您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Bà mẹ trẻ ở Sài Gòn sở hữu 2 vườn rau xanh mướt khiến ai nhìn cũng mê mẩn
NEWS2025-02-01 15:55:25【Kinh doanh】5人已围观
简介Sở hữu 2 vườn rau với nhiều mô hình trồng khác nhau,àmẹtrẻởSàiGònsởhữuvườnrauxanhmướtkhiếnainhìncũngtin thời tiết mới nhấttin thời tiết mới nhất、、
Sở hữu 2 vườn rau với nhiều mô hình trồng khác nhau,àmẹtrẻởSàiGònsởhữuvườnrauxanhmướtkhiếnainhìncũngmêmẩtin thời tiết mới nhất chị Nguyễn Thùy (Q9, TP HCM) vẫn dành thời gian chăm chút mỗi ngày để khu vườn luôn ngập tràn hoa trái, rau xanh.
Dành toàn bộ hai khoảng sân thượng và phần nóc trên mái, chị Thùy đã tạo nên vườn rau xanh tốt với tổng diện tích khá ấn tượng, 120m². Khoảng sân thượng được chị trồng rau quả theo phương pháp thổ canh truyền thống. Phần diện tích trên mái được chị mới thiết kế hệ thống Aquaponic để trồng thêm nhiều loại rau trái phục vụ nhu cầu thực phẩm sạch cho gia đình.
Chân dung người phụ nữ sở hữu 2 vườn rau ai nhìn cũng mê. |
1. Vườn rau sân thượng áp dụng cách trồng rau thổ canh truyền thống
Khoảng sân thượng trồng rau thổ canh nhà chị Thùy. Một góc sân thượng trồng rau quả. Chị Thủy thiết kế giàn để trồng các loại rau ăn quả. |
Chị Thùy cho biết, cũng vì tình trạng thực phẩm bẩn, không an toàn, không rõ nguồn gốc được bày bán khắp nơi, chị lại là người khá "kỹ tính" trong việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình. Bên cạnh đó, chị cảm thấy vui vẻ hơn, bình yên hơn sau mỗi ngày bận rộn, chị lại được tận tay chăm sóc những gốc rau, gốc cây trên sân thượng nhà mình mỗi ngày. Chị Thùy chia sẻ, ban đầu chị chỉ muốn tạo một không gian xanh tươi trên sân thượng nên chị trồng vài chậu cây ăn quả. Tuy nhiên, càng trồng càng ham, chị lại tiếp tục trồng rau. Nhìn thành quả lao động, chăm sóc sớm khuya phát triển tươi tốt, chị lại cảm thấy có thêm nhiều động lực để trồng rau. Từ 60m² trên sân thượng, chị tiếp tục tận dụng 60m² trên mái để thử sức với mô hình Aquaponic.
Chào chị Thùy, chị có thể cho biết động lực nào giúp chị có được vườn rau xanh tốt như hiện tại?
- Chào bạn, mình là người rất thích cỏ cây, hoa lá. Mình trồng cây để tạo khoảng không gian xanh tươi cho gia đình. Hơn nữa khi thực phẩm không an toàn đang bán khắp nơi, mình muốn trồng thêm các loại rau quả để yên tâm hơn khi nấu ăn cho gia đình. Nhìn những người thân được khỏe mạnh, được ăn những bữa rau mát lành chính là động lực giúp mình trồng rau và chăm rau mỗi ngày.
Chị đã trồng rau được mấy năm rồi? Thời gian đầu chị trồng những loại rau quả gì?
- Mình bắt đầu trồng rau từ năm 2010. Thời gian đầu mình thường trồng những loại rau ăn lá như mồng tơi, rau cải, xà lách, dền, đay... Sau khi những loại rau ăn hàng ngày lên tươi tốt, có thêm nhiều kinh nghiệm, mình lại tiếp tục trồng các loại cây cần nhiều sự chăm sóc kỹ lưỡng như bầu, bí, dưa... Hiện tại mình khá chủ động và tự tin khi chăm sóc và thử trồng các loại giống mới.
Thiết kế giàn kiên cố nên chị Thùy trồng đa dạng các loại cây leo giàn. Một lần thu hoạch rau. Chị Thùy còn tận dụng hàng rào khung sắt làm giàn leo cho mướp đắng. Giàn mướp sai trĩu quả. Bí đao. Bầu canh. |
Để rau tươi tốt, chị thường trộn đất gồm những thành phần dinh dưỡng gì?
