Đào tạo hàng chục nghìn thạc sĩ mỗi năm
Năm 2019,ếlich thi đau bong đa chỉ tiêu cho đào tạo trình độ thạc sĩ cả nước là 59.518 nhưng các cơ sở giáo dục cả nước chỉ tuyển được 41.551, đạt tỷ lệ 69,81%. Năm 2020, chỉ tiêu cho trình độ thạc sĩ là 56.069 nhưng cũng chỉ tuyển sinh được 40.640 chỉ tiêu, đạt tỉ lệ 72,48%. Năm 2021, chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ là 56.607 nhưng chưa có số thống kê tuyển sinh được.
Tại ĐH Quốc gia TP.HCM có giai đoạn 5 năm liền từ năm 2012-2017, không tuyển đủ chỉ tiêu thạc sĩ đặt ra. Từ hơn 10.000 thí sinh đăng ký đăng ký dự thi mỗi năm (năm 2012, 2013) đến năm 2014, con số này giảm xuống còn 6.706 thí sinh. Đặc biệt, năm 2017 chỉ còn 2.912 thí sinh dự thi, thấp hơn chỉ tiêu được giao gần 400 người.
Số lượng thí sinh dự tuyển thạc sĩ năm sau giảm mạnh so với năm trước. Cụ thể, số thí sinh dự tuyển 2013 giảm trên 537 người, năm 2014 giảm 3.476 người, năm 2015 giảm 1.973 người, năm 2016 giảm 870 người, năm 2017 giảm 649 người.
Chỉ tiêu đào tạo sau đại học của các trường, viện thành viên thuộc ĐHQG TP.HCM cũng giảm xuống rõ rệt. Số lượng học viên trúng tuyển ở mức hơn 60% so với chỉ tiêu. Năm 2012, tổng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ là 3.550, đến năm 2017 còn 3.320 (giảm 9,35%). Số thí trúng tuyển thạc sĩ năm 2012 là 3.443 người, tới năm 2016 còn 2.375 người.
Đại học này lý giải, nguyên nhân làm giảm số lượng thí sinh dự thi là do tính cạnh tranh trong đào tạo sau đại học. Số trường được đào tạo sau đại học đã tăng nhanh từ năm 2010 về sau này. Số ngành đào tạo và trùng với những ngành ĐH Quốc gia TP.HCM đang đào tạo đã tăng lên.
Cụ thể như ở lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn chỉ tập trung đào tạo sau đại học tại 3 đơn vị lớn là Trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Cần Thơ thì hiện nay có rất nhiều các trường công lập và ngoài công lập đào tạo cao học. Lĩnh vực Khoa học Công nghệ trước đây chỉ có 4 đơn vị lớn là Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thì hiện đã mở rộng rất nhiều. Tương tự lĩnh vực kinh tế trước đây chỉ có 3-4 đơn vị lớn đào tạo sau đại học thì hầu như tất cả các trường đều đào tạo thạc sĩ...
Một nguồn tin của ĐH này cho biết, thời điểm hiện tại cũng không tuyển đủ chỉ tiêu đã đặt ra nhưng ít nhiều đã tiệm cận mục tiêu.
Tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), PGS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ hàng năm của trường bằng 30% so với chỉ tiêu đại học chính khoá. Có nghĩa với chỉ tiêu tuyển sinh ĐH hiện tại khoảng 5.000 chỉ tiêu/năm, thì tuyển thạc sĩ khoảng 1.500 chỉ tiêu/năm.
“Tất cả các ngành của trường đều đào tạo thạc sĩ nhưng chưa năm nào tuyển đủ chỉ tiêu đề ra. Mỗi năm cố gắng lắm cũng chỉ được khoảng 1.100 -1.300 chỉ tiêu, nhưng so với trước đây con số này đã rất tốt” - PGS Phúc nói.
Theo PGS Trần Thiên Phúc, chỉ tiêu tuyển sinh 1.500 thạc sĩ hàng năm là để trường phấn đấu. Nhà trường đã áp dụng nhiều cách thức khác như liên thông từ đại học lên thạc sĩ vì đã được ĐH Quốc gia TP.HCM cho phép.
“Đối với những sinh viên năm cuối, nếu xét đủ điều kiện để học thạc sĩ, phòng đào tạo sẽ báo với các em rằng: “Em đã đầy đủ mọi tiêu chí để chuyển tiếp học cao học, nếu em có nhu cầu. Như vậy nếu sinh viên có nhu cầu thì sẽ gia nhập chương trình liên thông đại học”- ông Phúc cho hay, nhờ động thái này số lượng sinh viên trở thành học viên cao học đã tăng hơn.
GS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, thông tin tuỳ từng ngành đào tạo của trường, có ngành tuyển đủ chỉ tiêu, có ngành lại không. Trong đó những ngành Ngoại ngữ, Kinh tế luôn được người học quan tâm hơn những ngành thuộc khoa học xã hội, kỹ thuật, sinh học.
Sở dĩ tuyển không đạt chỉ tiêu đề ra, theo GS Minh Hà do nhu cầu học sau đại học không còn như trước đây. Trước đây nhu cầu học thạc sĩ nhiều, chỉ tiêu đào tạo ít, số cơ sở được cũng đào tạo ít, còn hiện nay nhu cầu học ít, chỉ tiêu đào tạo nhiều, nhiều chương trình, nhiều trường đào tạo.
