您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Pafos vs PAC Omonia, 22h00 ngày 3/2: Tin vào cửa trên
NEWS2025-02-06 13:05:01【Nhận định】3人已围观
简介 Hư Vân - 03/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g 24h tin tuc24h tin tuc、、
很赞哦!(9)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Rennes vs Strasbourg, 23h15 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm
- Intel, Google và Qualcomm tìm cách 'lật đổ' Nvidia bằng nền tảng lập trình mới
- Chính phủ Đức duyệt luật chống độc quyền thị trường công nghệ
- Phấn đấu khởi công dự án cao tốc Biên Hòa
- Nhận định, soi kèo Erbil vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 4/2: Khách rơi tự do
- Chưa có giải pháp để dẹp nạn YouTuber nhảm như Hưng Vlog, NTN
- WSJ: Apple bắt tay Baidu đưa AI lên iPhone
- Kết nối hệ thống Căn cước công dân với CSDL quốc gia dân cư trong quý IV/2020
- Nhận định, soi kèo U23 Benfica vs U23 Torrense, 21h00 ngày 4/2: Đại bàng gẫy cánh
- Bà nội gạt nước mắt xin cứu cháu ung thư máu
热门文章
- Nhận định, soi kèo Adhyaksa Farmel vs Bekasi City, 15h30 ngày 4/2: 3 điểm nhọc nhằn
- Toa thuốc hàng chục triệu đồng, tính mạng con bị đe dọa
- Tim Cook khuyên khách hàng nên mua điện thoại Android nếu họ muốn làm được điều này
- 3 địa phương khuyến khích người dân dùng ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone
站长推荐
Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 8/2020, Thái Nguyên sẽ nâng cấp 443 dịch vụ công lên mức 4 (Ảnh minh họa: baothainguyen.vn) Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên cho biết, địa phương này vừa lên kế hoạch nâng cấp dịch vụ công trực tuyến.
Kế hoạch nhằm rà soát thủ tục, bổ sung nâng cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 trên hệ thống của các đơn vị theo Danh mục đã được UBND tỉnh công bố; từng bước hiện đại hóa nền hành chính, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp và góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính.
Kế hoạch nâng cấp dịch vụ công trực tuyến của Thái Nguyên sẽ được thực hiện trên hệ thống dịch vụ công của tỉnh, đồng bộ với hệ thống một cửa điện tử của các đơn vị, địa phương.
Trong đó, đối với Cổng dịch vụ công, các cơ quan, đơn vị tại Thái Nguyên sẽ thực hiện rà soát thủ tục, thêm dịch vụ công, thành phần hồ sơ, số ngày xử lý. Đồng thời, triển khai cấu hình mức độ dịch vụ công cũng như cấu hình thanh toán trực tuyến đối với dịch vụ công mức 4.
Với hệ thống một cửa điện tử, các cơ quan, đơn vị sẽ tiến hành đồng bộ danh mục dịch vụ công đã rà soát về hệ thống một cửa.
Cùng với đó, các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện xã của Thái Nguyên cũng cần kiểm tra việc nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công đối với các thủ tục đã được thiết lập; kiểm tra tiếp nhận xử lý hồ sơ trực tuyến tại phần mềm một cửa của đơn vị mình.
Cũng trong kế hoạch mới của Sở TT&TT Thái Nguyên, đơn vị này còn thông báo các dịch vụ công trực tuyến cần nâng cấp của các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã với thời gian thực hiện cụ thể.
Đơn cử như, tại Sở KH&CN Thái Nguyên, tổng số dịch vụ công cần nâng cấp của cơ quan này là 30 dịch vụ, với thời gian thực hiện kéo dài từ ngày 1/6/2020 đến ngày 5/6/2020. Số dịch vụ công trực tuyến cần nâng cấp của UBND cấp huyện là 158 dịch vụ và thời gian thực hiện từ ngày 24/8/2020 đến ngày 28/8/2020.
Sở TT&TT Thái Nguyên là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị, nhà thầu rà soát thủ tục, thêm dịch vụ công, thành phần hồ sơ; cấu hình nâng mức độ dịch vụ công trực tuyến của các đơn vị; và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện.
Theo thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến cuối năm ngoái, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 4 của Thái Nguyên là 127 dịch vụ, chiếm tỷ lệ 6,7% tổng số thủ tục hành chính.
