您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Queretaro vs Pachuca, 08h00 ngày 30/1: Ai cũng có điểm
NEWS2025-02-03 00:51:00【Bóng đá】9人已围观
简介 Linh Lê - 28/01/2025 18:01 Mexico bảng xếp hạng la liga 2024bảng xếp hạng la liga 2024、、
很赞哦!(83)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Queretaro vs Pachuca, 08h00 ngày 30/1: Ai cũng có điểm
- Tay vợt pickleball đá thẳng vào đầu đối thủ sau trận thua
- Hoàng Đức viết tâm thư chia tay Thể Công Viettel
- Lamine Yamal nhận trọng trách đặc biệt
- Soi kèo góc Ipswich vs Southampton, 22h00 ngày 1/2
- Djokovic lập kỷ lục lần thứ 47 vào bán kết Grand Slam
- C.Ronaldo vỡ òa khi ghi bàn ở phút 97 trong chiến thắng siêu kịch tính
- VĐV Trung Quốc "chết lặng" vì bị gãy vợt sau khi giành HCV bóng bàn
- Soi kèo góc Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2
- Video cầu thủ Thái Lan bẽ mặt vì ăn mừng sớm gây sốt trên mạng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Everton vs Leicester, 22h00 ngày 1/2: Tự tin gia tăng cách biệt
Điền kinh vào cuộc, đoàn Mỹ có thêm HCV (Ảnh: Getty).
Đêm qua (3/8) và rạng sáng nay (4/8), đoàn Mỹ giành thêm một HCV ở nội dung ném tạ nam trong môn điền kinh (Ryan Crouser, 22m90) và 2 HCV trong môn bơi, gồm HCV nội dung 800m bơi tự do nữ (Katie Ledecky, 8 phút 11 giây 04) và bơi tiếp sức 4x100m hỗn hợp nam nữ.
Tuy nhiên, đoàn Mỹ cũng mất HCV đầy đáng tiếc ở nội dung chạy tiếp sức 4x400m hỗn hợp nam nữ, chạy 100m nữ trong môn điền kinh và nội dung 4x200m bơi tự do nữ trong môn bơi.
Ngược lại, Trung Quốc cũng suýt thắng các VĐV Mỹ ở nội dung bơi tiếp sức 4x100m hỗn hợp nam nữ. Điều đó cho thấy hai đoàn thể thao mạnh nhất thế giới đang so kè từng chút một ở Olympic Paris 2024.
Cho đến thời điểm này, đoàn Trung Quốc có thể tự hào rằng họ đang có số HCV trong môn điền kinh ngang với đoàn Mỹ (mỗi bên hiện có một HCV). HCV điền kinh của Trung Quốc xuất hiện ở nội dung đi bộ 20km nữ (thuộc về Yang Jiayu, 1 giờ 25 phút 54 giây).
Đoàn thể thao Trung Quốc có thể tự hào rằng họ đã có HCV ở 2 môn quan trọng nhất, được đánh giá cao nhất tại các kỳ Olympic gồm điền kinh và bơi, xóa bỏ hoàn toàn quan điểm cho rằng thể thao Trung Quốc không thể tấn công vào các môn thi đấu này, ở nhiều kỳ Thế vận hội trước đây.
Thể thao Trung Quốc tấn công thẳng vào thế mạnh của Mỹ và ngược lại
Chưa bao giờ bơi Trung Quốc giành được nhiều huy chương các loại như tại Olympic Paris.
Cho đến trước ngày thi đấu cuối cùng của môn bơi, diễn ra đêm nay (4/8) và rạng sáng mai (5/8, môn bơi thực chất còn có thêm cự ly marathon diễn ra trong các ngày 8 và 9/8, nhưng các cự ly marathon không được đánh giá là nội dung hấp dẫn trong môn bơi), Trung Quốc đã có một HCV, 3 huy chương bạc (HCB) và 5 huy chương đồng (HCĐ).
Đây là chi tiết cho thấy Trung Quốc đang phát triển toàn diện môn bơi, chứ huy chương của họ không đến từ sự khởi sắc nhất thời.
