您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Nusantara Utd vs PSMS Medan, 14h50 ngày 30/1: Một mất một còn
NEWS2025-02-03 00:56:55【Ngoại Hạng Anh】2人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 30/01/2025 07:26 Nhận định bó chelsea vs tottenhamchelsea vs tottenham、、
很赞哦!(31415)
相关文章
- Nhận định, soi kèo FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1: Quỷ đỏ hoan ca
- Hơn 2.380 thửa đất ở Khánh Hòa bị dừng chuyển nhượng
- Diễn biến mới nhất vụ cô gái 21 tuổi tố cáo bị bác sĩ ung bướu xâm hại
- 4 yếu tố khiến trái tim sợ và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
- Nhận định, soi kèo Anderlecht vs Hoffenheim, 03h00 ngày 31/1: Khó cho cửa trên
- Trẻ 4 tuổi nôn ra máu tươi kèm con đỉa sau lần tắm suối
- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số chính thức hoạt động
- Đừng mong chồng đẹp trai, rất hại cho sức khỏe bạn đấy
- Soi kèo góc Man City vs Club Brugge, 3h00 ngày 30/1
- Người tiêu dùng đang quen dần với việc mua thực phẩm trên các sàn TMĐT
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói chuyện với cộng đồng doanh nghiệp tại một diễn đàn cuối năm 2020. Ảnh: Trọng Đạt VNPT là công ty viễn thông lâu đời nhất tại Việt Nam nên đổi mới sẽ khó khăn nhất. Nhưng doanh nghiệp khác con người ở chỗ có thể tái sinh. Nếu VNPT có thể tái sinh thì sẽ trở thành công ty viễn thông trẻ nhất. Một doanh nghiệp chỉ có thể trường tồn khi có khả năng tái sinh. Bởi vậy, câu chuyện tái sinh của VNPT là câu chuyện có ý nghĩa sống còn. VNPT đang trên con đường tái sinh mình. Nhưng các đồng chí cần nhận thức đây là sự tái sinh, không chỉ là tái cấu trúc. Trong sự tái sinh này, mô hình tổ chức chỉ là công cụ, nó thay đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh, có thể hôm qua đúng nhưng hôm nay cần làm ngược lại.
Sứ mệnh của một doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có lợi nhuận. Lợi nhuận là phép đo hiệu quả. Nhưng sau lợi nhuận sẽ là gì? Sau lợi nhuận là sứ mệnh. Sứ mệnh trước dân tộc mình. Sứ mệnh góp phần giúp Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Sứ mệnh tạo hạ tầng số, nền tảng số cho chuyển đổi số. Sứ mệnh đầu tư hạ tầng trước để Việt Nam bứt phá vươn lên. Một doanh nghiệp lớn cần một sứ mệnh lớn. Sứ mệnh của doanh nghiệp luôn phải gắn với sứ mệnh quốc gia. Chỉ có thế doanh nghiệp mới bền vững lâu dài.
Chuyển đổi doanh nghiệp viễn thông thành doanh nghiệp công nghệ số
Công nghệ viễn thông chuyển thành CNTT, rồi CNTT chuyển thành công nghệ số. 3 là 1. Chứ không phải 3 là 3. Hạ tầng, nền tảng, con người, dịch vụ phải chuyển dịch theo hướng số. Vẫn là một công ty, chứ không phải 3 công ty độc lập - một viễn thông, một CNTT và một công nghệ số. Việc tổ chức lại VNPT là sự chuyển đổi cả tập đoàn thành tập đoàn công nghệ số. Cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ CNTT và dịch vụ số trên cùng một hạ tầng, cùng một nền tảng, cùng một nguồn nhân lực. Dịch vụ số sẽ thay thế các dịch vụ viễn thông và CNTT. Dùng ca-nô 1.000 người công nghệ số để kéo cả con tầu 40.000 con người viễn thông là không thể. 40.000 người viễn thông phải chuyển dịch thành 40.000 người CNTT, và cũng 40.000 con người đó phải chuyển dịch thành người công nghệ số. Đó là logic đúng.
Chuyển đổi số doanh nghiệp viễn thông
VNPT muốn tạo hạ tầng cho chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, muốn tham gia dẫn dắt CĐS quốc gia thì đầu tiên, VNPT phải CĐS cho chính mình trước. Khó nhất của CĐS là thay đổi mô hình quản lý, mô hình kinh doanh, thay đổi tổ chức, con người và qui trình, sáng tạo dịch vụ mới trên nền tảng số - là các dịch vụ ngoài viễn thông. Tức là một sự thay đổi toàn diện (Transform). Sự thay đổi toàn diện này dựa trên công nghệ số. Những công nghệ số hàng đầu phải kể đến là Cloud, Big Data, IoT, AI. Thuận lợi lớn nhất để thay đổi toàn diện với tư cách là một công ty lớn là, VNPT đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất - giai đoạn “vật cùng tắc biến”. Thường thì đã thành công, đã lên đỉnh vinh quang thì rất khó thành công tiếp. Nhưng VNPT đã đi qua một vòng Thăng, Trầm. Và bây giờ là một vòng quay mới, lòng người đồng thuận, đó là Nhân hoà. Cái may mắn của VNPT là vòng quay mới này được hỗ trợ bởi một cuộc cách mạng công nghiệp mới, bởi các công nghệ mới mang tính đột phá, đó là Thiên thời. Viễn thông đã có một mảnh đất mới là hạ tầng của nền kinh tế số, đó là Địa lợi. Như vậy là Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà. Không có lý do gì để VNPT không CĐS thành công. Nếu không thành công thì chỉ là do Chủ tịch Phạm Đức Long thôi!