Với kế hoạch nâng cấp dịch vụ công kể trên, dự kiến đến cuối tháng 8/2020, số dịch vụ công được nâng cấp lên mức 4 của Thái Nguyên là 443 dịch vụ, nâng tổng số dịch vụ công trực tuyến của địa phương này lên 570 dịch vụ, đạt tỷ lệ 30% theo đúng chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu với các bộ, ngành, địa phương trong năm nay.
Đại diện Cục Tin học hóa cũng cho biết, trong hơn 2 năm gần đây, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 mà các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã liên tục tăng, từ mức 4,55% năm 2018 lên 10,76% năm 2019 và đạt 13,3% vào cuối tháng 4/2020.
Đến nay, đã có 12 bộ, ngành, địa phương hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4, bao gồm 5 bộ, ngành: KH&ĐT, Nội vụ, Tài chính, TT&TT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và 7 tỉnh, thành phố: An Giang, Đà Nẵng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Nam Định và Tiền Giang.
Thực hiện vai trò điều phối phát triển Chính phủ điện tử nói chung và thúc đẩy phát triển dịch vụ công trực tuyến nói riêng, ngày 19/3/2020, Bộ TT&TT đã có công văn 929 đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Tiếp đó, giữa tháng 5/2020, Bộ TT&TT đã tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, trong đó có việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Cụ thể, trong văn bản đôn đốc mới nhất gửi các bộ, ngành, địa phương, Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, đơn vị tận dụng ngay các hệ thống thông tin sẵn có, chủ động bố trí, huy động nguồn lực tại chỗ để bảo đảm khả năng sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến mức 3,4 của tất cả các thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó, từng bước có lộ trình nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin để xử lý hồ sơ hoàn toàn trên môi trường mạng.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đã một lần nữa đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020.
Vân Anh
Bộ TT&TT yêu cầu xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến năm 2020 tăng gấp đôi năm 2019
Bộ TT&TT vừa đề nghị các bộ, ngành, địa phương tận dụng ngay các hệ thống thông tin sẵn có, chủ động bố trí, huy động nguồn lực tại chỗ để bảo đảm khả năng sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của tất cả các thủ tục hành chính.
">Thái Nguyên cung cấp 570 dịch vụ công trực tuyến mức 4 vào cuối tháng 8
Ca phẫu thuật cho nữ bệnh nhân diễn ra trong 3 giờ. Ảnh: BVCC Tiến sĩ Hoàng Mạnh Thắng, Khoa Ung bướu, cho biết phẫu thuật ung thư bóng Vater là một trong phẫu thuật phức tạp nhất trong ổ bụng. Bệnh nhân cần phải cắt nhiều tạng bao gồm đầu tụy, túi mật, một phần dạ dày và tá tràng và vét hạch rộng rãi. Đồng thời, do khối u có biến chứng tắc mật nên cần can thiệp càng sớm càng tốt ngay trước Tết.
Ca mổ được thực hiện bởi bác sĩ Khoa Ung bướu của bệnh viện và các chuyên gia từ Bệnh viện K, kéo dài hơn 3 giờ. Sau 6 giờ phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh, ngày thứ 3, bà có thể ăn nhẹ.
Đến ngày 29/1, sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân ổn định, dự kiến xuất viện trong 1-2 ngày tới, trước khi vào lộ trình điều trị hóa chất.
Bệnh hiếm gặp, dễ chẩn đoán nhầm
Ung thư bóng Vater là một loại khối u ác tính của hệ thống tiêu hóa. Đây là một bệnh lý hiếm gặp (0,2% ung thư đường tiêu hóa) và dễ chẩn đoán nhầm do có những triệu chứng giống một số bệnh lý liên quan như gan, mật, tuỵ…
Bóng Vater nằm ở đoạn D2 của tá tràng (đoạn đầu tiên của ruột non). Trong hầu hết các trường hợp, dịch mật và dịch tụy đổ vào tá tràng qua bóng Vater. Khi bóng Vater bị bít tắc do tổ chức ung thư, dịch mật và dịch tụy không đổ vào ruột non được, ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa thức ăn, làm bệnh nhân khó tiêu, chán ăn, gầy sút, tắc mật, nhiễm trùng đường mật, viêm tụy cấp… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong.
Mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ bị vàng da tăng dần, sụt cân, đau bụng (thường là đau âm ỉ thượng vị hoặc nửa bụng phải), đau lưng và ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng khó tiêu và nôn mửa. Đây là triệu chứng cho thấy tổ chức ung thư đã ăn lan làm hẹp lòng tá tràng và làm tắc đường thoát của dạ dày. Người bệnh cũng bị chán ăn, sụt cân, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa hoặc viêm tụy cấp.
Các bác sĩ khuyến cáo những người trên 40 tuổi cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường: chán ăn, mệt mỏi, sút cân và vàng da tăng dần...
Dấu hiệu bất thường chỉ điểm nguy cơ ung thư vùng kín ở nam giới
Người đàn ông ở Quảng Ninh phát hiện vùng kín có khối u cứng, chắc, lớn dần. Khi đi khám, các bác sĩ chẩn đoán ông mắc ung thư dương vật đã xâm lấn ra xung quanh, phải phẫu thuật cắt bỏ.">Phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa sau 10 ngày đau bụng âm ỉ, vàng da
Một trong số bằng sáng chế mới lộ diện đã tiết lộ ý tưởng và mục tiêu của Apple trong việc tạo ra một cặp kính thông minh có thể thay đổi cách bạn sử dụng iPhone.
Kính mắt bảo mật
Bằng sáng chế của Apple mô tả thiết bị có tên "Privacy Eyewear" hoặc "Kính bảo mật" cho phép người dùng có thể xem nội dung trên màn hình iPhone nhưng chặn không cho phép người xung quanh xem nội dung đó.
Giải pháp này yêu cầu bạn phải tháo màn hình LCD ra và đặt phần cứng đặc biệt vào trong thiết bị để hỗ trợ hiển thị nội dung dưới dạng 3D. Trong trường hợp của Apple, chúng ta đang nói về một giải pháp tương lai.
Bằng sáng chế mới tiết lộ, Apple dường như đang hình dung ra mối liên hệ giữa quyền riêng tư giữa và kính thông minh. Nói cách khác đó sẽ là một cặp kính hướng tới quyền riêng tư. Khi quá trình quét khuôn mặt của người dùng bắt đầu được thực hiện, kính sẽ tự phát hiện nội dung và thực hiện các điều chỉnh làm mờ nội dung hiển thị giúp bảo mật thông tin của người dùng.
Bằng sáng chế 20210350769 của Apple chủ yếu đề cập đến tính năng quét khuôn mặt và các hình thức quét nâng cao khác. Bằng sáng chế cho thấy Apple đang xem xét điều chỉnh hình dáng thiết bị dựa trên diện mạo của người dùng và rất có khả năng sẽ mở rộng công năng của Face ID.
Giới công nghệ đang rất chờ đợi Apple Glass
Sẽ rất thú vị để chờ đợi cách Apple nghiên cứu và triển khai công nghệ thực tế ảo tăng cường, màn hình gắn trên đầu (Head-mounted Display) và kính metaverse.
Hiện chưa có công ty nào mang tới một tầm nhìn rõ ràng về công nghệ kính thông minh. Ngay cả khi Google đã từng đặt nền móng cho thị trường kính thông minh với sản phẩm Google Glass thì cho đến nay, đó vẫn là một sản phẩm chưa thực sự có sức hút.
Nhưng nếu Apple thành công trong việc nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm kính thông minh hỗ trợ công nghệ tăng cường thực tế ảo và quét 3D, hãng hoàn toàn có thể thúc đẩy và khiến cho thị trường kính thông minh trở nên sôi động không kém như smartphone.
Mặc dù vậy chưa rõ liệu bằng sáng chế trên có nghĩa rằng, người dùng sẽ phải luôn đeo kính để xem được các nội dung riêng tư hay không. Và nếu như vậy thật thì liệu chúng ta có cảm thấy cần có một chiếc kính như vậy hay không?
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, Slashgear)
Apple Glass có thể là sản phẩm cuối của Tim Cook
Kính thực tế ảo của Apple có thể trở thành sản phẩm lớn cuối cùng ra mắt dưới triều đại CEO Tim Cook.