Riêng ở môn điền kinh, tại Olympic Tokyo 2020, Trung Quốc giành đến 6 huy chương các loại, gồm 2 HCV, 2 HCB và 2 HCĐ. Các HCV của Trung Quốc tại Tokyo cách đây 3 năm (Olympic 2020 diễn ra năm 2021) ở các nội dung ném tạ nữ và phóng lao nữ.
Về lý thuyết Trung Quốc vẫn có khả năng thắng các nội dung này trong năm nay, tiếp tục tấn công vào thế mạnh của đoàn Mỹ.
Ngược lại, Mỹ hiện quá mạnh trong môn thể dục dụng cụ (TDDC), môn được xem là thế mạnh truyền thống của Trung Quốc suốt nhiều thập kỷ qua. Đoàn Mỹ tạm dẫn đầu ở môn này với thành tích 3 HCV, 4 HCĐ, trong khi Trung Quốc chưa giành HCV nào (họ chỉ mới có 3 HCB và 2 HCĐ).
Điều đó cho thấy đôi bên đang tấn công qua lại vào các môn thế mạnh của đối thủ, nhằm mục đích ngăn đối thủ tăng tốc ở các môn này.
Từ đây đến cuối đại hội, 2 cường quốc thể thao hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục so kè nhau từng HCV một. Đoàn Mỹ sẽ cố gắng bứt phá ở các môn điền kinh, bơi, quyền anh, bóng rổ, bóng đá nữ, golf...
Còn về phía đoàn Trung Quốc, bóng bàn, thể dục nghệ thuật, nhảy cầu, bắn súng, bơi nghệ thuật sẽ là các môn mà họ cố gắng giành HCV. Song song đó, đôi bên sẽ tiếp tục tấn công thẳng vào những lĩnh vực mà đối thủ mạnh nhất.
Nhờ việc các VĐV Trung Quốc mạnh lên ở các môn thế mạnh của Mỹ và các VĐV Mỹ lột xác hẳn trong các môn vốn là thế mạnh của Trung Quốc, giúp cho cuộc đua của các đoàn thể thao Mỹ và Trung Quốc hấp dẫn chưa từng có trong lịch sử các kỳ Olympic.
">Cuộc đua ngôi đầu Olympic giữa Trung Quốc và Mỹ hấp dẫn nhất lịch sử
Veronika Major được cho là ứng viên sáng giá giành HCV nội dung 25m súng ngắn Olympic Paris 2024 (Ảnh: Getty).
Vì bắn mục tiêu di động không phải là môn thi đấu Olympic nên cô đã chuyển sang các nội dung súng ngắn Olympic, cho thấy đẳng cấp khi giành HCV ở cả nội dung 10m súng ngắn hơi và 25m súng ngắn thể thao tại Giải vô địch bắn súng thế giới ISSF 2019.
Năm 2022, cô tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng khi giành HCB ở nội dung 25m súng ngắn thể thao tại Giải vô địch bắn súng thế giới ISSF diễn ra ở Baku (Azerbaijan) và Cairo (Ai Cập).
Thành tích này tiếp tục được cô tái hiện vào năm 2023 với 3 HCV tại Rio de Janeiro (Brazil) và Cairo (Ai Cập) cho cả nội dung 25m súng ngắn thể thao và 10m súng ngắn hơi. Vào tháng 9 năm ngoái, Major cũng đã giành chức vô địch quốc gia Hungary ở nội dung 25m súng ngắn thể thao.
2. Manu Bhaker(Ấn Độ)
Manu Bhaker cũng được xem là đối thủ đáng gờm của Trịnh Thu Vinh ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ, giành vị trí thứ 2 ở vòng loại với 590 điểm. Xạ thủ sinh năm 2002 đã giành được 2 HCĐ cho đội tuyển bắn súng Ấn Độ ở Olympic Paris 2024, lần lượt ở nội dung 10m súng ngắn hơi nữ và nội dung 10m súng ngắn hơi hỗn hợp đồng đội.
Cô cũng trở thành người phụ nữ Ấn Độ đầu tiên giành được hai huy chương tại một kỳ Thế vận hội. Trước đó, Bhaker từng giành HCV tại Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung 2018 ở tuổi 16. Cô cũng trở thành VĐV Ấn Độ trẻ nhất giành HCV tại Giải vô địch bắn súng thế giới ISSF 2018.
