您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Persib Bandung vs Zhejiang, 19h00 ngày 5/12: Khó tin khách
NEWS2025-02-01 15:59:27【Thể thao】3人已围观
简介ậnđịnhsoikèoPersibBandungvsZhejianghngàyKhótinkhálê phương anh Hư Vân - 0lê phương anhlê phương anh、、
很赞哦!(98)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01
- Phát hiện chồng ngoại tình từ vệt son trên ghế
- CĐV Đông Nam Á: "Tuyển Việt Nam thắng Lào không dễ dàng"
- Gà trống nuôi con
- Nhận định, soi kèo Bali United vs Borneo, 19h00 ngày 28/1: Sức ép ngàn cân
- Giải pháp kéo sếu đầu đỏ về Tràm Chim
- Volkswagen Touareg 2019 đầu tiên về Việt Nam
- Sóc Trăng cho phép cán bộ ngủ lại cơ quan trong thời gian giãn cách xã hội
- Siêu máy tính dự đoán Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1
- F0 nặng nằm viện: Tôi từng muốn buông xuôi, thật may đã phục hồi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Goztepe, 23h00 ngày 26/1: Quá khó cho tân binh
- Vợ chồng tôi đều xuất thân từ gia đình có điều kiện, khi kết hôn hai bên bố mẹ đã cho sẵn nhà, sẵn xe rồi. Biết tính vợ tiểu thư nên tôi không bắt cô ấy làm gì, cũng chẳng yêu cầu cô ấy lăn xả kiếm tiền, chỉ cần cô ấy sinh con, làm mẹ, làm vợ thôi là đủ.
Trong thâm tâm tôi mong một mái ấm giống như của bố mẹ mình, hai ông bà sống rất tình cảm, đến tuổi này rồi gọi nhau vẫn một điều anh, hai điều em. Bố thích ăn đồ mẹ nấu và mẹ kiếm được công thức món mới nào đều làm cho bố ăn thử. Ngày hai anh em tôi còn nhỏ, mẹ cũng là người có mặt rất nhiều bên hai anh em, chăm sóc chúng tôi từ bữa ăn giấc ngủ. Ngày đó thấy mẹ chăm bố con tôi rất nhẹ nhàng, đơn giản, mà vẫn vô cùng ấm áp.
Vợ tôi thì hay rồi, không hiểu bản năng làm mẹ của em ở đâu mà từ khi em sinh con, nhà cửa đảo lộn lên tất cả.
Lúc còn là vợ chồng son em đã hiếm khi nấu ăn cho tôi rồi, toàn tôi đi làm về thì vào bếp nấu chính, em chỉ cắm nồi cơm ngồi đợi chồng về. Hôm nào tôi không nấu là em gọi ngay shipper mang thức ăn bên ngoài đến. Bây giờ chúng tôi có con, em chỉ ở nhà quanh quẩn với con thôi cũng cảm thấy ngộp thở.
Em thường xuyên ca thán với tôi biết thế này không đẻ nữa, mỗi khi con khóc em đều cuống cả lên, mất kiên nhẫn hô tôi pha sữa cho con uống, lấy bỉm để em thay… mà thực sự con khóc vì cái gì thì hình như em không hiểu. Đưa bình tới miệng con càng ưỡn lên quấy không chịu bú, bỉm thì chưa thấy nặng, đến lúc tôi bảo "hay em cho con ti xem sao" thì em mới thử, rồi thằng bé lại chịu. Ra nó gắt ngủ nên quấy, ngậm được ti mẹ chưa đầy mấy phút đã ngủ say.
Vợ tôi luôn than có con khiến em trầm cảm quá, ôm con cho bú cả ngày thì còn gì là ngực nữa, em không thích hợp để làm một người mẹ. Thực sự tôi đã làm hết cách, thuê cả người giúp việc đỡ đần, nhưng vẫn không thỏa lòng em vì giúp việc không chăm bé buổi đêm, thằng bé vẫn làm em mất ngủ. Được một tháng người giúp việc không chịu được tính khí gắt gỏng của em nên nói khéo xin về.