- Để rau phát triển tươi tốt, hạn chế sâu bệnh, điều quan trọng nhất là khâu chuẩn bị đất trồng và xử lý đất. Đầu tiên đất trồng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Mình chọn cách mua đất đỏ từ Đồng Nai lên, sau đó trộn thêm với tro trấu, bịch nấm thải ra sau khi trồng nấm và phân bò. Ngoài ra, mình còn tự ủ rau rác nhà bếp để làm phân hữu cơ bón cho cây. Để rác phân hủy tốt, mình "nhờ" sự hỗ trợ của trùn quế và ruồi lính đen. Ngoài bổ sung các thành phần dinh dưỡng cho đất, mình còn xử lý đất khá cẩn thận trước khi gieo trồng.
Rau càng cua Rau hẹ. Dọc mùng. Khế. Quả chín trĩu cành. |
Xử lý đất khá kỹ như vậy, rau chị trồng có bị sâu bệnh không?
- Rầy rệp là kẻ thù của các loại rau, chúng thường làm cho rau bị héo lá và tàn rất nhanh. Rầy rệp còn hạn chế khả năng ra hoa, ra quả của các loại rau ăn quả. Tuy nhiên, xử lý đất tốt nên mình ít gặp rầy, rệp hại rau. Khi trồng rau hữu cơ, dù ở mô hình, phương pháp nào đều có sâu bệnh. Giờ ăn của sâu thường là 22h đến 5h.
Cà chua trồng trên tháp rau. Chị Thùy sử dụng tháp để trồng được nhiều rau hơn. Tháp rau tươi tốt. Sân trên nóc được đặt thêm 2 tháp rau. |
Chị có thể chia sẻ kinh nghiệm trồng các loại cây leo giàn như bầu, bí, mướp?
- Cách trồng các loại cây leo giàn như bầu, bí, mướp cũng không có gì đặc biệt. Mình thường trồng ở những chậu có bầu rộng, nhiều đất, nhiều chất dinh dưỡng. Cần chú ý việc bổ sung đất dinh dưỡng định kỳ để cây nhanh tươi tốt. Đặc biệt, cần chú ý trộn đất từ ban đầu là quan trọng nhất. Hơn nữa, khi cây đã bắt đầu leo giàn, mình thường ngắt ngọn để cây đẻ nhiều nhánh giúp cây ra nhiều hoa và sai quả hơn.
Chanh trĩu quả quanh năm. |
2. Vườn trên mái áp dụng phương pháp Aquaponic hiện đại
Toàn bộ phần mái chị trồng rau theo mô hình Aquaponic, chị có thể cho biết thêm về cơ chế hoạt động của mô hình này? Lợi ích của mô hình này so với thổ canh?
- Bên cạnh sân thượng trồng rau sạch bằng phương pháp thổ canh, mình còn trồng rau ở trên mái với mô hình Aquaponic, một hệ thống tích hợp giữa việc trồng rau và nuôi cá. Mình cũng mới áp dụng mô hình này chưa được lâu nhưng qua quá trình trồng, mình thấy hệ thống này mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Đó là không cần sử dụng đất, giảm tải trọng cho sân thượng, không cần thời gian chăm bón và cũng không cần nhiều kiến thức về nuôi trồng. Hàng ngày chỉ cần lên cho cá ăn 2 - 3 lần, bắt sâu, xịt rầy nếu thấy xuất hiện và đợi ngày thu hoạch. Mình thường gieo hạt trồng rau thẳng vào các lỗ trồng rau nên cũng khá nhàn.
Chị mới thiết kế hệ Aquaponic để trồng rau nuôi cá, chị thấy mô hình này có tiện lợi hơn so với trồng rau thủy canh không?
- Mình thấy mô hình này cũng có khá nhiều ưu điểm, mình chỉ việc lên cho cá ăn. Hệ thống hoàn toàn tự động. Chỉ mất công gieo trồng và đợi ngày thu hoạch. Mỗi một phương pháp đều có ưu và nhược điểm nên mình đã tách hai mô hình riêng biệt để thuận tiện cho việc chăm sóc.
Sân thượng 60m² trên mái. Thiết kế theo hệ Aquaponic. Thu hoạch rau trên mái. Rau tươi tốt Rau muống. Dưa leo. Rau cần. Hồ nuôi cá để duy trì vườn rau năng suất tốt theo mô hình Aquaponic. |
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện hữu ích này. Chúc chị trồng được thật nhiều rau cho gia đình.
Theo Trí thức trẻ
很赞哦!(4519)
相关文章
- Nhận định, soi kèo nữ Necaxa vs nữ Pumas UNAM, 7h00 ngày 28/1: Khách lấn chủ
- Ông Biden tuyên bố Israel và Hezbollah đồng ý với đề xuất ngừng bắn của Mỹ
- 10 dấu hiệu bạn đang có cuộc hôn nhân hoàn hảo
- Bài toán sushi, cơm cuộn có kết quả là bao nhiêu?
