàn Quốc. Xiyeon (cựu thành viên PRISTIN) trở lại làng giải trí với phim điện ảnh Shillim Men & Women. Người hâm mộ vui mừng khi phát hiện cô nàng chụp bên xe tải cà phê gửi tới phim trường vì đây là hoạt động đầu tiên của Xiyeon sau khi PRISTIN tan rã. Album Closer của Oh My Girl ký tặng cho Lovelyz, có chữ ký tay của thành viên Jiho được tìm thấy trên chợ đồ cũ. Người bán viết trên trang web bán đồ cũ: “Có chữ ký của JinE và chữ viết tay của Jiho. Không có photocard. Mọi người hãy tự ra giá nhé. Album này là hàng hiếm đấy. Cứ cân nhắc giá dựa vào chữ ký của thành viên nhé”. Công ty quản lý của Lovelyz - Woollim Entertainment cho biết toàn bộ album do nghệ sĩ khác gửi tặng được họ lưu trữ ở một nơi riêng và khẳng định không bao giờ nhượng chúng cho ai khác. Họ nghi ngờ album này bị đánh cắp và rao bán bất hợp pháp. Heeseok (Limitless) thông báo rời nhóm, cho biết từ nay sẽ sống một cuộc sống bình thường. Nam ca sĩ cảm ơn người hâm mộ vì đã dành cho anh tình cảm, đồng thời xin lỗi vì để họ phải lo lắng và Limitless không có thông tin mới kể từ tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, công ty quản lý ONO Entertainment tuyên bố Yoon Heeseok chưa chấm dứt hợp đồng và cho biết, ban đầu nhóm có kế hoạch quảng bá ở Nhật Bản, nhưng vì Covid-19 nên mọi hoạt động đều bị hoãn. Công ty đang cố gắng liên lạc với Heeseok. Rowoon (SF9) và nữ diễn viên Won Jin Ah đảm nhận vai chính trong phim Sunbae, Don’t Put On That Lipstick. Bộ phim là câu chuyện tình yêu đầy xao xuyến giữa chàng hậu bối thẳng thắn, vừa quyến rũ, vừa chân thành và nữ tiền bối không xem người nhỏ tuổi hơn mình là đàn ông. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết mạng cùng tên được rất nhiều độc giả yêu thích. Sunbae, Don’t Put On That Lipstick dự kiến lên sóng vào đầu năm 2021. Kim Young Kwang được chọn vào vai nam chính trong phim Hello, It’s Me thuộc thể loại tình cảm hài pha lẫn yếu tố kỳ ảo. Bộ phim kể về một người phụ nữ 37 tuổi cảm thấy bấp bênh trước mọi thứ, từ chuyện tình yêu, công việc cho đến ước mơ. Bỗng một ngày, cô đối mặt với bản thân lúc 17 tuổi, thời mà cô chẳng sợ hãi điều gì trên đời và nhiệt huyết với mọi việc. Do hay gây chuyện, Han Yoo Hyun (Kim Young Kwang thủ vai), con trai thứ của chủ tịch tập đoàn sản xuất bánh kẹo hàng đầu Hàn Quốc bị gia đình đuổi ra nước ngoài du học và chỉ được phép về nước khi trả lại hết số tiền bản thân đã tiêu xài. Tại nơi đất khách quê người, anh gặp được Yoo Byeol Na, một người sống trong trạng thái tuyệt vọng, phó mặc cuộc đời cho số phận. Phim dự kiến lên sóng cuối năm nay. YG Entertainment tổ chức buổi tuyển chọn Search For The New Sound nhằm tìm kiếm những nhà sản xuất âm nhạc tiềm năng cho công ty. Không giới hạn độ tuổi, quốc tịch, học vấn… hạn đăng ký tuyển chọn sẽ kéo dài đến hết tháng 6. Big Hit Entertainment trở thành cổ đông lớn nhất của Pledis Entertainment. Giám đốc Han Seung Soo của Pledis cho biết: “Chúng tôi rất vui khi được đồng hành với Big Hit Entertainment, công ty đang dẫn đầu ngành giải trí Hàn Quốc. Đây sẽ là một bước đệm để các nghệ sĩ và nhân viên của Pledis tiến lên một tầm cao khác”. Trong khi đó, chủ tịch Bang Si Kyuk của Big Hit chia sẻ: “Chúng tôi vui mừng hơn bất cứ điều gì với ngành công nghiệp sáng tạo của Han Sung Soo và Pledis Entertainment. Chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau thông qua âm nhạc, cùng nhau phát triển và tạo ra một sức mạnh tổng hợp to lớn”. Với sự kiện này, các nghệ sĩ trực thuộc Pledis Entertainment là SEVENTEEN, NU’EST, Nana (After School), Kyulkyung, Yehana, Seungyeon (cựu thành viên PRISTIN) và Bumzu sẽ trở thành một phần của Big Hit Labels. Khánh Ngọc
Bi Rain không xem phim mới của bà xã Kim Tae Hee
- Kim Tae Hee tiết lộ Bi Rain không xem phim mới của mình - Hi Bye, Mama.
">Sao Hàn 26/5: Bi Rain khoe thân hình quyến rũ, cơ bụng săn chắc sau khi giảm 10kg