Công nghệ giúp con người đứng cao hơn
Khó nhất của CĐS là chuyển đổi con người. Khó nhất và lâu nhất là đào tạo nhân lực, nhất là khi tổ chức có hàng vạn người. Khó nhất là có được một nguồn nhân lực tương đối đồng đều. Nhưng công nghệ sinh ra là để con người đứng trên vai nó. Nếu chúng ta đưa sự xuất sắc của mô hình quản trị, mô hình kinh doanh, của qui trình, của công nghệ vào trong phần mềm, vào trong nền tảng, và đưa nhân viên của mình làm việc trên nền tảng đó, thì tức là chính nền tảng sẽ hướng dẫn nhân viên làm việc, hỗ trợ nhân viên làm việc, nâng tầm họ lên, mức tối thiểu của mỗi nhân viên sẽ là mức của nền tảng. Sẽ không cần nhiều công sức đào tạo như trước đây nữa. Lãnh đạo các tổ chức, các doanh nghiệp nếu có niềm tin này thì mới dám, mới có thể CĐS nhanh tổ chức của mình.
Đầu tư vào hạ tầng viễn thông thế hệ mới
Hạ tầng viễn thông Việt Nam đã từng ở top 50, nay tụt xuống top 100. Viễn thông đáng nhẽ phải đi trước, nhưng nay hạ tầng viễn thông lại xếp hạng sau kinh tế đất nước. Sau khi tập trung đầu tư mạnh cho hạ tầng, các doanh nghiệp đã dừng lại khai thác, tập trung vào cạnh tranh về giá, mà quên rằng, viễn thông là một ngành nếu dừng đầu tư là chết, vì công nghệ viễn thông, nhu cầu viễn thông liên tục thay đổi, với tốc độ nhanh nhất trong các ngành. Chúng ta đã có 2 giai đoạn đầu tư mạnh là những năm 1990, 2000, sau đó chững lại vào 2010. 2020 phải là một chu kỳ mới cho đầu tư hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, để tạo tiền đề cho CĐS. Doanh nghiệp viễn thông nói chung, VNPT nói riêng, đã đến lúc phải nhận lấy trách nhiệm trước đất nước để tạo ra một hạ tầng mới, hạ tầng viễn thông thế hệ mới, gọi là hạ tầng số. Hạ tầng này cần được đầu tư trước, ít nhất đưa Việt Nam vào top 50 về hạ tầng số, tạo tiền đề thúc đẩy CĐS quốc gia. Lịch sử ngành viễn thông đã chỉ ra, đầu tư mạnh vào hạ tầng viễn thông để dẫn dắt sự phát triển thì chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, lợi nhuận lớn hơn. Các doanh nghiệp viễn thông tụt lại phía sau đều là các doanh nghiệp không đầu tư mạnh cho hạ tầng, nhất là hạ tầng công nghệ mới.
Đổi mới viễn thông lần 2
Lần thứ nhất cách đây hơn 30 năm, là chuyển đổi thiết bị viễn thông từ thế hệ analog sang thế hệ số. Sau 30 năm, chúng ta đã giải quyết xong bài toán thông tin liên lạc cho toàn dân. Lần thứ hai này là chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng của nền kinh tế số. Thành nền tảng của kinh tế số. Một vài nền tảng có thể kể tên là: Nền tảng định danh số, nền tảng thanh toán số dựa trên Mobile. Đây là hai nền tảng căn bản nhất, đầu tiên nhất của kinh tế số, nhưng chỉ có nhà mạng mới có thể làm nhanh nhất, phổ cập nhất. Có thể coi đổi mới lần 2 này là sự chuyển dịch qui mô lớn nhất, thay đổi bản chất của ngành viễn thông, mở ra không gian mới vô cùng to lớn cho ngành viễn thông, lớn hơn rất nhiều lần không gian thông tin liên lạc. Ý nghĩa của ngành viễn thông đối với sự phát triển kinh tế của đất nước cũng vì thế mà lớn hơn rất nhiều. Cơ hội cũng lớn hơn rất nhiều. Thị trường cũng lớn hơn rất nhiều. Trách nhiệm cũng lớn hơn rất nhiều. Ngành viễn thông đảm nhận một sứ mệnh mới: Là hạ tầng, là nền tảng của một nền kinh tế Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Những bài học của cuộc đổi mới lần một sẽ vẫn còn đúng cho lần hai này, đó là: Hạ tầng phải đi trước và đi nhanh, công nghệ phải hiện đại, đi trong nhóm đầu của thế giới, quyết sách sáng suốt có tầm nhìn xa, huy động mọi nguồn lực của thị trường, điều hành quyết liệt, qua thử thách này mà hình thành một thế hệ cán bộ giỏi cho đất nước.
