您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Osasuna vs Sociedad, 0h30 ngày 3/2: Chủ nhà tự tin
NEWS2025-02-05 20:59:57【Kinh doanh】1人已围观
简介 Chiểu Sương - 01/02/2025 19:06 Tây Ban Nha bảng xếp hạng cúp c2bảng xếp hạng cúp c2、、
很赞哦!(9)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Marseille vs Lyon, 2h45 ngày 3/2: Phong độ sa sút
- Cậu bé nghiện game trở thành sinh viên đại học top đầu thế giới
- Nhà đất đánh tiếng…phá giá để kích lòng tham
- 'Tháo gỡ vướng mắc dự án chống ngập 10.000 tỷ trong tháng 12'
- Soi kèo góc Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2
- Tuyển futsal Việt Nam nhận tin vui, chờ đấu Hàn Quốc
- Người phụ nữ ngã vực sâu 20m cần 40 triệu để không bị mất khả năng đi lại
- U22 Thái Lan thách thức U22 Việt Nam ở SEA Games 30
- Nhận định, soi kèo Al
- Đừng biến VietNamNet thành con đường một chiều
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
Arsenal nhập cuộc với sự lấn lướt - Đăng Khôi
Arsenal bất ngờ gục ngã trước Brighton
- Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT. Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Thông tư này là việc sẽ kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số với hầu hết các môn học.
Hiện nay, các môn học như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục đang được đánh giá theo hình thức nhận xét kết quả học tập; môn Giáo dục công dân được đánh giá bằng hình thức kết hợp giữa cho điểm và nhận xét kết quả học tập. Các môn học còn lại được đánh giá bằng việc cho điểm.
Tuy nhiên, dự thảo Thông tư Bộ GD-ĐT đang xin ý kiến góp ý đã thay đổi nội dung “đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại” bằng “kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số đối với các môn học còn lại”.
Như vậy, các môn còn lại như Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý, Ngoại ngữ sẽ được đánh giá theo hình thức kết hợp nhận xét và chấm điểm.
Dự kiến đánh giá học sinh THCS, THPT bằng nhận xét kết hợp điểm số
Dự thảo ghi rõ, việc đánh giá bằng điểm số dựa trên kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành. Kết quả đánh giá được cho điểm theo thang điểm từ 0-10 điểm; nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.
Đánh giá bằng nhận xét là sự đánh giá về sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình học tập môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.
Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số, giáo viên sẽ nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học.
Theo dự thảo Thông tư, hình thức kiểm tra đánh giá gồm kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ.
Hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên gồm hỏi – đáp, thuyết trình, viết ngắn (trên giấy hoặc trên máy tính), thực hành, sản phẩm học tập.
Hình thức kiểm tra đánh giá định kỳ gồm bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính; thuyết trình; thực hành; sản phẩm học tập.
Mỗi hình thức kiểm tra đánh giá phải có hướng dẫn cụ thể và được thông báo công khai trước khi thực hiện.
Thúy Nga
Học sinh phải làm bao nhiêu bài kiểm tra khi đi học lại?
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có hướng dẫn dạy học, kiểm tra học kỳ và số cột điểm kiểm tra đánh giá học kỳ 2 năm học 2019 – 2020.
">Dự kiến đánh giá học sinh THCS, THPT bằng nhận xét kết hợp điểm số
- Đây là câu nói của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên - cựu Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT Hòa Bình.
Thật ra, câu nói này trong cuộc sống đã thường xuyên được nhiều người tâm niệm và vận dụng để “chính đáng hóa” cho lẽ sống, hành vi lệch chuẩn mực phổ quát của bản thân mình. Nói ngắn gọn, những người làm những việc mờ ám hay hèn hạ sẽ dùng nó như một cái khiên để biện minh cho mình. Họ coi sinh tồn sinh học là mục đích tối thượng và tuyệt đối hóa tối đa chuyện “thích nghi để tồn tại”.
Tuy nhiên, khi câu đó được nói ra ở phiên tòa giữa thanh thiên bạch nhật bởi một cựu trưởng phòng khảo thí, nơi cầm cân nảy mực chất lượng giáo dục, thì có nhiều điều cần phải giật mình.
Bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (Ảnh: T.Nhung) Trước hết, phải nói rằng trong một phút giây phải đối mặt với luật pháp và công luận, phản xạ tự vệ sinh tồn trỗi dậy nên bà Diệp đã rất… thật thà.
Tôi tin là bà nói thật. Những ai đã từng và đang công tác trong ngành giáo dục hẳn đều rõ với cơ cấu tổ chức hành chính tập trung quyền lực theo hình tháp như hiện tại, những cơ quan phía dưới, những cán bộ phía dưới và giáo viên đang phải chịu sự chi phối, can thiệp từ cấp trên, các cơ quản quản lý lớn đến thế nào.
Giáo dục đã không đơn giản là chuyện của giáo dục. Theo dõi sự việc gian lận thi cử ở tỉnh Hòa bình và ở cả các nơi khác, người ta cũng sẽ thấy sự sai phạm đã được thúc đẩy bởi nhiều cá nhân ở các cơ quan quan trọng, sự nhúng tay của những người có chức có quyền tại địa phương.
Hơn nữa, nhìn vào danh sách dài dặc của những cá nhân tham gia chạy điểm, ta thấy chuyện “ai cũng gù” không phải là thậm xưng hay nói quá.
Ở góc độ mô tả hiện tượng, bà Diệp đã thành thật với lòng mình và những trải nghiệm mà bà đã trải qua. Nhiều người thấy rõ và trải nghiệm điều đó, tuân theo triết lý được đúc kết như trong câu nói trên nhưng họ vẫn “đỏ” (chưa bị lộ) nên vẫn sống thoải mái, và chỉ dám tụng niệm câu nói trên trong im lặng mà thôi.
Tuy nhiên, sau sự thành thật đó, thì sẽ là gì?
Đó là, cơ quan bảo vệ luật pháp và người dân sẽ kinh ngạc thốt lên “khi biện luận đổ tội cho hoàn cảnh như vậy thì lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp và liêm sỉ, danh dự ở đâu?”.
Phải chăng bao nhiêu năm làm giáo viên rồi trưởng phòng khảo thí, bà Diệp đã chỉ hành động giống như là một robot lập trình theo phương thức “người ta thế nào mình mình thế đó” mà không hề có tư duy độc lập?
Nếu ai cũng nghĩ như thế, xã hội sẽ ra sao? Những biện giải kiểu "ai cũng gù thì lưng thẳng thành khuyết tật" đã “tử hình” phẩm cách con người, hạ con người thành hành động theo bản năng.
Tất nhiên, “thích nghi để sinh tồn” là một quy luật trong tự nhiên và xã hội. Những con cá rô sống trong ao tù nước đọng đen ngòm, thường sẽ phải biến dạng bản thân như đầu to ra, mắt lồi ra, đục đi, thân mình đen lại, vảy dày lên, ăn tất tần tật những thứ bẩn thỉu xung quanh để tồn tại.
Tuy nhiên, con người khác các động vật khác vì con người là “sinh vật xã hội” có trí tuệ và có nhân cách.
Giả sử bị đặt trong môi trường “ai cũng gù”, thì “khom lưng cho lưng mình gù theo” cũng không là lựa chọn duy nhất. Ở cương vị trưởng phòng khảo thí, khi bị đề nghị “khiếm nhã” can thiệp điểm thi, hoàn toàn vẫn có lựa chọn là “từ chối”.
Hệ quả của từ chối cùng lắm là mất chức. Chức vụ chỉ là áo khoác trên con người, mất chức về làm một người giáo viên có gì mà khủng khiếp? Thậm chí, nếu bị những người gù ép quá phải bỏ nghề thì cũng có gì mà ghê gớm? Trên thế gian này, bao nhiêu người bỏ nghề đi làm việc khác vẫn sống hạnh phúc đó thôi.
Vậy nên, vấn đề không phải là không có lựa chọn nào khác ngoài “gù lưng”, mà là trong cân nhắc trước khi tiến hành các hành vi sai trái, thì danh dự và nhân phẩm, đạo đức nghề, giá trị của con người đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Chức vụ, vị trí, lương bổng, thăng tiến và các mối quan hệ đã được đẩy lên hàng đầu nên tất yếu dẫn tới hệ quả và sự biện luận như hiện tại.