3. Hanieh Rostamian (Iran)
Hanieh Rostamian, xạ thủ 25 tuổi người Iran cũng xếp trên Trịnh Thu Vinh ở vòng loại 25m súng ngắn thể thao nữ với 588 điểm. Đây là kỳ Olympic thứ hai mà Hanieh Rostamian tham dự, khi trước đó cô tham dự nội dung 10m súng ngắn hơi nữ và 10m súng ngắn hơi hỗn hợp đồng đội ở Olympic Tokyo 2020 nhưng không giành được kết quả tốt.
Xạ thủ sinh năm 1988 từng giành HCV ở Giải vô địch bắn súng thế giới 2022 diễn ra tại Brazil và HCB cũng ở giải đấu này năm 2023 tại Azerbaijan.
"Đây là một cuộc thi khó khăn vì Thế vận hội đã quy tụ những xạ thủ giỏi nhất thế giới tại Paris. Tôi sẽ cố gắng hết sức để giành huy chương vào hôm nay (3/8) và hi vọng người dân Iran sẽ cầu nguyện cho tôi", Rostamian chia sẻ trước thềm chung kết nội dung 25m súng ngắn.
4. Katelyn Morgan Abeln (Mỹ)
Katelyn Morgan Abeln được cho là ẩn số tại Olympic Paris 2024 khi không có nhiều thông tin đề cập tới xạ thủ sinh năm 2001 này. Thành tích nổi bật của nữ VĐV 23 tuổi là HCV giải Vô địch bắn súng châu Mỹ năm 2022 ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ.
Gần đây nhất, cô cũng giành chức vô địch bắn súng quốc gia Hoa Kỳ năm 2024 ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ và giành suất tham dự Olympic Paris 2024 trong đội tuyển bắn súng Mỹ.
5. Yang Jiin (Hàn Quốc).
Xạ thủ người Hàn Quốc ghi dấu ấn khi giành HCV nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ tại giải Vô địch bắn súng thế giới 2024 diễn ra ở Baku (Azerbaijan). Đáng chú ý VĐV sinh năm 2003 lập kỷ lục thế giới với 41 lần bắn trúng hồng tâm để phá vỡ kỷ lục cũ của xạ thủ người Hungary Veronika Major thiết lập tại Giải vô địch bắn súng thế giới diễn ra ở New Delhi năm 2019 (Major có 40 lần bắn trúng hồng tâm).
6. Zhao Nan (Trung Quốc)
Zhao Nan là một trong 14 xạ thủ của đoàn thể thao Trung Quốc tham dự các nội dung bắn súng tại Olympic Paris 2024. Thành tích nổi bật nhất của VĐV 20 tuổi là giành HCB nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ ở Giải vô địch bắn súng thế giới 2024.
7. Camille Jedrzejewski (Pháp)
Camille Jedrzejewski là xạ thủ người Pháp chuyên về nội dung 10m súng ngắn hơi và 25m súng ngắn hơi nữ.
Jedrzejewski đã giành được hai huy chương tại Giải vô địch thế giới trẻ ISSF 2021, trước khi đủ điều kiện tham dự Vòng chung kết Cúp thế giới ISSF năm 2022, sau đó giành được 1 HCV và 1 HCB.
Tại Đại hội thể thao châu Âu 2023, cô đã giành được HCB cá nhân ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ, cũng như HCB ở nội dung 25m súng ngắn hỗn hợp đồng đội.
Kỳ vọng nào với xạ thủ Trịnh Thu Vinh?
"Nhiều người hỏi tôi về khả năng giành huy chương của Thu Vinh trong bài bắn chung kết vào hôm nay. Đứng trên góc độ chuyên môn, tôi có một số phân tích như sau: Ở bài bắn vòng loại, Thu Vinh đã có điểm số thật tuyệt vời: 587 điểm. Đây là điểm số cao nhất mà Thu Vinh đạt được ở cuộc thi Quốc tế.
