Hãng tin RT và tờ Kiev Post ngày 28/4 đưa tin, thông qua các tổ chức ở nước ngoài, Mỹ đã mua 81 trong số 117 máy bay được bán với giá tổng cộng là 1,5 triệu USD. Báo này không nêu chi tiết số lượng máy bay mỗi loại được Washington mua nhưng cho biết, giao dịch mua gồm máy bay chiến đấu MiG-29, MiG-27 và máy bay ném bom Su-24.
Tại cuộc đấu giá, Kazakhstan cũng chào bán máy bay đánh chặn MiG-31. Theo báo cáo, tất cả các máy bay đều được liệt kê là "trong tình trạng không thể sử dụng được" và chi phí hiện đại hóa những phương tiện này được cho là không khả thi về mặt kinh tế.
Các máy bay chiến đấu được chế tạo vào những năm 1970 và 1980 đã ngừng hoạt động theo chương trình hiện đại hóa của quân đội Kazakhstan.
Theo tính toán, Mỹ phải trả chưa tới 19.000 USD cho một chiếc máy bay chiến đấu cũ và toàn bộ 81 chiếc máy bay mà nước này mua có giá tương đương 10 tên lửa AGM-114 Hellfire - một trong những loại đạn không đối đất thường được máy bay không người lái và máy bay chiến đấu của Mỹ sử dụng.
Các quan chức Mỹ chưa công bố các máy bay cũ trên dùng vào việc gì. Theo Kiev Post, hiện có nhiều suy đoán rằng số máy bay này sẽ được chuyển tới Ukraine vì Kiev đều đang dùng các loại đó. Nếu đúng như phán đoán, các lực lượng Ukraine có thể sẽ tháo rời máy bay để lấy phụ tùng hoặc sử dụng chúng làm mồi nhử tại sân bay.
Kazakhstan, vốn là đồng minh của Nga, đã hợp tác với các quốc gia phương Tây kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022. Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã đón tiếp Ngoại trưởng Anh David Cameron tới thăm Astana hồi đầu tháng này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới Astana vào năm ngoái để hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Á.
Pháo phản lực của Nga liên tiếp nã rocket, xóa sổ các vị trí của KievBộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh đội vận hành hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) Grad liên tiếp nã rocket vào các vị trí của Ukraine ở vùng Zaporizhzhia.