Không gì buồn hơn khi nghe thấy những lời “đầu hàng” đầy nhu nhược và hèn kém như thế của một người cán bộ quản lý giáo dục và đã từng là giáo viên.
Nhìn lại lịch sử, người ta đều thấy xuyên suốt các thời đại, trong cả những hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã nhất khi con người và phẩm giá con người bị chà đạp, người thầy vẫn luôn là biểu tượng của hy vọng.
Phiên tòa và sự phán xét của công luận cho thấy lựa chọn tha hóa và hy sinh phẩm cách cá nhân để đổi lấy vị trí, lợi lộc trong môi trường “ai cũng gù” không phải là một lựa chọn khôn ngoan.
Trong thế giới tự nhiên và xã hội, những gì tồn tại và phát triển được thường là những gì hợp lý. Con người có được cuộc sống ngày nay trải qua hàng triệu năm tiến hóa là nhờ vào nỗ lực hành động hợp lý không ngừng. Xã hội Việt Nam cho đến nay có được những điều gì đó tốt đẹp cũng là nhờ vào sự vượt lên hoàn cảnh của những người có lương tâm và phẩm cách chứ không phải là nhờ vào những người ca ngợi và thực thi triết lý “thiên hạ gù ta thẳng làm chi”.
Những người có vị trí, có chức vụ, có ảnh hưởng lớn tới xã hội càng cần phải suy nghĩ và hành động thích hợp. Không thể lấy hoàn cảnh để biện minh, mong chờ thông cảm cho sự yếu hèn, sai trái của bản thân.
Nếu đã hèn và sẵn sàng hy sinh phẩm giá cá nhân để đối lấy vinh hoa, xin đừng trở thành người có quyền lực và nhất là không nên làm giáo dục.
Nguyễn Quốc Vương
Hòa Bình có giám đốc Sở Giáo dục mới
- UBND tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở GD-ĐT cho bà Bùi Thị Kim Tuyến, thời hạn 5 năm.
">Gian lận thi cử ở Hòa Bình: Khi người làm giáo dục không dám 'thẳng lưng'
Nhận định, soi kèo Al Ain vs Al Rayyan, 21h00 ngày 3/2: Thất vọng cửa trên
- - Thấy sự bất bình, đám thanh niên ngổ ngáo xông đến định hành hung một phụ nữ béo (Khi ấy anh Minh tưởng người phụ nữ này có thai) anh Minh nhảy vào can và bị chết một cách thảm thương để lại 2 con nhỏ nheo nhóc…
Tin bài cùng chuyên mục:
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Làm bù, làm thêm tính lương thế nào?
Trẻ chết đuối ở hố công trình, có thể xử lý hình sự?
Ăn kiểu gì không độc?
">Án mạng chết trẻ, rúng động quê nghèo…
- Một lãnh đạo Trường THCS Quảng Hòa (xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long, Đắk Nông) ngày 6/5 xác nhận, hiện có khoảng 30 học sinh của trường nghỉ học phòng Covid-19 vẫn chưa đi học trở dù đã có lịch học khoảng 2 tuần nay.
Theo vị này, số học sinh chưa trở lại trường là học sinh người Mông ở các thôn, bản xa của địa phương.
Có khoảng 30 học sinh của Trường THCS Quảng Hòa chưa trở lại lớp học, trong đó có 7 em đã lập gia đình Khi phát hiện học sinh chưa trở lại lớp, nhà trường đã cử lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương về từng thôn, bản để vận động gia đình cho các em đi học trở lại.
Tuy nhiên, trong số khoảng 30 học sinh chưa trở lại trường, có 20 em nhiều khả năng sẽ bỏ học.
Theo lãnh đạo Trường THCS Quảng Hòa, hiện qua nắm bắt thông tin, đã có 7 học sinh (trong đó, có 2 nam và 5 nữ) đã lập gia đình.
“2 học sinh nam lập gia đình nhưng vẫn trở lại trường đi học. 5 học sinh nữ sau khi lập gia đình thì chuyển đến nhà chồng ở những nơi xa nên nhà trường vẫn chưa liên lạc được. Nhiều khả năng các em sẽ bỏ học” – lãnh đạo nhà trường cho hay.