Theo luật bắn súng ở Olympic Paris 2024, khi vào bắn chung kết, các VĐV chỉ thi đấu bài bắn nhanh, một loạt 5 viên 3'7' (là 7 giây giữ súng và 3 giây bắn). Khi bắn trúng mức hồng tâm 10.2 điểm mới được tính 1 điểm. Tại bài bắn vòng loại, Thu Vinh bắn 30 viên được 14 viên hồng tâm (từ điểm 10.2 trở vào).
Vậy chúng ta thấy được độ khó của nội dung này khi vào chung kết. Có thể bắn rất nhiều điểm 10 mà không được tính điểm. Chúng ta hãy cùng cổ vũ cho Thu Vinh, trân trọng sự nỗ lực cố gắng của em và tin tưởng đồng hành cùng Thu Vinh trên từng phát bắn", HLV Nguyễn Thị Nhung chia sẻ trước vòng chung kết súng ngắn 25m của xạ thủ Trịnh Thu Vinh.
">Những đối thủ đáng gờm của Thu Vinh ở chung kết 25m súng ngắn thể thao
Wang Yue đã đánh bại Trần Tuấn Minh ở ván đấu cuối cùng, nhưng thủ lĩnh của đội tuyển Việt Nam, Lê Quang Liêm, đã phục hận bằng cách đánh bại nhà vô địch thế giới Ding Liren", trang chủ của Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) bình luận về kỳ tích của đội tuyển nam cờ vua Việt Nam khi tiếp tục bất bại ở ván 6 diễn ra vào rạng sáng 17/9 (giờ Việt Nam) tại giải Olympiad được tổ chức ở Hungary.
Olympiad tổ chức 2 năm một lần, được ví như Olympic của môn cờ vua khi thu hút 197 đội nam, 183 đội nữ của thế giới với gần 2.000 vận động viên (VĐV) tranh tài. Ở Olympiad lần này, đội tuyển nam cờ vua Việt Nam mang đến đội hình gồm 5 kỳ thủ: Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Lê Tuấn Minh, Trần Tuấn Minh, Bành Gia Huy.
Với elo trung bình 2.593, đội tuyển Việt Nam xuất phát ở vị trí số 21 nhưng tạo bất ngờ lớn khi toàn thắng cả 5 ván trước Liechtenstein, Bangladesh, Kazakhstan, Uzbekistan và Ba Lan và vươn lên xếp vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng.
Trước khi ván 6 bắt đầu, chỉ có 4 đội tuyển toàn thắng cả 5 ván đấu là Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Iran. Vì vậy cuộc so tài giữa tuyển cờ vua Việt Nam với Trung Quốc đã nhận được sự chú ý lớn từ truyền thông và người hâm mộ.
Đúng như kỳ vọng, tuyển cờ vua Việt Nam gây bất ngờ khi cầm hòa Trung Quốc ở ván 6. Theo đó, ván đấu giữa Nguyễn Ngọc Trường Sơn (elo 2.633) và Wei Yi (elo 2.762) đã hòa nhanh sau 15 nước. Trần Tuấn Minh (elo 2.434) thất bại trước Wang Yue (elo 2.637) và Lê Tuấn Minh (elo 2.564) bất phân thắng bại với Yu Yangyi (elo 2.703).
Trong ván đấu buộc phải thắng để giúp đội nhà thoát thua trận đấu với Trung Quốc, Quang Liêm (elo 2.741) đã đánh bại kỳ thủ được mệnh danh là "Vua cờ Trung Quốc" Ding Liren (elo 2.736) sau 62 nước đi và 5 giờ đồng hồ đấu trí căng thẳng. Tuyển cờ vua của Việt Nam qua đó cũng vươn lên vị trí thứ hai, bằng điểm với Trung Quốc và Iran nhưng hơn hệ số phụ.
Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận một kỳ thủ Việt Nam thắng đương kim vô địch thế giới ở cờ tiêu chuẩn.
"Đây là lần đầu tiên sau khi giải đấu đã đi được nửa chặng đường, chúng tôi nằm trong số những đội dẫn đầu. Tôi rất vui với kết quả và tự hào về các đồng đội của mình. Lần này chúng tôi chơi tuyệt vời.