Không gian mới và thị trường của doanh nghiệp viễn thông thế hệ mới
Không gian mới là Cloud; là nền tảng của kinh tế số, như định danh số, thanh toán điện tử, ...; là nền tảng cung cấp phần mềm, công nghệ như dịch vụ: AI, IoT, phân tích dữ liệu, Blockchain, An ninh mạng; là các nền tảng CĐS ngành; là tư vấn các doanh nghiệp khác CĐS. Thị trường chính của các doanh nghiệp viễn thông thế hệ mới là kinh tế số, là xã hội số. Thị trường chính phủ số là quan trọng nhưng không phải thị trường chính. Nó quan trọng ở chỗ, giúp chính phủ đi đầu về CĐS là kéo theo cả đoàn tầu quốc gia CĐS. Đoàn tầu mới là thị trường lớn chứ không phải đầu tầu.
Tất cả là dịch vụ
Nhà mạng viễn thông có nghề cung cấp công nghệ như dịch vụ lâu đời nhất trong số các công ty công nghệ. Nhà mạng cũng là công ty công nghệ có kênh bán rộng khắp nhất, tới tận thôn bản, cũng là công ty công nghệ có nhiều nhân lực bán hàng và chăm sóc khách hàng nhất. Hãy tận dụng kinh nghiệm này, thế mạnh này để cung cấp cấp các giải pháp công nghệ số, các sản phẩm công nghệ số như là dịch vụ. Sẽ không ai có thể làm tốt hơn nhà mạng. Muốn thế, mạng lưới, tổ chức, con người của nhà mạng phải On-Demand, tức là phải được phân bổ linh hoạt theo yêu cầu. Mạng lưới phải được ảo hoá, phải dựa trên nền tảng Cloud, phải thông minh hoá và tự động hoá, để có thể trở thành nền tảng của nền tảng.
Trách nhiệm của doanh nghiệp nền tảng
Doanh nghiệp viễn thông là một doanh nghiệp nền tảng, tức là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho hàng chục triệu người. Doanh thu lớn, lợi nhuận lớn, vậy thì trách nhiệm phải rất lớn. Không thể vẫn để sim rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác. Không thể để các nền tảng khác chạy trên nền tảng của nhà mạng vi phạm pháp luật Việt Nam. Không chỉ ảnh hưởng đến an toàn, an ninh quốc gia mà còn là phiền nhiễu đến người dân. Nhà mạng có làm được không? Hoàn toàn làm được. Và nếu không làm thì chủ tịch, TGĐ doanh nghiệp sẽ bị kỷ luật. Quản lý nhà nước với nhà mạng sẽ không thể lỏng tay nữa. Nhưng tôi kêu gọi trách nhiệm của các doanh nghiệp nền tảng, trách nhiệm cá nhân của các chủ tịch, TGĐ các doanh nghiệp nền tảng.
Đi ra nước ngoài
Một quốc gia muốn vào top 30-50 thế giới thì phải đi ra thế giới, chinh phục thế giới, có đóng góp cho sự phát triển của thế giới, dẫn dắt khu vực và thế giới ở một số lĩnh vực. Và sự thật cho thấy, chỉ những quốc gia đi ra thế giới thì mới trở thành nước phát triển. Việt Nam xác định ngành ICT (Điện tử-Viễn thông-Công nghệ thông tin), ngành công nghệ số là mũi nhọn để đưa nước ta hùng cường thịnh vượng, thì các doanh nghiệp trong ngành không chỉ cạnh tranh trong nước, mà còn phải từ cái nôi Việt Nam đi ra nước ngoài và trở thành doanh nghiệp toàn cầu. VNPT chỉ có thể phát triển bền vững nếu có khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Thực hiện các định hướng mới của Bộ TT&TT, tôi đề nghị VNPT các nội dung sau
1)- Bám sát định hướng mới của Bộ TT&TT. VNPT cần nghiên cứu, bám sát các định hướng mới của Bộ TT&TT để thay đổi cho phù hợp, và phải trở thành một trong các nhân tố chính, tích cực nhất để hiện thực hoá các định hướng này. Nó không chỉ lợi ích cho ngành, cho đất nước, mà đầu tiên nó mang lại lợi ích lớn cho chính các đồng chí, vì đó chính là những xu hướng của ngành mà ai nhìn ra trước, làm trước và làm nhanh thì người đó sẽ thành công.
2)- Nhanh chóng chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số. Bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, phủ sóng 5G, mỗi người một máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang. Đầu tư hạ tầng Cloud. Phát triển các nền tảng (Platforms) về phần mềm, về IoT, AI, Big data, Blockchain và An ninh mạng, để cung cấp như một dịch vụ. Phát triển các nền tảng của kinh tế số: Định danh số, thanh toán điện tử, ...