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Goztepe, 23h00 ngày 26/1: Quá khó cho tân binh
- Cô gái phát hiện mình bị 'cắm sừng' chỉ qua bức ảnh bạn trai gửi
- Bí quyết làm món vịt khìa nước dừa ngọt béo
- Hành trình tìm cha của những đứa trẻ ra đời nhờ tinh trùng hiến tặng
- Nhận định, soi kèo Punjab vs Jamshedpur, 21h00 ngày 28/1: Khó cho khách
- Không phải là định kiến, thực tế hàng hóa ở sân bay rất đắt!
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Taawoun vs Al
- Sau một năm làm việc vất vả, những người con, đặc biệt là những người làm việc xa nhà ai cũng mong nhớ và tất bật mua sắm, tìm kiếm những món quà Tết ý nghĩa dành tặng ông bà, cha mẹ với mong muốn cầu mong cho cha mẹ, ông bà sức khỏe dồi dào để vui vầy bên con cháu. Xu hướng tặng quà cho Tết năm nay không cần phải “độc lạ”, đắt tiền hay “visual” bắt mắt mà ưu tiên hàng đầu là tốt cho sức khỏe và hợp túi tiền.
Tết 2021 là cái Tết đặc biệt với người Việt. Mọi người “ăn Tết”, “chơi Tết” trong điều kiện “bình thường mới”, khi mọi thói quen trong cuộc sống, công việc, học tập hay tiêu dùng đều thay đổi.
Bối cảnh Covid-19 đưa người trẻ gắn kết với các giá trị gia đình nhiều hơn (ảnh minh họa TNO). Với giới trẻ, đặc biệt là gen Z, năm 2020 đi qua không còn những buổi lập hội “rave” quẩy tung mỗi tuần. Thay vào đó, những lần “lockdown”, “cách ly xã hội” hay “work form home” khiến người trẻ có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình và tạo ra sự gắn kết nhiều hơn, trân trọng nhiều hơn tới giá trị gia đình.
Nếu như trước đây, người trẻ sống là phải “chất” với xu hướng dịch chuyển, hiện đại và tiện nghi thì sau một năm dịch bệnh, với họ bây giờ sống là phải khỏe và hạnh phúc. Hạnh phúc là sống tối giản, đi dạo, chuẩn bị bữa tối cùng gia đình, tự tay chọn một món quà ý nghĩa biếu cha mẹ vào mỗi dịp lễ, Tết.
Với người trẻ hiện nay, gia đình mới là điều quan trọng nhất. “Điều quan trọng nhất trong năm mới là mong gia đình mình được bình an, ba mẹ luôn mạnh khỏe”, Lan Hồng, một gen Z tại TP.HCM tâm sự. Những ước mong dường như là hiển nhiên trong “điều kiện bình thường” lại trở thành nỗi khát khao của người trẻ trong thời điểm hiện nay.
Những biến động trong năm qua khiến người trẻ như sống chậm lại, yêu thương và quan tâm nhiều hơn tới các giá trị gia đình. Họ thể hiện sự tri ân cha mẹ bằng những hành động cụ thể như việc lựa chọn món quà tốt cho sức khỏe cho gia đình trong ngày Tết.
Báo cáo “Think consumet health” của goolge cho biết có hơn 55% người được hỏi sẽ tặng quà sức khỏe cho người thân trong dip Tết năm nay. Tại các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội, hàng loạt các chủ đề về lựa chọn quà Tết cho gia đình, bạn bè thu hút hàng ngàn lượt thảo luận. Trong đó nổi bật nhất là kinh nghiệm “tay hòm chìa khóa” chọn quà đảm bảo “healthy và balance” được sự quan tâm nhiều nhất.
Huyền Trang, sinh năm 2020 chia sẻ: “Năm nay mình chọn quà Tết cho gia đình là thức uống giải khát tốt cho sức khỏe, vừa giúp hạn chế bia rượu trong các buổi tiệc, vừa thanh lọc cơ thể khi sử dụng quá nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ trong ngày Tết. Những thức uống này không chỉ hợp túi tiền mà còn rất tiện lợi, dễ dàng mua ở bất cứ đâu”.
Những thức uống giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe được đóng chai tiện lợi đang được người trẻ lựa chọn dành cho gia đình trong ngày Tết. Thị trường quà Tết năm nay không còn quá quá đa dạng về chủng loại, nhất là những mặt hàng cao cấp nhập ngoại như mọi năm mà tập trung vào các sản phẩm từ đặc sản địa phương, nông sản, trái cây, đến nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên để bắt nhịp xu hướng tiêu dùng vừa tốt cho sức khỏe, vừa đảm bảo túi tiền.