Bố mẹ tôi mấy lần sang chơi nhà thấy cửa nhà bừa bộn, quần áo khăn tã lộn cả lên đầu, mùi hôi khai, yếm khí ngập phòng thì rất không hài lòng với con dâu. Bố mẹ có góp ý vợ tôi là giờ em bé được vài tháng rồi, không cần kiêng cữ nữa cũng nên để ý đến nhà cửa một chút cho gọn gàng.
Thế mà vợ tôi tức tối, bố mẹ về thì nói với tôi rằng ông bà trước giờ luôn điều khiển, giáo huấn con dâu, ở riêng rồi mà vẫn còn can thiệp. Em gọi điện khóc lóc với bố mẹ đẻ, cứ như em đi lấy chồng bị ngược đãi, sống khổ sở lắm. Bố mẹ vợ tôi quen nuông chiều em từ nhỏ, nghe em khóc gọi điện thì lập tức đến đón em về, không cần biết sự thể ra sao.
Tôi giận vợ nên không sang đón, trong khi bố mẹ vợ còn muốn tôi sang xin lỗi vợ mới được đón vợ về. Tôi chẳng biết nên xin lỗi vì cái gì, tôi có làm gì sai đâu. Chẳng lẽ cho cô ấy ở lại bên ngoại luôn để gia đình tan vỡ, chứ có người vợ thế này, đến hết đời tôi cũng khổ phải không?
Theo Dân trí
'Phò mã' kể chuyện lấy vợ tưởng lên hương không ngờ bế tắc
Vợ tôi là tiểu thư cành vàng lá ngọc của một gia đình rất giàu và có máu mặt. Bố mẹ vợ là chủ một tập đoàn kinh tế làm ăn đủ lĩnh vực. Họ không thiếu tiền, thế lực cũng rất lớn.
">Lấy phải một cô vợ tiểu thư, tôi chỉ muốn trả luôn cho nhà ngoại
- Gói hỗ trợ không chỉ giúp gia tăng nguồn lực để Quảng Bình sớm triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho người dân, đồng thời lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội, thôi thúc các DN khác cùng hành động.
Đại diện Xi măng Sông Gianh trao biển tượng trưng số tiền 300 triệu đồng cho quỹ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Bình Ông Nguyễn Văn Thành, Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Sông Gianh chia sẻ: “Qua đóng góp cho chương trình phòng chống dịch Covid-19 lần này, chúng tôi mong muốn được cùng với chính quyền địa phương và cộng đồng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch và sớm hồi phục sinh kế cho người dân.
Ngoài ra, Xi măng Sông Gianh cũng triển khai nhiều dự án cộng đồng như: chung tay với chính quyền trong công tác phòng chống Covid-19, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tài trợ các sản phẩm xi măng chất lượng cao do công ty sản xuất cho các công trình công cộng tại địa phương... Bằng những hoạt động này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Quảng Bình”.
Được biết, tính riêng năm 2019 và 2020, tổng giá trị hỗ trợ các hoạt động an sinh xã hội tại Quảng Bình của Xi măng Sông Gianh đã lên đến hơn 3 tỷ đồng.
Cụ thể, trong trận lũ lịch sử cuối năm 2020, doanh nghiệp này đã trao 640 phần nhu yếu phẩm cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bị thiệt hại ở xã Văn Hóa và Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Sau thiên tai, công ty cũng hỗ trợ 300 tấn xi măng để chính quyền và người dân xây dựng lại nhà cửa, sửa chữa đường sá và các công trình công cộng bị hư hỏng.