3)- Phát triển các nển tảng phục vụ CĐS quốc gia. Cách nhanh nhất để đẩy nhanh CĐS là các nền tảng, nhất là các nền tảng cho từng ngành, từng lĩnh vực, như y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông, ... VNPT và các doanh nghiệp viễn thông có nhiều thuận lợi để phát triển các nền tảng này.
4)- Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất (NCSX) thiết bị viễn thông. Mục tiêu của Việt Nam chúng ta là làm chủ việc nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thiết bị hạ tầng viễn thông. Ra nhập nhóm 5 quốc gia sản xuất hầu hết thiết bị viễn thông. VNPT phải là doanh nghiệp tích cực trong định hướng này. Việc thành lập tổng công ty VNPT Technology hoạch toán độc lập để tập trung vào NCSX thiết bị là hướng đi đúng. Rộng hơn, VNPT Technology phải trở thành doanh nghiệp NCSX thiết bị điện tử viễn thông nói chung, như IoT, thiết bị y tế, thiết bị đầu cuối, ... Nhưng NCSX là cho thị trường ngoài VNPT, tỷ lệ ít nhất là trên 50%, chứ không phải để bán nội bộ. Rộng hơn nữa, VNPT phải làm chủ công nghệ xây dựng các nền tảng CĐS, các nền tảng của kinh tế số. Make In Vietnam phải là tự hào Việt Nam.
5)- Cạnh tranh và hợp tác. VNPT sẽ chỉ bền vững khi đi đều 2 chân này. Cạnh tranh để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành. Cạnh tranh để phải liên tục đi tìm không gian sinh tồn mới. Hợp tác để dùng chung hạ tầng. Hợp tác để các doanh nghiệp nhỏ có thể cung cấp dịch vụ mới trên hạ tầng của nhà mạng. Trong thời đại công nghệ số và CĐS, sẽ là vô vàn dịch vụ mới rất sáng tạo, không chỉ hàng trăm ngàn doanh nghiệp mà còn là hàng triệu người dân có thể sáng tạo ra, nhưng không thể tiếp cận khách hàng nếu không thông qua nhà mạng. Sự sáng tạo lớn nhất của VNPT có thể lại chính là không sáng tạo, mà là trở thành nền tảng để hàng triệu sự sáng tạo có thể đến với khách hàng. Cung cấp Open API là yêu cầu mới đối với VNPT và mọi nhà mạng.
6)- Một ban lãnh đạo đoàn kết và một người lãnh đạo hạt nhân xuất sắc, có sứ mệnh lớn lao, có khát vọng, có tầm nhìn đúng, dám đặt mục tiêu cao, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có cách tiếp cận độc đáo, đột phá và khả thi, luôn mang trong mình tinh thần việc 5 năm làm trong 1 năm sẽ là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định sự tái sinh thành công và bứt phá vươn lên của VNPT. Lựa chọn đúng lãnh đạo VNPT sẽ luôn là yếu tố quyết định. Khởi tạo một vòng quay mới, sứ mệnh mới, công nghệ mới, với các định hướng mới, mở không gian mới, nhận về mình những trách nhiệm mới, tôi và lãnh đạo Bộ TT&TT tin tưởng các đồng chí sẽ thành công trong sự dấn thân mới này. Và đây cũng là những nhiệm vụ mà Bộ, mà Ngành, mà Đất nước giao cho các đồng chí.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Chuyển đổi số và kinh tế số
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và kinh tế số được nhắc đến nhiều lần trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng. VietNamNet xin giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Đại hội.
Doanh nghiệp còn phải mang sứ mệnh giúp quốc gia
Các bệnh nhân hoại tử xương điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy Đối với 13 trường hợp bệnh nhân đã được điều trị, bệnh viện tiếp tục cho theo dõi định kỳ, tiếp tục thu thập dữ kiện diễn tiến bệnh để bổ sung vào dữ liệu nghiên cứu và can thiệp sớm nếu cần.
Sau quá trình thảo luận, Hội đồng chuyên môn đã đưa ra kết luận về nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm Covid-19, như sau:
Hoại tử xương sọ - mặt là một bệnh lý ít gặp và không phải là một bệnh lạ, có thể xảy ra trên bệnh nhân xạ trị vùng đầu mặt cổ, lạm dụng thuốc chống loãng xương Bisphosphonate, viêm cốt tủy xương hàm do nguyên nhân từ răng và nhiễm trùng máu, chấn thương sọ - mặt, các tình trạng viêm xoang hàm do nấm, do rối loạn chuyển hóa (bệnh Paget)...
Trong thời gian vừa qua, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy có ghi nhận chùm ca bệnh hoại tử xương sọ - mặt (24 trường hợp) trên bệnh nhân có tiền sử mắc Covid-19. Các ca bệnh này liên quan đến thiểu dưỡng cục bộ của xương sọ - mặt và bội nhiễm với nhiều nguyên nhân khác nhau, cần được nghiên cứu thêm.