Có thể thấy, trong điều kiện “bình thường mới” hiện nay, những món quà tốt cho sức khỏe đang là xu hướng chủ đạo của thị trường, được người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ lựa chọn để trao tặng cho gia đình, tri ân cha mẹ sau một năm đầy khó khăn để hướng tới một năm mới mạnh khỏe, vui tươi và nhiều may mắn hơn.
Thế Định
">Quà Tết cho gia đình trong bối cảnh bình thường mới
- Chiều 18/12, hội nghị “Liên kết phát triển du lịch Lai Châu - Hà Nội” được tổ chức tại Hà Nội.
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các điểm đến hấp dẫn, cũng như nắm bắt được những khó khăn, thách thức của ngành du lịch tỉnh Lai Châu.
Ruộng bậc thang Lai Châu. Ảnh: Hải Hà Lai Châu có nhiều tài nguyên để phát triển du lịch như: Thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ và bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo của 20 dân tộc cùng sinh sống.
Đây là tiềm năng, lợi thế để du lịch Lai Châu phát triển. Tuy nhiên cần được đầu tư khai thác có hiệu quả và bền vững.
Hội nghị cũng tập trung bàn các giải pháp kích cầu, thu hút khách giữa các địa phương nhằm phát triển du lịch Lai Châu nói riêng và liên kết phát triển du lịch Lai Châu - Hà Nội nói chung.
Trong đó tập trung vào các giải pháp liên kết xúc tiến quảng bá, tổ chức các đoàn Famtrip và xây dựng các sản phẩm du lịch mới, điểm đến mới, giới thiệu với các nhà đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh của du lịch Lai Châu.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: "Để phát triển tiềm năng, lợi thế và khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển du lịch ở Lai Châu, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu khóa XIV (2020-2025) đã xác định: Phát triển du lịch là một trong 10 nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó tập trung xây dựng chương trình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc gắn với mục tiêu phát triển du lịch, từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là điểm đến an toàn, hấp dẫn vùng Tây Bắc, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp, bền vững và hội nhập".
Ông Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu. UBND tỉnh Lai Châu cũng đưa ra 4 mong muốn trong hội nghị.
Một là, tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch về việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
Hai là, Sở Du lịch Hà Nội và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm về quản lý du lịch, trao đổi thông tin, hỗ trợ du lịch Lai Châu trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Hai bên cùng nhau xây dựng các chương trình quảng bá chung tại các sự kiện văn hóa – du lịch lớn trên toàn quốc.
Ba là, Hiệp hội Du lịch Lai Châu và Hà Nội, thường xuyên trao đổi, xây dựng mối liên kết hợp tác, tạo sân chơi cho các doanh nghiệp du lịch hai bên cùng liên kết hợp tác, xây dựng các tour du lịch để giới thiệu, chào bán ra thị trường trong thời gian tới.
Bốn là, đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, tỉnh Lai Châu luôn luôn chào đón, mời gọi các đơn vị lên khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư với phương châm “Doanh nghiệp phát tài, Lai Châu phát triển”.
Ông Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Tại hội nghị, ông Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chia sẻ, việc tăng cường, hợp tác phát triển du lịch Lai Châu - Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng, đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung giữa 2 địa phương và cả nước.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị các hiệp hội du lịch, câu lạc bộ du lịch và cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội cùng các địa phương tiếp tục đồng hành, hưởng ứng tích cực các hoạt động phát triển du lịch do 2 tỉnh, thành phố triển khai.
Hội nghị “Liên kết phát triển du lịch Lai Châu - Hà Nội” là một trong các hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Ngày Văn hóa Lai Châu tại Hà Nội”.
Đây là sự kiện do UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 18 đến 20/12), với chủ đề “Rực rỡ sắc màu Lai Châu". Địa điểm tổ chức tại khu vực không gian Nhà Bát Giác, phố đi bộ và bờ hồ Hoàn Kiếm.
“Ngày Văn hóa Lai Châu tại Hà Nội” năm 2020 là cơ hội để quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh về miền đất, con người Lai Châu; các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc; các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản đặc sản địa phương đến với nhân dân Thủ đô, du khách trong và ngoài nước, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Sự kiện còn tạo cơ hội kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp, công ty lữ hành, đơn vị, cá nhân đến hợp tác phát triển sản phẩm nông sản, ẩm thực, văn hóa, du lịch Lai Châu, góp phần mở rộng thị trường khách du lịch; đẩy mạnh kích cầu du lịch, tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các tỉnh khu vực Tây Bắc, hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch chất lượng độc đáo, hấp dẫn và thân thiện.