Khi bước vào giải đấu này, chúng tôi không có kỳ vọng gì. Ban đầu chúng tôi được xếp hạng 21. Chúng tôi chưa bao giờ tiến gần đến huy chương như vậy. Chúng tôi sẽ tận hưởng các trận đấu và xem điều gì sẽ xảy ra", trang FIDEdẫn lời phát biểu của Lê Quang Liêm sau kỳ tích ở ván 6.
"Đội tuyển cờ vua Ấn Độ tiếp tục chiến thắng khi thất bại của Ding Liren trước Lê Quang Liêm đã gây tổn hại cho Trung Quốc. Trận hòa của Trung Quốc trước Việt Nam đã giúp Ấn Độ bứt phá khỏi nhóm dẫn đầu.
Ấn Độ sẽ đối đầu với Trung Quốc ở ván 7, điều này sẽ mang đến cho Trung Quốc cơ hội giành lại vị trí dẫn đầu. Đặc biệt chúng ta sẽ được tiếp tục xem một trận chung kết thế giới giữa Ding Liren và đại kiện tướng Gukesh Dommaraju", trang Chesscũng nhấn mạnh chiến thắng của tuyển cờ vua Việt Nam trước Trung Quốc.
"Lê Quang Liêm thắng Ding Liren bằng nước cờ tàn cuộc quân Xe tuyệt vời", diễn đàn cờ vua Reddit cũng sôi nổi bình luận về chiến thắng của kỳ thủ số một Việt Nam.
"Lê Quang Liêm đã đạt đến đỉnh cao sau ván đấu này, cả về hệ số elo (2749,9) và thứ hạng trên bảng xếp hạng cờ vua thế giới (tăng 2 bậc, từ vị trí 14 lên vị trí 12).
Đây cũng là lần đầu tiên một kỳ thủ Việt Nam đánh bại nhà vô địch thế giới đương nhiệm trong một ván cờ tiêu chuẩn. Anh ấy chưa bao giờ thua Ding Liren trong các ván cờ tiêu chuẩn, với 2 trận thắng và 6 trận hòa.
Đội tuyển cờ vua Việt Nam cũng đã hòa Trung Quốc trong lần chạm trán gần nhất, trước kỳ Olympic cờ vua này, đó là tại Đại hội thể thao châu Á 2022, với đội hình khá giống nhau", một tài khoản bình luận trên Reddit.
"Sau thất bại trước Lê Quang Liêm, Vua cờ Ding Liren có thể sẽ tuyên bố giải nghệ nếu nhận thất bại trước ngôi sao đang lên là đại kiện tướng Gukesh Dommaraju của Ấn Độ. Đúng là việc đội vương miện thật nặng nề đối với Ding", thêm một người nữa bày tỏ.
">Báo chí thế giới ca ngợi chiến tích của cờ vua Việt Nam ở Olympiad
Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Ahli, 22h45 ngày 29/1: Khó cho cửa dưới
Lamine Yamal khoác áo số 19 ở Euro 2024 (Ảnh: Getty).
Ở Euro 2024, Lamine Yamal mặc áo số 19. Trong khi đó, áo số 10 huyền thoại của đội tuyển Tây Ban Nha được trao cho Dani Olmo.
Việc HLV De La Fuente trao áo số 10 cho Lamine Yamal cho thấy ông ngầm thừa nhận vai trò cực lớn của thần đồng 17 tuổi. Thông thường, số áo này được trao cho nhạc trưởng của các đội bóng như Pele, Maradona, Messi.
Ở đội tuyển Tây Ban Nha, Raul Gonzalez, Cesc Fabregas, Isco, Thiago Alcantara, Santi Cazorla hay Jose Antonio Reyes là những người từng khoác áo số 10 của Barcelona trong vòng hai thập niên trở lại đây.
Rõ ràng, tài năng của Lamine Yamal đã chinh phục tất cả. Cầu thủ này ngày càng cho thấy vai trò quan trọng ở cả đội tuyển quốc gia lẫn Barcelona. Trong màu áo Los Blaugrana, Lamine Yamal đã ghi 6 bàn thắng và có 5 đường kiến tạo thành bàn sau 12 trận ra sân ở mùa giải này.
Ở đội tuyển Tây Ban Nha, ngôi sao sinh năm 2007 đã ghi 1 bàn và kiến tạo 4 đường thành bàn ở Euro 2024, góp công lớn giúp La Roja vô địch. Cá nhân Lamine Yamal đã giành giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất giải đấu đó.