Hội đồng chuyên môn đưa ra một số khuyến cáo sau:
Về các dấu hiệu lâm sàng gợi ý chẩn đoán sớm trên bệnh nhân có tiền sử mắc Covid-19, gồm sưng, đau sọ - mặt kéo dài; rò mủ trong miệng, ngoài mặt; nhiều răng lung lay bất thường; loét niêm mạc, lộ xương.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, thực hiện hội chẩn các chuyên khoa liên quan, chụp cắt lớp vi tính là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán sớm hoại tử xương sọ - mặt. Về điều trị, cần phối hợp các chuyên khoa liên quan; phẫu thuật loại bỏ các tổ chức hoại tử.
“Những người nếu có triệu chứng như trên cần chủ động đi khám. Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn các bệnh viện phải chăm sóc, chủ động đón tiếp điều trị hoặc chuyển tuyến đối với người bệnh. Người dân không nên quá lo lắng vì hiện nay chúng ta đã làm chủ được các kỹ thuật, phẫu thuật, chụp chiếu, xét nghiệm”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh nói thêm.
Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, Bệnh viện Chợ Rẫy công bố chùm ca bệnh gồm 11 trường hợp bị cốt tủy viêm xương, hàm mặt, xương sọ do nấm Candida, Aspergilus và vi trùng. Các ca bệnh ghi nhận chỉ trong vòng 2 tháng. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tại TP.HCM có 16 ca hoại tử hàm trên trong 5 tháng (3 ca nặng chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy).
Đặc điểm chung của các ca bệnh là từng mắc Covid-19 từ 6-8 tháng; bị đau hàm, đau răng, sưng mắt, viêm xoang. Khi vào Bệnh viện Chợ Rẫy, vùng xương sọ, xương hàm trên của bệnh nhân đã hoại tử nặng nề, phải phẫu thuật bóc toàn bộ xương chết. Nhiều bệnh nhân có mủ bám trên xương sọ, màng não hoặc ghi nhận có nấm.
Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, có 3 trường hợp được phẫu thuật thành công, điều trị kháng sinh, kháng nấm kéo dài và tái khám theo hẹn. 2 trường hợp trước đó đã tử vong do hoại tử xương nặng nề, suy tạng. Theo y văn thế giới, hiện có 80 ca bệnh tương tự được báo cáo tại Ấn Độ, Trung Quốc, một số quốc gia châu Á.
Ngọc Trang – Giao Linh
4 mục tiêu chiến lược vắc xin Covid-19 của WHOTổ chức Y tế thế giới ước tính, nếu cuối năm 2021, tất cả các quốc gia đạt bao phủ tiêm chủng vắc xin Covid-19 ở mức 40%, sẽ ngăn chặn khoảng 600.000 ca tử vong."> Chứng hoại tử xương sau Covid
Khối xương được ngâm trong dung dịch ni-tơ bảo quản lạnh 20 phút. Ảnh: Bệnh viện cung cấp Sau 3 đợt hóa trị, bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u xương ác tính, nạo bỏ toàn bộ khối u. Phần xương vừa cắt ra được ngâm trong dung dịch ni-tơ bảo quản lạnh 20 phút. Tiếp tục rã đông trong nhiệt độ phòng 15 phút và rã đông trong nước cất 10 phút.
Ê-kíp tiếp tục tái tạo lại lồi cầu ngoài bằng xương mào chậu kết hợp với xi măng. Xương sau khi tái chế được cấy ghép lại vào chân người bệnh. Các bác sĩ đã kết hợp xương bằng 2 nẹp vít, tái tạo lại dây chằng bằng chỉ siêu bền. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục phải hóa trị thêm 5 đợt và không ghi nhận biến chứng.
Theo bác sĩ Tuấn, người bệnh đã tự đi lại mà không cần dụng cụ hỗ trợ, khớp gối vận động gấp được 90 độ khi tái khám sau 3 tháng. Quan sát trên phim X-quang, bác sĩ nhận thấy đang liền xương và không thấy di căn.
Để bảo tồn chân cho bệnh nhân ung thư xương, ê-kíp sử dụng kỹ thuật đơn giản đông cứng khối u xương bằng ni-tơ, ghi nhận kết quả bước đầu khả quan.
Kỹ thuật này có thời gian điều trị phẫu thuật ngắn, bảo tồn được sụn khớp và dây chằng, không nhiễm trùng và tái phát tại chỗ, không phụ thuộc vào ngân hàng mô xương, chi phí rẻ cũng như không bị thải ghép sau cấy ghép lại. Nhược điểm là xương sau cấy ghép sẽ thoái hóa và giảm mật độ xương theo thời gian…
Phẫu thuật bảo tồn chi trong bệnh lý u xương ác tính rất khó khăn, đòi hỏi phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất trang thiết bị y tế chuyên dụng. Các bác sĩ phải đánh giá thật kỹ để quyết định phẫu thuật đoạn chi hay bảo tồn trên từng trường hợp là khả quan hơn.
