Nhật Bản đang có tốc độ già hoá dân số ngày một tăng. Ảnh: Financial Times |
Năm 2017,ườiNhậtmuốntừtuổimớibịcoilàgiàlịch thi đấu bóng đá đêm nay các thành viên của Hiệp hội Lão khoa Nhật Bản gồm một nhóm các bác sĩ và giáo sư đại học đã đề xuất thay đổi ngưỡng tuổi được cho là “người già” - tăng từ 65 lên 75 tuổi do mức tuổi thọ phổ biến của người dân nước này.
Theo số liệu điều tra dân số từ năm 2015, 26,7% dân số Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên. Ước tính con số này sẽ tăng lên 33% vào năm 2035 và lên tới 40% vào năm 2060.
Các nhà kinh tế học đã bày tỏ lo ngại về tình trạng già hoá dân số lan rộng vì thế hệ trẻ sinh con ít.
Việc xác định lại mức tuổi được coi là “người già” từ 65 lên 75 tuổi sẽ giúp giữ lại người cao tuổi hơn tiếp tục ở trong lực lượng lao động. Những người lâu nay đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn còn sức khoẻ tốt vẫn có thể tiếp tục làm việc để thúc đẩy nền kinh tế.
Đa số người Nhật có vẻ đồng tình với đề xuất này.
Theo tờ Japan Times, một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho thấy 20% được hỏi nghĩ rằng tuổi già nên bắt đầu từ 65, trong khi có 41,1% - nhóm lớn nhất - cho biết nên bắt đầu từ 70 tuổi. Chỉ có 16% nghĩ rằng 75 tuổi mới là người già.
Một cuộc khảo sát khác với những người từ 60 tuổi trở lên cho thấy 70% trong số họ nói rằng họ sẵn sàng làm việc khi đã trên 65 tuổi. Tờ Japan Times thậm chí còn trích dẫn số liệu cho thấy năm 2015 là năm thứ 12 liên tiếp tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động tăng lên. Tính đến năm 2017, ước tính có khoảng 7,3 triệu lao động cao tuổi vẫn còn làm việc - chiếm 11% lực lượng lao động của Nhật Bản.
Với thực tế là người Nhật có tuổi thọ trung bình cao, cộng với văn hoá đam mê công việc đã ăn sâu, đề xuất này dường như là một sự thay đổi tự nhiên về cách định nghĩa “người già”.
“Câu hỏi đặt ra là liệu những thay đổi này có phù hợp với những cải cách mang tính hệ thống để cho phép người cao tuổi tiếp tục tham gia vào thị trường lao động hay không” - tờ Japan Times đặt vấn đề trong một bài xã luận. Những cải cách đó bao gồm tuổi nghỉ hưu bắt buộc và việc hiểu rõ rằng không nhất thiết người cao tuổi đều phải tiếp tục làm việc.
Trong những trường hợp này, Nhật Bản có thể lấp đầy khoảng trống của lực lượng lao động bằng những nhân viên không tuổi - hay còn được gọi là “robot”.
Người già ở nước ta đang thật sự yếu thế, cô độc và lẻ loi trong nhịp sống ngày càng nhanh và vội hiện nay.