">Apple công bố bằng sáng chế thiết bị Kinh bảo mật Apple Glass
Nhận định, soi kèo Odisha vs NorthEast United, 21h00 ngày 3/2: Đối thủ yêu thích
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cùng đại diện VFOSSA, Liên minh CoMeet thực hiện nghi thức ra mắt giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến trên nền tảng nguồn mở Jitsi. Giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến trên nền nguồn mở Jitsi của Liên minh CoMeet đang được triển khai cung cấp với nhiều dịch vụ, từ tư vấn, thiết kế, triển khai, tích hợp, hỗ trợ đến bảo trì hệ thống. Chi phí các gói giải pháp dành cho tổ chức, doanh nghiệp ước tính từ 349 triệu đồng cho một lần triển khai và bảo trì, cập nhật nâng cấp phiên bản, hỗ trợ kỹ thuật trong 1 năm đầu tiên. Các năm sau chỉ phát sinh chi phí dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nếu cần, không có chi phí bản quyền phần mềm.
Các tính năng đáng chú ý của giải pháp gồm: tổ chức hội họp trực tuyến, không hạn chế số điểm tham gia, chia sẻ màn hình của tất cả các thành viên theo điều phối của người quản trị, trò chuyện riêng qua tính năng Chat, ghi lại nội dung cuộc họp…Đặc biệt, người dùng có thể yên tâm về tính an toàn, bảo mật nhờ mã hóa dữ liệu và chế độ kiểm soát thành viên tham gia họp. Hiện nay, người dùng có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ trên tất cả các nền tảng MS Windows, MAC OS, iOS, Android.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại lễ ra mắt. Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, sau bước đầu thâm nhập thị trường nhờ “cú huých” từ dịch bệnh Covid-19, các giải pháp hội nghị trực tuyến sẽ tăng trưởng mạnh do người dùng đã hình thành thói quen học tập, làm việc mới. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, xây dựng và phát triển các giải pháp để xây dựng thị trường.
Thứ trưởng cũng cho biết, để định hướng phát triển cho thị trường hội nghị truyền hình trực tuyến tại Việt Nam, Bộ TT&TT đã xác định 2 xu hướng chủ đạo chính. Một là, giải pháp do doanh nghiệp Việt Nam tự xây dựng, phát triển như nền tảng hội nghị trực tuyến Zavi vừa được Bộ TT&TT khai trương ngày 15/5/2020. Hai là giải pháp phát triển sử dụng mã nguồn mở, trong đó giải pháp hội nghị trực tuyến CoMeet được ra mắt hôm nay là một điển hình tiêu biểu cho việc sử dụng nguồn mở, làm chủ công nghệ để trển khai các giải pháp, cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, các cá nhân có nhu cầu.
Theo Thứ trưởng, Liên minh CoMeet đã đưa dịch vụ ra thị trường bằng một mô hình hợp tác kinh doanh mới, đó là: Từ thế mạnh của từng thành viên, các công ty phối hợp, hợp lực để cung cấp giải pháp, dịch vụ Hội nghị trực tuyến trên nền phần mềm nguồn mở, nhờ đó mang lại giải pháp hội nghị trực tuyến toàn diện, riêng tư, tích hợp linh hoạt cho các tổ chức, doanh nghiệp, dùng băng thông Internet trong nước, đảm bảo an toàn và bảo mật.
“Điều này đã một lần nữa khẳng định, với sự đoàn kết, nhất trí, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo ra càng nhiều dịch vụ, sản phẩm Make in Vietnam đạt chuẩn quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp tự chủ công nghệ, giảm phụ thuộc các nền tảng nước ngoài, góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia”, Thứ trưởng nói.
Bộ TT&TT kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu hội họp trực tuyến sẽ ưu tiên lựa chọn, sử dụng các giải pháp, dịch vụ do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Sự ủng hộ của khách hàng trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp công nghệ số mau chóng chiếm lĩnh thị trường, tạo nền tảng hoàn thiện, củng cố, phát triển sản phẩm, tiến tới vươn ra thị trường quốc tế, nâng cao năng lực của của doanh nghiệp trong nước nói chung, thực hiện khát vọng Vì một Việt Nam hùng cường.
Liên minh CoMeet thực hiện cuộc họp trực tuyến kết nối 7 điểm trên toàn quốc sử dụng giải pháp của Liên minh. Tại sự kiện, trước sự chứng kiến của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, Liên minh CoMeet đã thực hiện cuộc họp trực tuyến kết nối 7 đầu cầu tại các địa điểm trên 2 miền Nam, Bắc sử dụng giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến CoMeet.
Chia sẻ tại buổi lễ, đại diện Liên minh CoMeet cho biết thêm, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã có cơ hội thể hiện năng lực, làm chủ công nghệ, giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và giúp đỡ những doanh nghiệp khác chuyển đổi số.