Tham gia cùng tập đoàn SCG trong chiến dịch “Hành động vì miền Trung yêu thương”, Xi măng Sông Gianh đã tích cực hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng thiên tai tại xã Tiến Hoá và Văn Hoá, tỉnh Quảng Bình. Không chỉ giúp khắc phục hậu quả của bão lũ, Xi măng Sông Gianh còn hỗ trợ người dân Quảng Bình nâng cao chất lượng cuộc sống. Năm 2020, công ty đã tài trợ 400 tấn xi măng cho Tỉnh đoàn Quảng Bình xây dựng 45 sân chơi trên toàn tỉnh, là nơi để người dân gặp gỡ, giao lưu và làm phong phú đời sống tinh thần của mình. Bên cạnh đó, công ty cũng tài trợ xây dựng công trình Sân thể thao cộng đồng kiểu mẫu tại phương Nam Lý, Quảng Bình, tạo không gian rèn luyện thể lực cho người dân. Công trình được trang bị nhiều máy tập chuyên dụng hiện đại và có đầy đủ các khu vực đa chức năng như đường chạy, khu vui chơi cho trẻ em, sân bóng chuyền, sân cầu lông, khu vực tập thể dục…
Công ty CP Xi măng Sông Gianh đóng góp xi măng xây dựng sân thể thao cộng đồng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn với các hạng mục được thiết kế phù hợp cho nhiều nhóm tuổi khác nhau Tại riêng xã Tiến Hóa, Xi măng Sông Gianh đã trao 10 tấn xi măng và 50m3 đá xây dựng đoạn đường từ Đường quốc lộ 12 vào trụ sở Công an xã; trao 15 tấn xi măng hỗ trợ các gia đình hộ nghèo của xã xây dựng nhà ở kiên cố, khang trang hơn; trao 30 tấn xi măng và 50m3 đá cho thôn Cương Trung C để xây dựng công trình công cộng; bàn giao cáng cứu thương hỗ trợ cho trạm y tế xã...
“Những đóng góp này xuất phát từ cam kết không ngừng của chúng tôi trong việc mang lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân Quảng Bình và Việt Nam. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì những hoạt động này song hành với việc phát triển kinh doanh tại đây”, ông Nguyễn Văn Thành khẳng định.
Công ty CP Xi măng Sông Gianh trở thành công ty thành viên của SCG - tập đoàn công nghiệp hàng đầu ASEAN từ năm 2017.
Công ty đã tạo việc làm cho hơn 500 lao động với thu nhập bình quân đạt gần 10,7 triệu đồng/người/tháng cũng như liên tục đóng góp cho ngân sách của tỉnh Quảng Bình.
Ngọc Minh
">Xi măng Sông Gianh ủng hộ Quảng Bình 300 triệu đồng phòng chống dịch Covid
- Ý kiến được đưa ra tại tọa đàm Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại,chiều 7/11. Ba diễn giả gồm Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính, Tiến sĩ Nguyễn Quang, Thạc sĩ Phạm Minh Quân bàn về các không gian sáng tạo ở thủ đô.
Theo các nhà nghiên cứu, nhiều bảo tàng trong nước có nguồn tư liệu phong phú, quý báu. Chẳng hạn, Bảo tàng Hà Nội hiện lưu giữ 70.000 tài liệu hiện vật, tư liệu nhiều giai đoạn, từ thời đồ đá cho đến hiện đại. Tuy nhiên, nguồn tài sản này bị giảm giá trị vì không được nhiều người biết đến.
Họa sĩ Xuân Bính cho biết từng chứng kiến nhiều trường tổ chức cho học sinh đến bảo tàng một cách "phản cảm": "Có những lúc 10, 20 xe khách cùng đỗ xuống, các cháu ùa vào một lúc rồi đi ra. Thậm chí không có ai hướng dẫn học sinh". Họa sĩ đánh giá cách làm này không hiệu quả. Vì thế, trên giấy tờ, số lượng khách là thiếu niên đến thăm có thể đông, nhưng không thực chất.
Ông nêu thêm việc nhiều họa sĩ, ban quản lý các bảo tàng chưa quan tâm đến việc thiết kế không gian trưng bày đẹp, đặc sắc, thu hút người xem. Đa số chỉ có những phòng trưng bày cố định, hết họa sĩ này đến họa sĩ khác cùng triển lãm trong không gian giống hệt nhau.
Họa sĩ cho rằng khán giả tương lai của các bảo tàng là giới trẻ, người nước ngoài. "Người xem phải có cảm giác thích thú, muốn được chụp ảnh. Từng chi tiết nhỏ từ cổng vào, toilet đều cần đẹp đẽ, tươm tất. Ngoài ra, vấn đề con người cũng cần được phát triển. Khách đến tham quan cần được tiếp đón, hướng dẫn", ông nói.
Nhận định, soi kèo Alaves vs Celta Vigo, 3h00 ngày 28/1: Ưu thế sân nhà
- CLB "Thiện từ tâm" gồm những gương mặt quen thuộc được yêu mến của làng giải trí Việt như Chúng Huyền Thanh, Jay Quân, siêu mẫu Quỳnh Hoa, Á hậu Lý Kim Thảo, nhóm nhạc For7, Á hậu Ngọc Vân... Những ngày qua, CLB đã cùng nhau chia sẻ tình yêu thương tới những người nghèo tại TP.HCM.
