您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh

CEO VNPT: “Đưa công nghệ vào nông nghiệp là trách nhiệm với đất nước”

NEWS2025-01-17 00:03:35【Kinh doanh】6人已围观

简介TheĐưacôngnghệvàonôngnghiệplàtráchnhiệmvớiđấtnướxem trực tiếp bóng đá hôm nayo ông Phạm Đức Long, CExem trực tiếp bóng đá hôm nayxem trực tiếp bóng đá hôm nay、、

TheĐưacôngnghệvàonôngnghiệplàtráchnhiệmvớiđấtnướxem trực tiếp bóng đá hôm nayo ông Phạm Đức Long, CEO VNPT, đầu tư vào nông nghiệp thông minh mất nhiều chi phí mà lợi nhuận không cao, nhưng mục tiêu đầu tư này là trách nhiệm với đất nước hỗ trợ người nông dân và người tiêu dùng.

VNPT muốn góp phần thay đổi ngành nông nghiệp Việt Nam

Gần đây, VNPT tuyên bố sẽ nhắm đến hệ sinh thái nông nghiệp thông minh. Tập đoàn này đã bắt tay với các nhà cung cấp có kinh nghiệm ở nước ngoài để tìm mô hình triển khai nông nghiệp thông minh phù hợp với Việt Nam.

Chia sẻ lý do VNPT nhắm đến hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc VNPT cho hay, Việt Nam vốn dĩ là một đất nước về nông nghiệp. Thế nhưng, tỷ trọng nông nghiệp đóng góp vào GDP không cao, dù số người dân làm nông nghiệp rất lớn, và ngành nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến đại bộ phận người dân Việt Nam. VNPT luôn trăn trở làm sao bảo đảm được thu nhập cho người nông dân, làm sao nông nghiệp Việt Nam có năng suất cao, sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt và có thương hiệu lan tỏa.

“Ở các quốc gia phát triển, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp đã tăng năng suất, hiệu quả lên rất cao. Ví dụ xà lách trồng theo cách truyền thống ở Việt Nam chỉ có mấy chục nghìn đồng/kg, nhưng nếu xà lách trồng ở Sơn La theo chuẩn xuất khẩu của Hàn Quốc thì có giá đến cả triệu đồng/kg. Chính yếu tố công nghệ đã thúc đẩy năng suất và hiệu quả của các sản phẩm nông nghiệp. VNPT là một doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi có thể dành nguồn lực đầu tư công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp một cách bài bản mà không đặt quá nhiều vào vấn đề lợi nhuận. Mục tiêu của chúng tôi là làm sao thay đổi ngành nông nghiệp Việt Nam và hỗ trợ cho người nông dân có được cuộc sống tốt hơn, làm sao người dân Việt Nam được dùng các sản phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe và giống nòi”, ông Phạm Đức Long nói.

Triển khai mô hình nông nghiệp thông minh tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc của VNPT Technology.

Làm nông nghiệp thông minh bằng hướng đi mới

Thật ra không phải đến bây giờ vấn đề nông nghiệp thông minh mới được các doanh nghiệp đặt ra ở Việt Nam, mà trước đó đã có khá nhiều mô hình doanh nghiệp thông minh được thí điểm.

3 năm trước, FPT đã hợp tác với một đối tác Hitachi của Nhật để trồng cà chua và xà lách ở Gia Lâm (Hà Nội), sau đó mô hình này đóng lại. Vingroup cũng đã xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh trên Tam Đảo (Vĩnh Phúc) để đưa ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp sạch, nhưng mô hình này cũng không nhân rộng được.

Trước vấn đề này, VNPT đã chọn làm nông nghiệp thông minh theo một cách hoàn toàn mới. Ông Phạm Đức Long cho biết: “VNPT nhận thấy hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai nông nghiệp thông minh, nhưng chủ yếu họ làm theo kiểu nhà mành, nhà kính. Chúng tôi thấy rằng mô hình này chỉ phù hợp cho một nhóm nhỏ có điều kiện kinh tế vì chi phí đầu tư như vậy rất lớn, tới vài tỷ đồng cho nhà kính, không phù hợp với đại đa số gia đình nông thôn Việt Nam với điều kiện đầu tư còn hạn chế. VNPT cũng đã tham khảo mô hình nông nghiệp của Mỹ, nhưng họ có nền nông nghiệp rất hiện đại và cũng không thể áp dụng được trong điều kiện Việt Nam. Trong quá trình tìm tòi đó, VNPT nhận thấy Việt Nam có thể hợp tác với các đối tác của Nhật để triển khai nông nghiệp thông minh theo một cách làm rất khác biệt”.

Theo mô hnh VNPT hợp tác với đối tác OPTiM (công ty chuyên về sản xuất các thiết bị IoT, AI, và là cũng cấp hỗ trợ giải pháp từ xa, nông nghiệp thông minh hàng đầu Nhật Bản), thì sẽ dùng drone (máy bay không người lái loại nhỏ) để chụp và chuyển các thông tin về phân tích. Drone sẽ bay trên các cánh đồng lớn chụp ảnh và chuyển về máy chủ phân tích hình ảnh. Với ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tự động phát hiện ra những điểm bị sâu bệnh và sau đó chính chiếc drone này sẽ làm nhiệm vụ phun thuốc trừ sâu đúng vào chỗ cây trồng bị sâu bệnh. Với cách này có thể tiết kiệm đến 99% thuốc trừ sâu. Khi thu hoạch thì phần ruộng đã bị phun thuốc trừ sâu sẽ được đánh dấu và bỏ ra, vì vậy sẽ có sản phẩm nông nghiệp sạch 100% không có thuốc trừ sâu.

Drone còn chụp ảnh và chuyển về phân tích dữ liệu hóa đất đai và chăm sóc cây trồng, dự đoán sự phát triển của cây trồng. Với dữ liệu này, người nông dân có thể tính toán đến khả năng thu hoạch cây trồng của mình.

很赞哦!(311)