Trao đổi ngoại giao với Trung Quốc từ những ngày đầu của chính quyền ông Biden đã khiến nhiều đồng minh khó chịu, song giới chức Mỹ tin rằng mối liên hệ trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là cách tốt nhất để ngăn chặn quan hệ giữa hai nước bị xoáy sâu vào mâu thuẫn, theo hãng tin Reuters.

{keywords}
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp ông Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống Mỹ, bên trong Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Ảnh: Reuters

Reuters dẫn nguồn từ hai quan chức thạo tin tiết lộ, do đại dịch Covid-19, Washington định tổ chức một cuộc gọi video giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung trong tháng 11, dù các kế hoạch vẫn đang trong giai đoạn bàn thảo.

Họ cho biết thêm, một chương trình nghị sự có thể sẽ không được thiết lập cho đến sau khi Mỹ tham vấn với các đồng minh, bao gồm tham vấn tại hội nghị G20 ở Rome (Italia) vào tuần tới và một hội nghị của Liên Hợp Quốc về khí hậu tại Glasgow (Scotland) sau đó. Tổng thống Biden sẽ tham gia cả hai diễn đàn, còn Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến không tới dự.

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến là sự kiện rất quan trọng, vì Mỹ-Trung đang mâu thuẫn về rất nhiều vấn đề, từ nguồn gốc của đại dịch Covid-19 đến kho vũ khí hạt nhân ngày càng mở rộng của Trung Quốc. Cho đến nay, đội ngũ của Tổng thống Biden vẫn không kỳ vọng nhiều sẽ đạt được kết quả cụ thể. Họ cũng chưa tiết lộ nội dung chương trình nghị sự của cuộc họp.

"Chúng tôi vẫn đang lên kế hoạch chi tiết cho cuộc họp song phương trực tuyến, và chưa có gì để xem trước vào lúc này", một quan chức Nhà Trắng cấp cao trao đổi với hãng tin Reuters.

Trong khi đó, các nguồn thạo tin giấu tên nói rằng tự thân cuộc họp sẽ là một kết quả quan trọng, với hy vọng nó có thể mang đến sự ổn định cho những gì Washington khẳng định là một cuộc cạnh tranh chiến lược lâu dài.

Trong tháng này, hai bên đã họp ở Thụy Sĩ và nhất trí tổ chức hội nghị trực tuyến vào cuối năm. Khi đó, một quan chức Mỹ cho biết, mục tiêu tiếp xúc trực tiếp ở cấp lãnh đạo là đặt các mối quan hệ vào "đường hướng mang tính xây dựng" hơn nữa.

Susan Thornton, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách châu Á hiện làm việc tại Viện Brookings, nhận định hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung sẽ giúp chỉnh sửa khoảng trống liên lạc và đặt nền móng cho các mối quan hệ vốn vẫn đang trong "vòng xoáy đi xuống". "Đó không hẳn là một kết quả, nhưng nó ngăn mọi thứ trở nên tồi tệ hơn", bà bình luận.

Trong suốt cuộc chiến thương mại dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, phía Trung Quốc đã tìm kiếm ưu thế bằng cách cho rằng chính Mỹ mới là phía muốn đàm phán. Giờ đây, chính quyền ông Biden đang cố gắng chứng tỏ Mỹ là cường quốc có trách nhiệm.

Khác với cách tiếp cận độc lập của ông Trump đối với chính sách Trung Quốc, ông Biden đưa ra chiến lược huy động các đồng minh cũng như các đối tác ở châu Âu và châu Á để tăng đòn bẩy đối với Bắc Kinh.

David O'Sullivan, cựu Đại sứ EU ở Washington, nhận định với Reuters rằng các đồng minh châu Âu của Mỹ "rất lo ngại" quan hệ Mỹ - Trung không được quản lý phù hợp, họ có thể bị kéo vào một cuộc xung đột. "Đó là thông điệp mà mọi người đang gửi tới chính quyền này. Tôi nghĩ họ hiểu điều đó, và đây có thể là một trong những lý do khiến họ tiếp cận (Trung Quốc)".

Thanh Hảo  

Trung Quốc cam kết mở cửa thêm, Mỹ nói 'vẫn chưa thấy thay đổi'

Trung Quốc cam kết mở cửa thêm, Mỹ nói 'vẫn chưa thấy thay đổi'

Trung Quốc đang trải qua một cuộc chiến thương mại với Mỹ xoay quanh những cáo buộc rằng Bắc Kinh không chơi công bằng.