Thiếu nữ Lai Châu. Các hoạt động bao gồm: Lễ hội đường phố; trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của tỉnh Lai Châu với hơn 20 gian hàng giới thiệu, cung cấp sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản địa phương và trải nghiệm văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian Lai Châu…
Hoạt động trải nghiệm văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian Lai Châu sẽ có một số nội dung như:
Tái hiện không gian văn hóa các dân tộc Thái, H'Mông, Lự… trình diễn văn nghệ dân gian; trình diễn nghề thủ công truyền thống: nghề dệt dân tộc Lự, chế tác và sử dụng đàn tính dân tộc Thái, kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của người H'Mông; trải nghiệm các trò chơi dân gian: ném pao, tó má lẹ, rồng ấp trứng…
Chuyển đổi số du lịch “check in” đánh thức báu vật của Lai Châu
Sìn Hồ được xem là báu vật của Lai Châu. Nơi đây chưa được đầu tư khai thác du lịch nên gần như giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ.
">Hội nghị 'Liên kết phát triển du lịch Lai Châu
- Ngày 22/10, tiến sĩ, bác sĩ Lâm Văn Hoàng, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết vết thương của ông Tùng loét nông, chưa ảnh hưởng đến các mô sâu và xương. Xung quanh vết loét là các mảng da dày sừng do quá trình viêm kéo dài. "Đây là vết thương mạn tính hình thành trên nền bệnh bọng nước tiểu đường", bác sĩ Hoàng nói, thêm rằng bệnh nhân đã chăm sóc vết thương không đúng kỹ thuật như sờ liên tục, thay băng sai cách, bôi dung dịch sát khuẩn không đúng làm tổn thương mô hạt.
Mô hạt là mô liên kết mới có chứa các mạch máu cực nhỏ và nguyên bào sợi cơ phát triển tại vị trí vết thương trong quá trình chữa lành. Mô hạt bị tổn thương phá hủy cấu trúc da, phá vỡ hàng rào tự vệ dẫn đến tổn thương vùng xung quanh.
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Puebla , 06h00 ngày 26/1: Chủ thắng trận, thua kèo
- ">
Bắt lỗi phim cổ trang Hàn, bạn có thể không?
- Hành trình 1 tháng dọc miền Trung
10h đêm 29/10, anh Nguyễn Quân Dũng (SN 1984, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cùng anh Nguyễn Văn Hương (SN 1995), người bạn đồng hành, vẫn trên chiếc xe tải di chuyển từ tỉnh Quảng Ngãi sang Quảng Nam.
Họ vừa kết thúc một ngày tặng tiền, hỗ trợ cho người dân ở huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) và ngày 30/10, họ bắt đầu hỗ trợ vùng sạt lở của tỉnh Quảng Nam.
Anh Dũng cứu trợ tại vùng lũ. “Hai anh em chưa ăn gì. Giờ này, các quán hàng đều đã hết cơm. Bữa ăn gần nhất của chúng tôi là vào trưa nay, với 2 chiếc bánh mì”, anh Dũng nói.
Hành trình cứu trợ người dân các tỉnh vùng lũ của anh Dũng bắt đầu cách đây gần 1 tháng. 6h tối hôm đó, thấy mạng xã hội phát đi những thông điệp kêu cứu từ miền Trung, anh Dũng kêu gọi quyên góp 300 thùng mì. Anh sẽ trực tiếp mang vào vùng lũ để cứu đói cho bà con.
1h sau thời điểm kêu gọi, số mì trên vẫn chưa đủ nhưng anh Dũng cùng 2 người em nữa vẫn quyết định mượn chiếc xe tải của họ hàng và lên đường ngay trong đêm.
Họ trải tấm nệm cũ làm giường ngay trên xe tải. Hành trang của anh là 3 bộ quần áo xếp vội và hơn 100 thùng mì tôm sau chiếc xe tải.
Trong suốt những tuần sau đó, số lương thực, thực phẩm các mạnh thường quân nhờ anh gửi đến vùng lũ ngày càng tăng lên. Người đàn ông sinh năm 1984 đã trao 300 thùng lương khô, 30 tấn gạo, 15 nghìn thùng mì tôm… đến vùng lũ.
‘Thời điểm ban đầu, người dân cần được cứu đói nên chúng tôi hỗ trợ về lương thực. Nhưng hiện một số vùng lũ rút, chúng tôi chuyển sang hỗ trợ tiền mặt. Bà con cần tiền để sửa mái nhà, mua lại cái bát, nồi, đôi đũa… bị lũ cuốn trôi.
Hiện, tôi đã huy động được trên 2 tỷ đồng. Với gia đình quá khó khăn, số tiền hỗ trợ sẽ là 10 triệu; gia đình ít thiệt hại hơn số tiền sẽ dưới 10 triệu’, anh Dũng nói.