Kenbi Khánh Phạm chuẩn bị đồ uống tặng người dân ở TP.HCM. Do tình tình dịch bệnh Covid-19 và những đợt giãn cách xã hội, Yan My cũng như nhiều người bạn của mình đã có những ngày dài sống tĩnh lặng.
Cô chia sẻ: "Tôi đã sống chậm lại, biết quan tâm đến sức khoẻ của bản thân, chăm sóc nhiều hơn cho mẹ và gia đình. Nhất là trong đợt dịch này, tôi xót xa vô cùng khi nhìn hình ảnh Sài Gòn yêu thương đang gồng gánh chống dịch bệnh".Được biết, Yan My sinh tại Hà Nội và thành danh từ các cuộc thi dành cho tuổi teen khi cô bắt đầu 17 tuổi, sau đó là những bộ phim truyền hình. Nhưng thành công nhất chính là quãng thời gian 5 năm Nam tiến của Yan My.
Yan My luôn coi TP.HCM là quê hương thứ 2 của mình. Cô chịu ơn mảnh đất này đã cho cô nhiều cơ hội để cống hiến năng lực và tuổi trẻ.
Thời gian này, Yan My đang ở Hà Nội nên không thể di chuyển vào TP.HCM. Cô đã chủ động dành số tiền làm thêm từ việc bán hàng online nhờ Kenbi Khánh Phạm chuyển thành những phần quà thiết thực cho người dân như các suất ăn, nước hoa quả, nước sâm... tới những người vô gia cư, người khó khăn tại TP.HCM.Những suất ăn, thực phẩm gửi đến nhà chùa, người dân ở TP.HCM. CLB "Thiện từ tâm" đã đặt mua rau, củ quả sạch từ Đà Lạt và chia thành từng phần gửi tặng người dân trên các tuyến phố thuộc các quận Bình Thạnh , Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Phú, Quận 1, Quận 5, Quận 4...
CLB chia thành nhiều nhóm với nhiều khung giờ khác nhau để đi phát quà.
Kenbi Khánh Phạm xúc động nói, khi chứng kiến những người dân giữa thành phố ngủ màn trời chiếu đất, anh xót xa vô cùng.
"Khi đi ngang bệnh viện Quận 4 thoáng thấy những chiếc áo xanh, chúng tôi xin gửi ít cháo và quà tới các y bác sĩ trực đêm. Không ngờ đúng lúc đó, một vị bác sĩ nói có mấy bệnh nhân lớn tuổi đang không có đồ ăn giữa đêm và bảo chúng tôi gửi đồ ở bàn tiếp nhận. "Đúng lúc" - thật sự đúng lúc những hộp cháo nóng, quả trứng gà luộc, hộp xôi, hộp sữa... lại có giá trị lớn như vậy", Kenbi Khánh Phạm chia sẻ.
Yan My và Kenbi Khánh Phạm tại một sự kiện. Được biết, đến nay CLB "Thiện từ tâm" đã phát hơn 500 phần quà tới những người vô gia cư ngoài đường phố.
Yan My cùng nhóm thiện nguyện nghệ sĩ đều cầu mong tình hình dịch bệnh giảm dần và mọi người chung tay góp sức vượt qua đại dịch này.Tình người là thứ rực rỡ nhất nơi tuyến đầu chống dịch
Khi bạn làm việc tại nhà trong kỳ giãn cách, ngoài kia có rất nhiều bác sĩ, y tá... ngày đêm điều trị cho F0, rất nhiều tình nguyện viên miệt mài hỗ trợ người dân trong khu phong toả.