" />

Điều Washington muốn từ hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Mỹ

Trao đổi ngoại giao với Trung Quốc từ những ngày đầu của chính quyền ông Biden đã khiến nhiều đồng minh khó chịu,ĐiềuWashingtonmuốntừhộinghịthượngđỉnhtrựctuyếnMỹlịch âm tháng này song giới chức Mỹ tin rằng mối liên hệ trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là cách tốt nhất để ngăn chặn quan hệ giữa hai nước bị xoáy sâu vào mâu thuẫn, theo hãng tin Reuters.

{ keywords}
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp ông Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống Mỹ, bên trong Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Ảnh: Reuters

Reuters dẫn nguồn từ hai quan chức thạo tin tiết lộ, do đại dịch Covid-19, Washington định tổ chức một cuộc gọi video giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung trong tháng 11, dù các kế hoạch vẫn đang trong giai đoạn bàn thảo.

Họ cho biết thêm, một chương trình nghị sự có thể sẽ không được thiết lập cho đến sau khi Mỹ tham vấn với các đồng minh, bao gồm tham vấn tại hội nghị G20 ở Rome (Italia) vào tuần tới và một hội nghị của Liên Hợp Quốc về khí hậu tại Glasgow (Scotland) sau đó. Tổng thống Biden sẽ tham gia cả hai diễn đàn, còn Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến không tới dự.

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến là sự kiện rất quan trọng, vì Mỹ-Trung đang mâu thuẫn về rất nhiều vấn đề, từ nguồn gốc của đại dịch Covid-19 đến kho vũ khí hạt nhân ngày càng mở rộng của Trung Quốc. Cho đến nay, đội ngũ của Tổng thống Biden vẫn không kỳ vọng nhiều sẽ đạt được kết quả cụ thể. Họ cũng chưa tiết lộ nội dung chương trình nghị sự của cuộc họp.

"Chúng tôi vẫn đang lên kế hoạch chi tiết cho cuộc họp song phương trực tuyến, và chưa có gì để xem trước vào lúc này", một quan chức Nhà Trắng cấp cao trao đổi với hãng tin Reuters.

Trong khi đó, các nguồn thạo tin giấu tên nói rằng tự thân cuộc họp sẽ là một kết quả quan trọng, với hy vọng nó có thể mang đến sự ổn định cho những gì Washington khẳng định là một cuộc cạnh tranh chiến lược lâu dài.

Trong tháng này, hai bên đã họp ở Thụy Sĩ và nhất trí tổ chức hội nghị trực tuyến vào cuối năm. Khi đó, một quan chức Mỹ cho biết, mục tiêu tiếp xúc trực tiếp ở cấp lãnh đạo là đặt các mối quan hệ vào "đường hướng mang tính xây dựng" hơn nữa.

Susan Thornton, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách châu Á hiện làm việc tại Viện Brookings, nhận định hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung sẽ giúp chỉnh sửa khoảng trống liên lạc và đặt nền móng cho các mối quan hệ vốn vẫn đang trong "vòng xoáy đi xuống". "Đó không hẳn là một kết quả, nhưng nó ngăn mọi thứ trở nên tồi tệ hơn", bà bình luận.

Trong suốt cuộc chiến thương mại dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, phía Trung Quốc đã tìm kiếm ưu thế bằng cách cho rằng chính Mỹ mới là phía muốn đàm phán. Giờ đây, chính quyền ông Biden đang cố gắng chứng tỏ Mỹ là cường quốc có trách nhiệm.

Khác với cách tiếp cận độc lập của ông Trump đối với chính sách Trung Quốc, ông Biden đưa ra chiến lược huy động các đồng minh cũng như các đối tác ở châu Âu và châu Á để tăng đòn bẩy đối với Bắc Kinh.

David O'Sullivan, cựu Đại sứ EU ở Washington, nhận định với Reuters rằng các đồng minh châu Âu của Mỹ "rất lo ngại" quan hệ Mỹ - Trung không được quản lý phù hợp, họ có thể bị kéo vào một cuộc xung đột. "Đó là thông điệp mà mọi người đang gửi tới chính quyền này. Tôi nghĩ họ hiểu điều đó, và đây có thể là một trong những lý do khiến họ tiếp cận (Trung Quốc)".

Thanh Hảo  

Trung Quốc cam kết mở cửa thêm, Mỹ nói 'vẫn chưa thấy thay đổi'

Trung Quốc cam kết mở cửa thêm, Mỹ nói 'vẫn chưa thấy thay đổi'

Trung Quốc đang trải qua một cuộc chiến thương mại với Mỹ xoay quanh những cáo buộc rằng Bắc Kinh không chơi công bằng.