Lamine Yamal quan trọng tới mức ngay cả HLV Hansi Flick (Barcelona) và De La Fuente (Tây Ban Nha) đều không có ý định cho cầu thủ này nghỉ ngơi. Phát biểu trước thềm trận đấu với Đan Mạch, HLV De La Fuente cho biết: "Trách nhiệm để Yamal nghỉ ngơi không phải của đội tuyển quốc gia mà thuộc về Barcelona, nơi cậu ấy ra sân nhiều nhất.
Barcelona sử dụng cậu ấy 70 trận mỗi mùa, còn tôi chỉ được dùng một vài lần. Tôi không chịu áp lực từ việc triệu tập cầu thủ từ CLB. Tôi chỉ làm đúng công việc của HLV đội tuyển quốc gia, đó là tạo ra đội bóng tốt nhất có thể. Mọi cầu thủ đều muốn cống hiến cho đội tuyển quốc gia".
Nhiều người đang lo Lamine Yamal bị quá tải khi không có quãng nghỉ trong thời gian qua. Điều đó khiến cho người ta lo ngại cầu thủ này có thể dính chấn thương.
">Lamine Yamal nhận trọng trách đặc biệt
Cách tiếp cận trận đấu phù hợp giúp đội bóng phía Nam giữ vững kết quả hòa 0-0 trong hiệp 1. 45 phút đầu tiên trôi qua trong thế trận chắc chắn của TPHCM. Bước sang hiệp 2, một số điều chỉnh của HLV Lưu Ngọc Mai giúp TPHCM tiếp tục duy trì thế trận có lợi. Nhưng chỉ một khoảnh khắc sơ hở khiến họ phải trả giá đắt.
Phút 78, Thùy Nhi chuyền bóng rất hay bên phía cánh phải, Lý Linh Trang bật cao đánh đầu ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu. Hà Nội giành chiến thắng trọn vẹn trước TPHCM và giữ vững ngôi nhì bảng.
Trong khi đó, Thái Nguyên T&T được dự báo gặp rất nhiều khó khăn trước Phong Phú Hà Nam. Quả thật, đội bóng xứ chè không thể tạo ra khác biệt đáng kể trước đối thủ. Phút 10, Lê Hồng Yêu tỏa sáng với cú dứt điểm chính xác mở tỉ số trận đấu cho Phong Phú Hà Nam. Các học trò của HLV Trần Lệ Thủy càng chơi càng hay.
6 phút sau, Cao Thị Linh lập công nhân đôi cách biệt cho đội bóng đương kim vô địch. Mãi đến hiệp 2, Thảo Nguyên mới có bàn gỡ cho Thái Nguyên T&T. Nhưng Cao Thị Linh tiếp tục ghi bàn ở phút 61 và ấn định chiến thắng 3-1 cho Phong Phú Hà Nam.
Trước 2 lượt trận cuối cùng, Phong Phú Hà Nam hơn đội xếp thứ hai Hà Nội đến 4 điểm và gần như cầm chắc ngôi vô địch giải U19 nữ Quốc gia - Cúp Acecook 2024.
">Cuộc đua vô địch giải U19 nữ Quốc gia 2024 gần ngã ngũ
Trai tráng từ khắp các tỉnh miền Bắc về Hà Nội thi tài kéo co năm 2023 (Ảnh: Thành Đông).
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Tại Đông Nam Á, nghi lễ và trò chơi kéo co là một phần không thể thiếu trong văn hóa trồng lúa của các quốc gia trong khu vực. Đây không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn mang ý nghĩa tâm linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và tiên đoán sự thành công hay thất bại trong nỗ lực trồng cấy. Tùy thuộc vào từng quốc gia, nghi lễ này có thể được tổ chức ở cấp độ toàn quốc hoặc tại các vùng cụ thể.
Tại Campuchia, nghi lễ kéo co được thực hành thường xuyên bởi các cộng đồng trồng lúa xung quanh Hồ lớn của Biển Hồ Tonle Sap và khu vực phía bắc Angkor, một di sản thế giới nổi tiếng.