">Yan My và nhóm nghệ sĩ mua thực phẩm tặng người dân TP.HCM
Người Sài Gòn đùm bọc nhau trong đại dịch. Ảnh: Nguyễn Sơn Mạng xã hội rất ảo nhưng tình cảm lại chân thành
Đợt sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 là một bài toán khó đối với Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới do biến thể khôn lường của chủng Delta. Chúng ta đang phải đối mặt với thực tế: mỗi ngày có cả ngàn ca nhiễm mới! Cả nước xót xa vì Sài Gòn khi lực lượng y tế quá tải, không còn đủ giường cho các bệnh nhân. Ngay lập tức, hơn 6.000 y bác sĩ trên khắp cả nước được huy động lên đường dập dịch... Và tới nay, vẫn còn rất rất nhiều nhân viên y tế, tình nguyện viên... tình nguyện xin lên tuyến đầu chống dịch.
Mới đây thôi, dòng tin nhắn đáng yêu của đôi vợ chồng trẻ đều làm bác sĩ được chia sẻ rầm rộ trên mạng. Họ "giành" nhau để lên đường vào tâm dịch dù cả hai đều xác định đã đi là khả năng lây nhiễm rất cao. Rồi có chàng bác sĩ ở TP.HCM không những đang ở trong tâm dịch mà còn điều hành từ xa sạp rau 0 đồng hỗ trợ người dân trong khu phong tỏa.
Và còn rất rất nhiều những câu chuyện dễ thương, ngọt ngào khiến cơn sóng dữ trong dịch bệnh như êm đềm hơn... Đó là anh chàng Minh Râu từ chối lợi nhuận dăm ba triệu mỗi ngày để bán rau đúng giá và thậm chí còn bớt rất nhiều, rồi tặng không cho người dân khó khăn ở khu phong toả. Hay gần đây nhất là câu chuyện ông bố ra đường giữa đêm để mua bình oxy cứu con.
Con trai anh Lê Đình Vân mắc bệnh u gan nguyên bào, phải truyền hóa chất để chữa bệnh và thường xuyên phải thở bằng bình oxy để duy trì sự sống. Biết rõ việc ra đường sau 18h có thể bị phạt nhưng vì tính mạng của con, anh Vân không thể không làm.
Chia sẻ với tổ tuần tra lưu động của Đội CSGT - TT Công an Quận Tân Bình (TP.HCM), anh Lê Đình Vân kể: "Biết nếu ra đường vào giờ này có thể bị phạt nhưng tôi quyết đi vì sợ con tôi không qua khỏi nếu thiếu oxy"... Những câu nói này khiến ai cũng phải lặng người xót xa. Và ngay trong đêm 26/7, các cuộc gọi đến anh Lê Đình Vân dồn dập. Chưa bao giờ, anh Vân nhận được nhiều tình cảm, sự san sẻ từ những người lạ không biết tên nhiều đến như vậy.
F0 rơi lệ bởi tấm lòng bác sĩ
Ảnh: Trương Thanh Tùng Câu chuyện được chia sẻ trong một bài báo trên VietNamNet khiến nhiều người bất ngờ. Anh L.T. - một F0 ở TPHCM từng đứng ngồi không yên vì sợ bệnh của mình chuyển nặng, không có người thân ở bên chăm sóc sẽ rất cực và có ý định bỏ trốn khỏi bệnh viện để về nhà.
"Ngày đêm chứng kiến các y bác sĩ, lực lượng hậu cần tại bệnh viện phải làm việc vất vả, tôi đã bình tĩnh lại. Tôi nhận ra, dù phải cách ly ở bệnh viện, nhưng sự quan tâm của các y bác sĩ cũng ấm áp như một gia đình. May mắn, tôi đã gạt bỏ ý định bỏ trốn, nếu hành động sai lầm, trốn ra ngoài sẽ có nguy cơ lây dịch bệnh cho người thân và cộng đồng", L.T. chia sẻ trong ngày xuất viện.
Tâm thư của một bệnh nhân đang điều trị Covid-19 tại TP.HCM cũng khiến nhiều người xúc động: "Ở nơi tôi điều trị, tiếng ho sặc sụa, tiếng máy thở bíp bíp... Những ngày nằm viện, từ đáy lòng, tôi thương các y bác sĩ rất nhiều. Họ thật sự quá mệt, hy sinh quá nhiều cho bệnh nhân. Bác sĩ, điều dưỡng có khi quá giờ cơm vẫn chưa được ăn nhưng sẵn sàng đứng thật lâu để dỗ dành bón từng thìa nước, ngụm cháo cho bệnh nhân. Chứng kiến cảnh này, nước mắt người đàn ông cứ thế chảy ra. Bác sĩ là chỗ dựa cuối cùng cho bệnh nhân mà chỉ những người như tôi mới thấy được trái tim từ họ".