Bà cụ ngoài tuổi 80 bị cô lập suốt 3 ngày tại Quảng Bình. “Nhìn bà con vùng lũ chỉ muốn rơi nước mắt’, anh nói về những người dân đã được anh hỗ trợ.
Đó là trường hợp một bà cụ khoảng 85 tuổi bị cô lập tại Quảng Bình. Suốt 3 ngày, bà nhịn đói. Nơi bà ở thuyền không thể vào, anh Dũng ôm 2 thùng mì bơi vào sau khi nhận được thông tin từ người dân.
“Vào trong nhà, tôi thấy bà cụ đang ngồi trên một tấm gỗ bắc trên nóc nhà. Trên tay bà ôm một con chó nhỏ. Nhận thùng mì từ tay tôi, bà khóc. Tôi cũng khóc”, anh nói.
Gia đình nhận mì tôm sau nhiều ngày bị cô lập. Anh cũng cứu trợ cho 1 gia đình khác gồm 5 người ở tỉnh này suốt 4 ngày bị đói vì lũ cô lập.
Gia đình rất khó khăn, người vợ bị suy thận. Khi đó, nước đã rút nhưng gia đình họ bị trôi hết đồ đạc, cũng không có tiền để mua đồ ăn.
“5 người ngồi trên giường nhận thùng mì, bẻ ra ăn sống. Nhà không còn gì, tôi lại hỗ trợ họ thêm 1 triệu đồng. Còn có những cụ già, phải thả dây thừng xuống để chúng tôi buộc lương khô, kéo lên. Những cảnh đó khiến tôi ám ảnh”, anh kể.
'Chúng tôi sẽ đi cho đến ngày lũ rút'
Đoàn của anh Dũng gồm 3 người nhưng một người em sức khỏe kém đã phải về nhà, không thể tiếp tục hành trình. Anh Dũng và anh Hương thay nhau lái xe tải chạy dọc vùng lũ.
Được người dân cho một tấm nệm cũ, họ trải lên thùng xe tải để làm chỗ ngả lưng. Đêm xuống, khi không thể chạy xe, họ tranh thủ tạt vào các cây xăng, chợp mắt. 5h sáng, họ dậy đánh răng, rửa mặt và tiếp tục lên đường.
Dọc đường đi, người lái xe, người còn lại gọi điện cho bạn bè ở vùng lũ nhờ mua hàng hóa và khảo sát địa điểm cần cứu trợ.
“Nhờ vậy, đến điểm đó, chúng tôi bốc hàng và đi luôn, tiết kiệm thời gian. Thật may, biết chúng tôi đi hỗ trợ bà con, rất nhiều người đã ủng hộ”, anh nói.
Anh nhớ bữa cơm ở Đồng Hới, Quảng Bình. Vừa ăn xong, chuẩn bị lên đường, người chủ quán vội đưa cho anh Dũng một triệu đồng. Qua mạng xã hội, họ biết anh đang đi hỗ trợ các vùng lũ nên muốn nhờ anh chuyển tới tay người dân.
Anh cũng nhận được những túi hoa quả, chai nước lọc, cân giò lụa… do bà con dúi vào tay để ăn trên đường đi.
Trên đường đi, anh Dũng cũng gặp không ít sự cố. Chuyến cứu trợ đầu tiên tại huyện Phong Nha (Quảng Bình), anh cùng 6 người trên chiếc thuyền chở 700 thùng mì cho người dân.
Đó là một điểm bị cô lập, thuyền phải đi hơn 2h đồng hồ mới vào đến nơi. Gặp dòng nước xoáy, tưởng thuyền lật nhưng thật may mắn, họ thoát chết.
Người dân được nhận tiền để sửa chữa nhà và tái sản xuất. Lần thứ 2 cứu trợ tại Lệ Thủy, Quảng Bình, lúc thuê thuyền đưa 20 người dân lên vùng cao tránh lũ, anh bị rơi mất chiếc điện thoại.
“Nhưng sợ nhất là xe hỏng, phải dừng sửa mất thời gian. Vì vậy ngày 28/10, gặp người tài xế cũng đi cứu trợ vùng lũ bị tai nạn trên quốc lộ 1 (địa phận Quảng Bình), tôi chẳng nghĩ gì nhiều, bế anh ấy đến thẳng bệnh viện.
Tài xế là Lê Văn Nam (32 tuổi) bị văng khỏi xe, đầu và người va đập vào dải phân cách, mất nhiều máu. Biết anh trên đường đi cứu trợ vùng lũ về và đã hết sạch tiền, tôi hỗ trợ anh 5 triệu đồng”.