“Việc bảo tồn chi giúp người bệnh tự tin và hy vọng vào cuộc sống, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ tuổi”, bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Ước mơ lắp chân giả của bé trai mắc bệnh ung thư xươngMắc bệnh ung thư xương, Trung Tiến phải cắt bỏ một bên chân. Cậu bé có ao ước duy nhất là lắp chân giả để đi lại bình thường như các bạn.">Đau khớp gối 2 tháng, chàng trai trẻ nhận kết quả ung thư xương
Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Esteghlal Khuzestan, 20h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
- Sau khi bài viết: “Mồ côi cha, mẹ bị nhiễm khuẩn máu, cậu bé suy tim không tiền chạy chữa” được đăng tải trên báo VietNamNet, gia đình chị Phạm Hoài Thu đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ bạn đọc.
Số tiền 29.275.000 đồng, tấm lòng của bạn đọc ủng hộ qua quỹ báo giúp đỡ em Mai Đức Hạnh được Báo VietNam Net chuyển đến tận tay gia đình.
Hội Chữ thập đỏ huyện Vũ Thư trao số tiền 29.275.000 đồng, tấm lòng của bạn đọc báo VietNamNet ủng gia đình chị Phạm Hoài Thu Sau khi sinh con thứ hai là cháu Mai Đức Hạnh năm 2007, đến năm 2010, chồng chị Thu làm công nhân cắt bìa các tông, trong lúc lao động không may bị máy chèn vào người.
Khi đưa tới bệnh viện tỉnh, anh được các bác sĩ phát hiện ra bệnh ung thư phổi. Đáng nói hơn, căn bệnh ở vào giai đoạn cuối. Do gia đình không có điều kiện, chồng chị Thu xin về nhà rồi qua đời sau đúng 1 tháng 8 ngày vật lộn cùng căn bệnh quái ác.
Chồng mất khi con lớn 5 tuổi, con út mới 3 tuổi, chị Thu đau khổ đến ngất lịm. Trở thành trụ cột gia đình, một mình chị đi làm công nhân may, kiếm chút tiền nuôi các con ăn học cùng mẹ chồng già yếu, mắt mờ chân chậm. Giữa lúc còn bộn bề khó khăn, năm 2019, chị Thu đi khám bệnh, phát hiện mình bị nhiễm khuẩn máu.
Dẫu vậy, tai ương vẫn cứ tiếp tục ập đến. Ngày 16/10/2020, em Hạnh bị ngất lâm sàng, co rút chân tay và sùi bọt mép. Tới Bệnh viện Tim Hà Nội, các bác sĩ kết luận cháu mắc chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, cần đeo máy trợ tim.
Cả hai mẹ con cùng mắc bạo bệnh, trong lúc gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ thì may mắn nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ bạn đọc báo VietNamNet
Ông Ngô Xuân Thảo, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình chia sẻ: “Thay mặt các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, tôi xin gửi lời cảm ơn đến báo VietNamNet cùng các nhà hảo tâm đã giúp đỡ gia đình chị Thu trong lúc khó khăn. Số tiền này sẽ tạo thêm động lực rất lớn cho mẹ con chị Thu có điều kiện chữa trị bệnh”.
Phạm Bắc
Mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, con gái lớn buộc lòng bỏ học
Bị bệnh ung thư và viêm gan B bủa vây cùng một lúc khiến chị Dư chới với. Trong lúc bế tắc nhất, chị vẫn phải gắng chống chọi một mình.
">Trao hơn 29 triệu đồng đến gia đình có 2 mẹ con mắc bạo bệnh
- Trường TH Nguyễn Thị Tốt (trước đây là Trường TH Vĩnh Hựu), xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang là một ngôi trường đã trải qua nhiều năm hoạt động, cơ sở vật chất xuống cấp và còn nhiều thiếu thốn.
Thấu hiểu sự khó khăn trong việc giảng dạy, cũng như điều kiện để các em học sinh được tiếp cận với giáo dục thời đại 4.0, chương trình “VietNamNet kết nối ước mơ” do Báo VietNamNet đã hỗ trợ nhà trường, kết nối với các doanh nghiệp để kêu gọi kinh phí mua 20 bộ máy vi tính, tương đương 200 triệu đồng.
Đại diện Báo VietNamnet và nhà tài trợ trao 200 triệu đồng cho Trường TH Nguyễn Thị Tốt. Ông Đặng Ngọc Chính - Đại diện Báo VietNamNet (phải) và thầy giáo Phạm Công Cẩn - Hiệu trưởng nhà trường. Đồng hành cùng chương trình của Báo VietNamnet lần này là Công ty cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam và Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long. Mỗi đơn vị tài trợ 100 triệu đồng
Ông Nguyễn Chí Thiện – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hựu chia sẻ với VietNamNet: “Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Gò Công Tây, cũng như sự chỉ đạo của Đảng ủy UBND xã, chất lượng giảng dạy trong nhà trường hằng năm có nâng lên, đáp ứng được nhu cầu giáo dục và đào tạo tại địa phương.