Anh cũng nhắn nhủ những ai chưa mắc Covid-19: Xin hãy chấp hành quy định của Chính phủ, Bộ Y tế... để đội ngũ y tế đỡ vất vả bởi "sức người có giới hạn nhưng họ đã vượt quá xa rồi".
Những ngôi sao đi vào tâm dịch
Trái ngược với câu chuyện sao Việt bị bóc phốt "om" tiền từ thiện, lộng ngôn gây ồn ào trên mạng xã hội, Quyền Linh đội mưa vác gạo tới các hẻm bị chăng dây, Trương Ngọc Ánh lụi hụi trong bếp nấu hàng trăm suất ăn gửi tới đội ngũ y bác sĩ, hoa hậu H'Hen Niê, MC Đại Nghĩa... đi chợ hỗ trợ các hộ dân trong khu phong toả... cứ âm thầm lan toả nguồn năng lượng tích cực.
Không ngại vất vả, hiểm nguy, dàn sao quyết tâm đi tới từng nhà, vào từng con hẻm để giúp đỡ người dân. Như Quyền Linh chia sẻ trên trang cá nhân: "Hôm nay mình đi vào tận những con hẻm của Sài Gòn sâu hun hút, càng đi càng thấy thương cho những hoàn cảnh đã khó nay lại càng khó hơn. Sài Gòn đã thấm mệt, không bao giờ ai có thể nghĩ rằng Sài Gòn bệnh nặng như thế… thương Sài Gòn đứt ruột đứt gan".
Ca sĩ Thái Thuỳ Linh lặn lội từ Hà Nội và TP.HCM chung vai góp sức cùng đồng nghiệp và các tình nguyện viên trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19. Ca sĩ Phương Thanh, Hoàng Phi Kha, Hoa hậu Mai Phương Thuý... không ngại ngần bất cứ việc gì, nào hỗ trợ các bác sĩ hướng dẫn người dân lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin rồi nấu cơm, cắt tóc...
Mai Phương Thuý chia sẻ: "Thúy rất thương các y bác sĩ. Khi xem tin tức hoặc chứng kiến trực tiếp các y bác sĩ làm việc hăng say, không có thời gian nghỉ ngơi, thậm chí kiệt sức vì khối lượng công việc quá lớn, mới thấm thía câu nói 'Lương y như từ mẫu".
Còn Phương Thanh thì bộc bạch: “Lúc đầu tính đi làm tình nguyện viên vài ngày thôi, giờ đi hơn 1 tháng rồi và chắc sẽ đi hết dịch mới về. Tất cả cảm xúc ở các nơi chúng tôi đến đều thể hiện trong im lặng, lắng vào lòng, tự hiểu cái tình vì nhau, cùng nhau trong lúc này quý giá đến nhường nào”.
Đúng vậy, tình người nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 hoá ra lại là nơi rực sáng đẹp đẽ nhất, khiến chúng ta có niềm tin vào tương lai hơn bao giờ hết! Dịch bệnh nào rồi cũng đi qua, chỉ còn tình người ở lại bên nhau.
Hoa Bằng
Bác sĩ lên đường chống dịch, nhờ mẹ quản lý sạp rau 0 đồng
Thấy người dân thiếu rau, củ, nam bác sĩ quyết định mở sạp rau 0 đồng. Khi tình hình dịch bệnh căng thẳng, anh tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch, giao sạp rau lại cho mẹ ở nhà quản lý, điều hành.
">Tình người là thứ rực rỡ nhất nơi tuyến đầu chống dịch
- Trong số mới nhất của chương trình Gõ cửa thăm nhà tập đặc biệt, MC Thúy Nga đã ghé thăm nhà của ca sĩ - diễn viên Phùng Ngọc Huy để khán giả có góc nhìn cận cảnh và chân thật về cuộc sống của anh tại Mỹ.
Đây cũng là lần hiếm hoi Phùng Ngọc Huy trải lòng về chuyện nghề, chuyện đời và hé lộ ước mơ lớn nhất khi mưu sinh tại Mỹ trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn - tích cóp đủ tiền để đoàn tụ cùng con gái.