Anh Dũng chia sẻ, anh là một nông dân, kiếm sống trên 5 sào ruộng. Thỉnh thoảng, anh làm thêm chụp ảnh đám cưới, sự kiện. Vợ anh chăn thêm gà, vịt để phụ chồng nuôi 4 người con (3 trai, 1 gái).
“Ngày trước, nhà tôi cũng nghèo lắm. Giờ, ngồi bên bữa cơm đầy đủ hơn, nhìn thấy ti vi phát hình ảnh những người nghèo, tôi thương đến thắt lòng. Nên 15 năm nay, tôi luôn tìm cách hỗ trợ những người có hoàn cảnh như mình trước đây”.
Gần 1 tháng xa nhà, thường xuyên phải ăn bánh mì, lương khô… anh Dũng bị giảm 5kg. “Giờ chỉ thèm nhất một bữa cơm nóng ở nhà”, anh chia sẻ.
Người Đà Nẵng tất bật đón tiếp, nấu cơm cho hàng trăm bà con trú bão
Nhiều nhà riêng, nhà nghỉ, khách sạn… ở Đà Nẵng đã trở thành chốn ăn, ở miễn phí cho người dân trong cơn bão số 9.
">Người đàn ông 30 ngày lái xe tải dọc miền Trung cứu trợ vùng lũ
- Tình yêu không tuổi
Đến bây giờ, Lưu Xuân Đức (20 tuổi, quê tỉnh Kon Tum) vẫn chưa hết bất ngờ khi bộ ảnh chụp cảnh bố mẹ đùa vui trong vườn cà phê của mình trở nên nổi tiếng.
Dù được đăng tải lại sau một năm thực hiện, bộ ảnh về bố mẹ của Đức vẫn khiến trái tim người xem tan chảy. (Ảnh nhân vật cung cấp). Bộ ảnh ghi lại loạt khoảnh khắc tình tứ của đôi vợ chồng với phông nền là vườn cà phê đang vào mùa thu hoạch. Dưới tán cà phê xanh mướt, đôi vợ chồng ở tuổi xế chiều hồn nhiên đùa vui, trao cho nhau nụ cười lấp lánh niềm hạnh phúc.
Được biết, nhân vật trong bộ ảnh là vợ chồng ông Lưu Thanh Sơn (63 tuổi) bà Vũ Thị Duyệt (52 tuổi, cùng ngụ huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum). Mỗi bức ảnh là một khoảnh khắc tình tứ vô cùng đáng yêu của ông bà.
Trong trang phục lao động giản dị, ông Sơn luôn nắm chặt đôi tay người bạn đời. Cả hai cùng nhau tạo dáng dưới tán cây, đùa vui cùng những trái cà phê chín đỏ… Thỉnh thoảng, ông lại đặt lên má bà nụ hôn nhẹ nhàng.
Xuyên suốt bộ ảnh, ánh lên từ phông nền xanh mướt màu núi rừng cao nguyên là nụ cười hạnh phúc của đôi vợ chồng. Khoảnh khắc tình tứ, hồn nhiên của ông bà khiến người xem lạc quan, tin tưởng vào tình yêu đích thực.
Đùa vui cùng những trái cà phê chín đỏ. (Ảnh nhân vật cung cấp). Xuân Đức cho biết, hai nhân vật chính trong bộ ảnh là bố mẹ của mình. “Đây là bộ ảnh thứ hai tôi chụp bố mẹ. Bộ này tôi chụp từ năm ngoái rồi. Thật bất ngờ, sau một năm, tôi đăng tải lại lên mạng, bộ ảnh vẫn được mọi người đón nhận”, Xuân Đức nói.
Không chỉ đón nhận, cư dân mạng còn rất xúc động và ngưỡng mộ tình yêu không tuổi của 2 nhân vật chính. Nhiều người còn cho rằng, khi xem bộ ảnh, họ cảm thấy hạnh phúc được lan tỏa.
Trong khi đó, sau khi xem những bức ảnh do chính con trai của mình ghi lại, ông Sơn bà Duyệt vô cùng hạnh phúc. Ông bà cứ ngắm mãi những bức hình rồi trầm trồ ngợi khen. “Nhìn bố mẹ cười hạnh phúc, tôi biết rằng, bố mẹ vui và ủng hộ tôi nhiều hơn trên con đường tôi đã chọn”, Đức nói trong xúc động.
Đức cũng cho biết, sau khi biết bộ ảnh được cư dân mạng đón nhận, ông bà rất vui và hãnh diện. Đức kể: “Thấy bạn bè, cư dân mạng khen, bày tỏ cảm xúc về bộ ảnh, bố mẹ tôi vui lắm. Ông bà cứ xem ảnh, đọc lời khen rồi cười tủm tỉm với nhau. Được người lạ chúc sức khỏe, ngưỡng mộ, ông bà hãnh diện và vui mấy ngày liền”.