Ở Philippines, Hungduan là một thị trấn của tỉnh Ifugao, có ranh giới phía tây bắc là tỉnh Mountain và phía tây nam là Benguet. Ở 9 barangays (đơn vị hành chính nhỏ nhất của Philippines, tương đương cấp xã, phường ở Việt Nam) tạo nên thị trấn Hungduan, chỉ có Hapao Proper, Nungulunan và Baang có trò chơi kéo co. Ba barangays này nằm ở trung tâm của Hungduan và nổi bật với những ruộng bậc thang rộng ngút ngàn, được ngăn bằng các vỉa đá.
Tại Việt Nam, nghi lễ kéo co tập trung chủ yếu ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, nơi được coi là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội là trung tâm của hoạt động này. Ngoài ra, nghi lễ còn được thực hành bởi các tộc người miền núi phía Bắc như người Tày ở Tuyên Quang, người Thái ở Lai Châu và người Giáy ở Lào Cai, những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử.
Tháng 12/2015, nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) công nhận trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Kéo co phát triển thành môn thể thao hiện đại
Kéo co đã có bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một môn thể thao hiện đại. Môn thể thao này từng xuất hiện trên đấu trường Olympic từ năm 1916 đến 1917. Tuy nhiên, vào năm 1920, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã quyết định giảm số lượng vận động viên tham gia Thế vận hội, dẫn đến việc loại bỏ một số môn thể thao, trong đó có kéo co.
Đến năm 1958, Liên đoàn kéo co Anh được thành lập, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho môn thể thao này. Hai năm sau, vào năm 1960, Liên đoàn kéo co quốc tế (TWIF) ra đời dưới sự lãnh đạo của George Hutton (người Anh) và Rudolf Ullmark (người Thụy Điển). Cuộc họp đầu tiên của TWIF diễn ra tại Thụy Điển vào năm 1964, cùng năm đó, giải đấu quốc tế đầu tiên được tổ chức tại Baltic Games ở Malmo, Thụy Điển.
Sau thành công của giải đấu này, TWIF đã tổ chức Giải vô địch châu Âu đầu tiên vào năm 1965 tại Crystal Palace, Anh. Từ đó, Giải vô địch châu Âu được tổ chức đều đặn cho đến năm 1975, khi các quốc gia ngoài châu Âu gia nhập TWIF, giải Vô địch kéo co thế giới đầu tiên đã được tổ chức tại Hà Lan. Hiện nay, giải đấu này diễn ra hai năm một lần.
Năm 1999, TWIF được công nhận tạm thời và đến năm 2002, tổ chức này chính thức được công nhận theo luật 29 của Hiến chương Olympic, khẳng định vị thế của kéo co trong làng thể thao quốc tế.
Ý nghĩa đặc biệt của môn kéo co tại SEA Games 33
Ngày 21/11, Ban tổ chức SEA Games 33 đã chính thức công bố danh sách các môn thi đấu cho sự kiện thể thao lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo thông báo, SEA Games 33 sẽ diễn ra từ ngày 9/12 đến 20/12 năm 2025 tại Thái Lan.
Sự kiện lần này sẽ bao gồm 50 môn thi đấu tranh huy chương, với tổng cộng 105 phân môn. Ngoài ra, còn có 3 môn biểu diễn được tổ chức trong khuôn khổ đại hội, trong đó có bộ môn kéo co (không tính huy chương vào thành tích chung của các đoàn).
Với lịch sử lâu đời, kéo co đã trở thành một phần không thể thiếu trong các lễ hội và sự kiện văn hóa của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Do đó, sự xuất hiện của bộ môn kéo co tại SEA Games 33 mang ý nghĩa biểu tượng của sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng.
Việc đưa kéo co vào chương trình thi đấu của SEA Games 33 không chỉ nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực. Đây là cơ hội để các vận động viên thể hiện tài năng, đồng thời cũng là dịp để khán giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu sắc của bộ môn này.
SEA Games 33 hứa hẹn sẽ mang đến những trận đấu kéo co đầy kịch tính và hấp dẫn, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa đa dạng của khu vực Đông Nam Á.
">Ý nghĩa đặc biệt của môn kéo co tại SEA Games 33