Vị lãnh đạo này còn cho biết, trong số 7 em học sinh lập gia đình, có 6 em đang học lớp 9, 1 em học lớp 8.
“Trong số này, có một vài em tuổi đời từ 20-21 do đi học muộn, còn lại là chưa đủ tuổi kết hôn” – vị lãnh đạo trường thông tin.
Lý giải về việc học sinh lập gia đình trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19, lãnh đạo nhà trường cho biết, thời gian các em nghỉ học trùng với thời điểm tổ chức lễ hội mùa xuân của đồng bào dân tộc.
"Thời gian nghỉ học dài, lại đi chơi nhiều nên chỉ cần một vài hôm gặp gỡ là các em đã về ở cùng nhau. Việc này không thông qua chính quyền địa phương, cũng không thông báo với trường nên mãi đến khi học sinh đi học trở lại thì nhà trường mới biết. Nhà trường đã đến vận động tuy nhiên không nhận được sự phối hợp của gia đình” – lãnh đạo Trường THCS Quảng Hòa chia sẻ.
Cũng theo lãnh đạo nhà trường, khi không thấy học sinh trở lại trường, thầy cô đến nhà vận động, phụ huynh còn không đồng ý cho học sinh đi học trở lại với lý do ở nhà đi làm.
Nhiều phụ huynh không nói con mình lấy chồng ở đâu vì sợ thầy cô giáo tìm đến tận nhà vận động.
Trùng Dương
Thầy vào rừng tìm, học sinh nói "chi pâu" rồi bỏ chạy
- Tại một số địa phương ở Tây Nguyên, giáo viên đã phải đến tận từng thôn, buôn trong rừng vận động, thông báo để học sinh trở lại trường sau một thời gian dài nghỉ học.
">Nghỉ học phòng Covid
- Ba nhà khoa học được giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 là:
PGS.TS. Vương Thị Ngọc Lan, Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Ngành Khoa học Y Dược.
PGS.TS. Phạm Tiến Sơn, Trường ĐH Đà Lạt, Ngành Toán học.
Ba nhà khoa học được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020. Và giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là tác giả của công trình khoa học xuất sắc trao cho TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Ngành Vật lý.
Năm 2020, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia nhận được 48 hồ sơ đề cử/ứng cử cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Có 8 hồ sơ bao gồm năm 5 giải thưởng chính và 3 giải thưởng trẻ được tiếp tục đánh giá, xét chọn tại Hội đồng giải thưởng.
Tính đến hết năm 2019, qua 6 đợt xét thưởng Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã được trao cho 17 nhà khoa học ở các trường đại học và viện nghiên cứu, thuộc đầy đủ các ngành, lĩnh vực Toán học, Khoa học thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Khoa học nông nghiệp, Khoa học y dược, Cơ học kỹ thuật. Trong đó có 14 giải thưởng chính và 3 Giải thưởng trẻ.
Các nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay đều công tác tại đơn vị thuộc khu vực miền Trung và miền Nam.
Đây cũng là năm thứ 2, một nhà khoa học nữ trong lĩnh vực Y sinh Dược học đoạt giải thưởng.
PGS Vương Thị Ngọc Lan cùng các cộng sự đã công bố nghiên cứu mới về so sánh việc chuyển phôi tươi và phôi trữ trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Nghiên cứu này được đăng tải vào ngày 11/1 trên Tạp chí Y khoa New England (NEJM) – một trong những tạp chí y khoa có uy tín và có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay trên thế giới.
Lễ trao Giải thưởng dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 tại Hà Nội.
Lê Huyền
Nhà toán học người Việt đạt giải thưởng toán học danh giá nhất châu Âu
- Hiệp hội toán học châu Âu vừa thông báo danh sách 10 nhà toán học nhận được giải thưởng của năm nay, trong đó có GS Phan Thành Nam (hiện là GS tại ĐH Ludwig-Maximlians, Đức; cựu sinh viên ĐHQG TP.HCM).
">Ba nhà khoa học được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020