Trải nghiệm tuyệt vời
Khi thực hiện bộ ảnh, Xuân Đức vừa mới tốt nghiệp THPT và đang trong quá trình học chụp hình. Hiện tại, Đức đã trở thành một nhiếp ảnh gia và mở một tiệm ảnh nho nhỏ tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Bộ ảnh ghi lại khoảnh khắc tình tứ đầy đáng yêu của đôi vợ chồng tại vườn cà phê của gia đình. (Ảnh nhân vật cung cấp). Đức nói, đây không phải là lần đầu tiên cậu chụp bố mẹ. Trước đó, Đức từng chụp ảnh bố mẹ đang làm vườn ở nhà. “Bộ ảnh này cũng tạo được hiệu ứng khá tốt. Đó là động lực để tôi thực hiện bộ ảnh thứ hai này. Thật bất ngờ, lần chụp này lại được nhiều người đón nhận đến vậy”, Xuân Đức kể thêm.
Bộ ảnh thứ hai được Đức thực hiện vào mùa thu hoạch cà phê năm ngoái. Cậu nói, chính tình yêu của bố mẹ dành cho nhau là động lực thúc đẩy tôi thực hiện bộ ảnh.
Đức chia sẻ, bố mẹ cậu thương nhau lắm. Thường ngày, cả hai vẫn hay trò chuyện, tìm cách trêu đùa nhau để cả hai cùng có “những trận cười sảng khoái”. “Bố mẹ cũng có tuổi rồi nhưng teen lắm. Cả hai hay trêu rồi giỡn với nhau”, Đức kể.
Đức cũng cho biết, bố mẹ dành tình cảm cho nhau không giống như những người cùng tuổi. Dù vẫn giận nhau nhưng chỉ ít phút, ông bà lại làm lành.
Dù góc máy nào, người xem cũng cảm nhận được, ông bà luôn trao cho nhau một tình yêu to lớn. (Ảnh nhân vật cung cấp). “Từ lâu, tôi đã muốn ghi lại tình cảm của bố mẹ. Thế rồi ý tưởng chụp ảnh bố mẹ thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống đời thường đến với tôi. Gia đình tôi làm nông, gắn bó với cây cà phê từ rất lâu nên tôi lên ý tưởng chụp bố mẹ với cây cà phê để làm kỷ niệm”, Xuân Đức kể.
Vốn là người lạc quan, vui tính, khi được con trai đề nghị chụp ảnh, ông Sơn và vợ đồng ý ngay. Ông bà càng tỏ ra thích thú khi biết Đức chọn vườn cà phê làm địa điểm bấm máy.
Đức kể: “Việc để bố mẹ thể hiện tình cảm cho bức ảnh sống động, thể hiện được cảm xúc tưởng khó mà dễ. Bởi, thường ngày, bố mẹ vẫn thể hiện tình cảm với nhau như thế”.
“Khi chụp, tôi chỉ hướng dẫn bố mẹ tạo dáng trong một số kiểu thôi. Còn cảm xúc, tôi để bố mẹ tự nhiên. Do đó, cảm xúc của bố mẹ trong các bức ảnh đều rất tự nhiên, chân thật chứ không phải diễn, gượng ép”, nhiếp ảnh gia 20 tuổi vui vẻ nói.
(Ảnh nhân vật cung cấp). Với sự “hợp tác” đầy nhiệt tình của bố mẹ, Đức chỉ mất 2 tiếng đồng hồ để hoàn thành bộ ảnh khiến trái tim người xem tan chảy. Dù ở góc máy nào, người xem cũng cảm nhận được đôi vợ chồng luôn dành cho nhau một tình yêu to lớn.
Trong khi đó, Đức cho biết, chụp ảnh bố mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời. Đức nói: “Cảm xúc khi chụp ảnh cho bố mẹ thật khó tả bằng lời. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Chứng kiến khoảnh khắc bố mẹ vui vẻ, trao cho nhau nụ cười hạnh phúc, lòng tôi cứ lâng lâng”.
Thạc sĩ Việt lấy chồng Iran, ký cam kết hôn nhân trị giá 100 cây vàng
Hoài Anh sang Iran du học và gặp tình yêu lớn của đời mình. Khi làm đám cưới, cô được chồng đề nghị ký vào bản cam kết trị giá 100 cây vàng nếu ly hôn.
">Bộ ảnh 'tình tứ' ở vườn cà phê của vợ chồng Kon Tum khiến người xem thích thú