Trong thời gian qua, Phòng GD&ĐT và UBND xã rất chú trọng quan tâm về cơ sở vật chất cho nhà trường, tuy nhiên nguồn lực ở địa phương còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nay nhờ có sự giúp đỡ của Báo VietNamNet và các đơn vị tài trợ, giúp nhà trường có điều kiện trang bị 20 máy tính, thay mặt Đảng ủy UBND xã Vĩnh Hựu, tôi xin trân trọng cảm ơn”.
Đại diện Báo VietNamNet, đơn vị tài trợ đi tham quan trường học. Thư viện thân thiện còn khá đơn sơ, thiếu thốn. Trong buổi gặp gỡ, thầy giáo Phạm Công Cẩn – Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Thị Tốt bày tỏ sự xúc động khi nhận được sự quan tâm của Báo VietNamNet cùng các nhà tài trợ.
“Đại diện nhà trường, tôi xin hứa với các nhà hảo tâm là sẽ phục vụ đúng mục đích tài trợ. Nhà trường cũng luôn đặt mục tiêu đầu tư cho phòng học của các em học sinh trước, sau đó mới là phòng làm việc của các thầy cô giáo”, Thầy Phạm Công Cẩn khẳng định.
Khánh Hòa
Cám cảnh mẹ góa xin ăn 8 tháng, nuôi hy vọng cứu con trai tai nạn
Con trai không may gặp tai nạn, bị vỡ sọ, gãy chân trái. Cô Dương Thị Chính phải bán hết gà, lợn và chiếc xe máy cũ được 9 triệu đồng để đưa con đi viện.
">VietNamNet trao 200 triệu đồng để trang bị máy vi tính cho Trường TH Nguyễn Thị Tốt
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Phạm Hải Công nghệ số, chuyển đổi số (CĐS), kinh tế số, kỷ nguyên số là một quá trình nhiều thập kỷ. Là xu thế toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược. Thế giới vật lý đang được số hóa. Đời sống thực đang được ánh xạ vào không gian mạng (KGM). Quá trình sáng tạo, sản xuất kinh doanh ngày càng diễn ra nhiều hơn trên KGM. Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, với cú huých trăm năm của đại dịch Covid-19 thế giới đang ở điểm đột phá của quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số. Đây là cơ hội. Cơ hội cho Việt Nam thực hiện hóa khát vọng hùng cường, thịnh vượng.
Kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động; và sử dụng ICT, tức là điện tử, viễn thông và CNTT, để tăng năng suất lao động và để tối ưu nền kinh tế. Nếu nói đơn giản thì là nền kinh tế đang liên quan đến công nghệ số.
Theo nghĩa hẹp thì kinh tế số chỉ liên quan đến lĩnh vực ICT. Theo nghĩa rộng thì là những lĩnh vực gần gũi với công nghệ số, thí dụ như thương mại điện tử, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ. Theo nghĩa rộng nhất thì là tất cả các lĩnh vực mà có sử dụng công nghệ số.
Kinh tế số là một quá trình tiến hóa lâu dài. Là quá trình chuyển đổi số trên bình diện quốc gia. Ở những mức độ khác nhau, mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân đều có thể sử dụng công nghệ số để làm tốt hơn công việc của mình, thậm chí đột phá để thay đổi về chất công việc của mình.
Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, giúp tăng trưởng kinh tế. Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm, vì sử dụng tri thức nhiều hơn là tài nguyên; chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra cơ hội kinh doanh cho nhiều người hơn; công nghệ số là không biên giới nên sẽ làm giảm khoảng cách nông thôn với thành thị; công nghệ số cũng cho chúng ta những cách tiếp cận mới, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những vấn đề tồn tại lâu dài của loài người, như ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đo lường tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân vào hoạch định chính sách, v.v...
Kinh tế số Việt Nam thời gian qua cơ bản là phát triển tự phát, nhưng phát triển khá nhanh, là do hạ tầng viễn thông – CNTT khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao; là do người Việt Nam ham mê công nghệ, thích sử dụng công nghệ vào loại cao nhất trong khu vực; là do dân số Việt Nam trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ; là do tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đây là lợi thế Việt Nam khi chuyển đổi số. Bây giờ là lúc cần có sự dẫn dắt của Chính phủ, cần có một Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số.
Tháng 9/2019, BCT đã ban hành Nghị Quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách phải đẩy nhanh quá trình CĐS. Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Việt Nam thuộc nhóm ít các nước trên thế giới sớm ban hành chiến lược CSĐ quốc gia, chiến lược về một quốc gia số.