Ca sĩ Phùng Ngọc Huy “Bé Lavie (con gái của Phùng Ngọc Huy và cố ca sĩ Mai Phương) hiện tại được hai cô bảo mẫu chăm sóc rất tốt. Ước mơ của em là vẫn muốn Lavie ở Mỹ. Hy vọng sắp tới em sẽ may mắn về được Việt Nam, rồi hai cha con cùng qua Mỹ. Em cũng thích chở bé đi học, dù vất vả, em vẫn muốn có được sự vất vả đó", ông bố này chia sẻ.
Được biết, để có thể cho con gái một cuộc sống ổn định và đầy đủ, Phùng Ngọc Huy vẫn đang cố gắng hằng ngày, hằng giờ để kiếm tiền nơi đất khách quê người.
Trong ấn tượng của MC Thúy Nga, Phùng Ngọc Huy là một người hiền lành, ít nói nên khi biết anh đang mưu sinh bằng nghề livestream bán hàng - một nghề cần sự hoạt ngôn, nữ MC khá bất ngờ. Đến thăm nhà nam ca sĩ, Thúy Nga không khỏi choáng ngợp trước căn phòng dành riêng để bán hàng online với gần 200 món ăn vặt.
“Lần đầu tiên bán em còn ngại lắm, tại trước giờ chỉ biết đi hát thôi. Sau này, mình cũng có những cách để thuyết phục khách mua. Thích vừa được bán hàng vừa được hát nên em đầu tư dàn âm thanh rất “ngon”. Em bán thì ít mà hát thì nhiều", anh hài hước chia sẻ.
Phòng bán hàng ăn vặt online của anh. Phùng Ngọc Huy sang Mỹ định cư khi sự nghiệp đang phát triển ở Việt Nam, đã dần có tên tuổi trong lòng khán giả. Khoảng thời gian để thích nghi với cuộc sống nơi đất khách quê người không hề dễ dàng với nam ca sĩ. Điều khiến anh day dứt nhất có lẽ là nhớ nghề, nhớ sân khấu. Nhưng nhờ sự chịu khó, chăm chỉ, cuộc sống của anh cũng dần ổn định.
“Qua đây, em sốc tới nỗi không dám xem Facebook vì xem Facebook sẽ thấy mọi người đang hoạt động nghệ thuật, còn mình ở đây làm lại từ đầu. Thời gian đầu em đi bán mỹ phẩm, không biết chạy xe nên đi xe đạp, từ chỗ thuê phòng ở ra chỗ làm là 15-20 phút. Vào mùa đông, em cứ chạy 5 phút là dừng lại, chà hai tay vào nhau cho ấm lại.
Nam ca sĩ kể về những vất vả ngày đầu mưu sinh trên đất Mỹ. Thời điểm đó rất vất vả nhưng khiến em trân trọng cuộc sống hơn. Khi qua đây, em cũng không còn suy nghĩ là một người nổi tiếng nữa. Mình phải cố gắng tự lập hết, trưởng thành hơn. Ở Việt Nam, em bị lệ thuộc ba mẹ quá nhiều", anh trải lòng.
Nam ca sĩ cho biết, hiện tại vì dịch nên việc đi hát có phần khó khăn. Anh cảm thấy mình vẫn rất may mắn khi có công việc bán đồ ăn online, đủ để trang trải cuộc sống và lo cho những người thân.
Trước khi tạm biệt nam ca sĩ, MC Thúy Nga gửi lời nhắn nhủ: “Em là một người sống bản năng, chính vì điều này cuộc đời sẽ nhiều thăng trầm. Chị rất mong em sẽ có cuộc sống hạnh phúc, gặp nhiều may mắn và điều quan trọng là được đoàn tụ với con gái”.
Lê Phương
Nghệ sĩ phải bán nhà, xe trong 'sóng thần' Covid-19
Nhiều nghệ sĩ tại Mỹ đã phải đối mặt với các vấn đề về tài chính và tâm lý khi dịch Covid-19 bùng phát. Thậm chí, có người còn phải bán đi cả nhà và xe.
">Qua Mỹ định cư, Phùng Ngọc Huy đạp xe đi bán mỹ phẩm để mưu sinh