Ngoài ra, sinh viên học đại học xong thích đi làm hơn là học tiếp. Sinh viên cũng xác định được nhu cầu có nên học lên thạc sĩ hay không chứ không còn tình trạng học thạc sĩ theo phong trào, thậm chí thất nghiệp thì đi học thạc sĩ.
Năm 2022, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ là 250 người, nhưng sau nhiều đợt nhà trường chỉ tuyển được gần 200 người. Các ngành thiếu chỉ tiêu là Kỹ thuật điện tử, Cơ khí, Công tác hóa học, Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật môi trường.
Chọn trường học thạc sĩ do người học cần bằng hay cần chất lượng
Theo thông tư 23 năm 2021 của Bộ GD-ĐT ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ, trong đó phương thức tuyển sinh thạc sĩ do cơ sở đào tạo quyết định bao gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển nhưng bảo đảm đánh giá minh bạch, công bằng, khách quan và trung thực về kiến thức, năng lực của người dự tuyển.
Hiện tại một số trường công lập vẫn giữ cách tuyển sinh bằng thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển. Trong khi gần như các trường ngoài công lập tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.
Trước thông tin một số trường ngoài công lập tuyển được nhiều người muốn học thạc sĩ, lãnh đạo một trường đại học nói: "Mỗi trường sẽ có chiến lược đào tạo sau đại học khác nhau, đó có thể chiến lược tập trung vào chất lượng. Còn một số người cần bằng cấp hơn thì sẽ chọn trường nhẹ nhàng hơn".
Theo PGS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, yêu cầu các trường thành viên có những ngành đạt chuẩn kiểm định mới được phép mở đào tạo sau đại học. Tại Trường ĐH Bách khoa, tất cả các ngành đều đạt chuẩn kiểm định chất lượng, ngoài ra có 5 ngành đào tạo cao học đạt chuẩn kiểm định quốc tế.
“Chúng tôi đang hướng tới việc đăng ký kiểm định quốc tế cho các ngành đào tạo cao học. Đây là điều rất ít trường làm nhưng trường hướng tới vì mục tiêu chất lượng. Và đó cũng có thể là nguyên nhân khiến số lượng tuyển thạc sĩ không được nhiều” - ông Phúc nói và cho hay, dù khó khăn nhưng nhà trường muốn giữ chất lượng về lâu về dài. Mặt khác dù có sự cạnh tranh nhưng nhà trường không ngại và tin rằng sẽ có phân khúc trong nhóm người có nhu cầu đi học.
"Bách khoa chấp nhận có khó khăn miễn là giữ chất lượng" - ông Phúc nói.
Giám đốc tuyển sinh một trường đại học ở phía Nam cho rằng, nhiều trường công lập rất chất lượng trong việc tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ, nhưng vấn đề gặp phải là thủ tục, quản lý đào tạo hết sức rườm rà. "Dù vậy chúng tôi vẫn luôn nghiêm túc trong khâu đào tạo thạc sĩ. Việc học được điểm danh trên lớp thường xuyên, nếu vắng mặt thì cấm thi. Học ra học, èo uột sẽ bị rớt môn, đặc biệt sẽ không có tiền bạc trong khâu điểm số”- ông nói.
Nguyên hiệu trưởng một trường đại học ở TP.HCM cho rằng, việc đầu tiên cần phải xác định "cái được gọi là thiếu chỉ tiêu nếu chỉ căn cứ vào việc thông báo có khi sẽ không chính xác".
Lý do là vì khi "làm" chỉ tiêu, các nhà làm chỉ tiêu sẽ căn cứ vào năng lực đào tạo và 1 phần thị trường sử dụng. Tuy nhiên, không phải khi nào thị trường sử dụng cũng trùng với năng lực đào tạo của cơ sở. Do đó, chuyện thừa, thiếu chỉ tiêu là bình thường. Nếu dự báo tốt thì tương đối sát, còn không tốt cũng không vấn đề gì. Vấn đề là đơn vị đào tạo đã sử dụng đúng chỉ tiêu được giao và đúng năng lực được đào tạo không?
Ngoài ra là việc các trường đại học thực hiện chỉ tiêu như thế nào. Vì dù Bộ GD-ĐT có quy định 1 tiến sĩ được hướng dẫn tối đa 5 thạc sĩ, nhưng các cơ sở đào tạo có thể chưa liên thông với nhau nên trên thực tế có những cơ sở, tiến sĩ hướng dẫn sau đại học nhiều hơn số họ được quyền hướng dẫn.
Thứ hai, đối với đào tạo sau đại học, nhiều ngành nghề không có nhu cầu nhưng vẫn có người học. Thứ ba, đứng ở góc độ phát triển đất nước, tốt nhất phải chia làm hai nhóm, một nhóm do nhu cầu quyết định, còn một nhóm nhà nước phải tham gia điều tiết thị trường nhất là những ngành không có người học cao.
"Sau cùng, gần nửa số người học cao học hiện nay là vừa tốt nghiệp đại học. Trên thế giới thông thường sau vài ba năm hoặc 5-7 năm đi làm có kinh nghiệm, họ mới học cao học, tức là học cho nghề nghiệp. Còn ở chúng ta rất nhiều người học sau đại học vì không có điều kiện đi làm, cho nên học sau đại học để lấy suất chuẩn bị đi làm. Có nghĩa là lấy bằng cấp để đi làm và việc tuyển theo bằng cấp Việt Nam đang làm" - ông nói.
Bài 3: Làm gì để nâng chất lượng đào tạo thạc sĩ?