Cách nhanh nhất để đẩy nhanh nền kinh tế số là sử dụng công nghệ số để thay đổi cách chúng ta đang sản xuất, đang làm việc. Nhưng ai sẽ làm việc này? Đó là các doanh nghiệp công nghệ số. Bởi vậy phải khởi nghiệp công nghệ số, phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Dùng công nghệ số để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam, và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ này sẽ đi ra toàn cầu. Công nghệ sinh ra là để giải quyết vấn đề, ở đâu có vấn đề là ở đó có công nghệ, có giải pháp. Vấn đề đang có ở mọi nơi, có thể là ngay trong công việc hàng ngày của mỗi chúng ta, và mỗi chúng ta có thể khởi nghiệp công nghệ để giải quyết bài toán của mình. Cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số sẽ giúp Việt Nam số hoá nền kinh tế rất nhanh.
Công nghệ số sẽ sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức hoặc thay thế mô hình kinh doanh cũ. Thí dụ, Uber đang thách thức tãi, Fintech thách thức ngân hàng truyền thống. Cho phép tài khoản viễn thông di động thanh toán mua hàng hoá sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân, nhưng lại thách thức ngân hàng. Vấn đề là chúng ta có dám chấp nhận các mô hình kinh doanh mới này hay không. Nếu dám chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng không có giá trị nhiều.
Bởi vậy mà nhiều người nói, chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, chấp nhận các công nghệ mới làm thay đổi căn bản các ngành. Đó thường là sự sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ. Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về, người tài trên toàn cầu sẽ về, và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện, và cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ số xuất khẩu được. Nhưng phải là sự chấp nhận sớm, sớm hơn người khác. Đi sau người khác, đi cùng người khác thì sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng Việt Nam. Khi chấp nhận cái mới, chúng ta có thể mất một số thứ. Nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất, đó là cơ hội của chúng ta.
Cách tiếp cận chính sách theo cách truyền thống thì thường là: Quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước áp dụng, gọi là cách tiếp cận Sandbox: Cái gì không biết quản thế nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng. Sau đó mới hình thành chính sách, hình thành quy định để quản lý. Đây là một trong những cách tiếp cận chính sách phù hợp với cuộc CMCN lần thứ 4, phù hợp để đón nhận các mô hình kinh doanh mới, để đón nhận các sáng tạo đổi mới.
Những yếu tố mang tính nền tảng để hỗ trợ phát triển kinh tế số Việt Nam là: Thứ nhất, là hạ tầng viễn thông-CNTT-Công nghệ số hiện đại, ngang tầm thế giới, băng thông rộng, tốc độ cao, mỗi người dân có một điện thoại thông minh, công nghệ 5G sẽ xuất hiện ở Việt Nam cùng nhịp với các nước phát triển. Thứ hai, các chính sách của Chính phủ liên quan tới kinh tế số, công nghệ số, Internet phải có tính cạnh tranh toàn cầu để người Việt Nam không phải ra nước ngoài khởi nghiệp công nghệ số mà còn để người nước ngoài, tài năng toàn cầu về Việt Nam phát triển công nghệ. Thứ ba, Chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm công nghệ số, đi đầu về kinh tế số thông qua xây dựng CPĐT, chính phủ số nhằm tạo ra thị trường ban đầu để phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Thứ tư, là đào tạo nhân lực, song song với việc đưa đào tạo tiếng Anh và CNTT vào chương trình đào tạo bắt buộc từ phổ thông thì phải thực hiện đào tạo lại, đào tạo nâng cao về kỹ năng số, năng lực số cho lực lượng lao động. Các trường cao đẳng, đại học nên có các khoá chính thức về đào tạo lại, đào tạo nâng cao, thời gian chỉ nên từ 6-12 tháng, chủ yếu là đào tạo chứng chỉ chứ không phải đào tạo bằng cấp, đây là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực số một cách trầm trọng.
Để chuyển đổi số, Việt Nam có thể chọn chiến lược 3 bước: Bước một, đẩy nhanh việc số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp, đẩy nhanh chuyển đổi số chính phủ, chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong xã hội, nhằm tăng hiệu quả hoạt động, tăng năng suất lao động và tạo ra các cơ hội tăng trưởng mới. Bước hai, sử dụng số hóa như một lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu. Bước ba, tiến tới nền kinh tế số toàn diện, mọi lĩnh vực được số hóa, hình thành các ngành công nghiệp số thế hệ mới, các ngành công nghiệp mới này sẽ là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Trong công cuộc chuyển đổi số, báo chí và truyền thông đóng vai trò quan trọng. Sứ mệnh của báo chí, truyền thông là bảo vệ cái gốc, cái nền của Đảng, bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; càng muốn đi xa, càng muốn chuyển đổi số, càng muốn phát triển nhanh thì càng phải kiên định, càng phải giữ vững cái gốc, cái nền của mình; chủ động, tích cực đấu tranh phản bác thông tin xấu độc, làm trong sạch, lành mạnh không gian mạng; phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, xây dựng niềm tin xã hội và góp phần tạo nên khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Mỗi quốc gia muốn phát triển bứt phá vươn lên đều phải khơi dậy được sức mạnh tinh thần của dân tộc.
Và cuối cùng, khi cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0 xảy ra thì tương lai sẽ không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội bứt phá. Nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Chuyển đổi số và kinh tế số