“Giải pháp họp trực tuyến “Made in Vietnam” trên nền tảng phần mềm nguồn mở Jitsi của CoMeet tận dụng băng thông nội địa, không phụ thuộc vào đường truyền quốc tế. Nhờ đó, trong những sự cố đứt cáp quang biển gần đây, giải pháp họp trực tuyến CoMeet vẫn hoạt động ổn định.
Giải pháp cũng đảm bảo an toàn, bảo mật tuyệt đối khi giải pháp sẵn sàng cho mã hoá bảo mật từ đầu cuối. Các tổ chức sử dụng có mã nguồn trong tay nên đảm bảo loại trừ được hoàn toàn các vấn đề thất thoát thông tin, nghe lén…”, đại diện Liên minh CoMeet nhấn mạnh.
M.T.
Liên minh doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp họp online dạng “may đo”
Bộ TT&TT vừa đồng ý bảo trợ cho CoMeet, liên minh phát triển các giải pháp họp trực tuyến trên nền tảng Jitsi. CoMeet hướng tới cung cấp giải pháp hội nghị trực tuyến dạng "may đo" cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
">Giải pháp hội nghị trực tuyến tại Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng nguồn mở
- Theo đó, Nghị định 148 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43 ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trong đó bổ sung quy định giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý.
Tuy nhiên, để được giao đất, cho thuê các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý được, các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các tiêu chí sau: Thuộc quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đất chưa giao, đất chưa cho thuê hoặc đất đang giao quản lý theo quy định; Có diện tích, hình dạng không đủ tiêu chuẩn diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của UBND cấp tỉnh; Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Nghị định 148 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ cho hàng trăm dự án bất động sản đang phải “chùm mền” vì vướng đất xen kẹt Đồng thời thửa đất được giao, cho thuê không thuộc khu vực đất thực hiện các dự án, công trình đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai; không có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm hoặc có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm nhưng đã có văn bản giải quyết theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Nghị định nêu rõ nguyên tắc giao đất cho thuê đất ưu tiên sử dụng các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý vào mục đích công cộng. Trường hợp không sử dụng được vào mục đích công cộng thì thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất liền kề.
Trong trường hợp thửa đất nhỏ hẹp có từ hai người sử dụng đất liền kề trở lên có nhu cầu sử dụng, phải tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất và chỉ giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các trường hợp chỉ có một người có nhu cầu sử dụng đất.
Việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp cho người sử dụng đất liền kề được thực hiện sau khi UBND các cấp đã tổ chức rà soát, công bố công khai và lấy ý kiến của người dân nơi có đất. Đồng thời phải căn cứ vào đơn đề nghị giao đất, cho thuê đất của người sử dụng liền kề và phải được thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ. Sau khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, người sử dụng đất liền kề phải thực hiện thủ tục hợp thửa đất theo quy định.
Thời hạn sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp được xác định thống nhất với thời hạn sử dụng của thửa đất mà người sử dụng đất liền kề đang sử dụng. Trường hợp giao, cho thuê các thửa đất nhỏ hẹp gắn với việc chuyển mục đích sử dụng của thửa đất liền kề với thửa đất nhỏ hẹp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điều 125 và Điều 126 của Luật Đất đai.
Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất là giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điều 114 của luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
UBND cấp tỉnh có vai trò quy định chi tiết việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý, lấy ý kiến người dân và công khai việc giao, cho thuê đất tại địa phương để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc cho người sử dụng đất liền kề.
Hàng trăm dự án đứng hình được “giải cứu”
Nghị định 148 trên sẽ có hiệu lực từ ngày 8/2/2021. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ cho hàng trăm dự án bất động sản đang phải “chùm mền” vì vướng đất xen kẹt.
Việc dự án có quỹ đất công xen cài rải rác đang là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản ở TPHCM. Từ năm 2019, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản kiến nghị về vướng mắc tại nhiều dự án bất động sản nhưng có quỹ đất rạch, bờ đất, đường xen cài rải rác, bất định hình bên trong thuộc diện nhà nước quản lý. Tổng diện tích các thửa đất nhỏ hẹp này thường chiếm tỷ lệ trên dưới 10% diện tích dự án. Các diện tích đất công này không tập trung mà nằm rải rác trong các thửa đất của dự án bao gồm đất có nguồn gốc từ rạch, đất thu hồi để mở đường giao thông khu vực và đất lưu không... Có dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, mặc dù chỉ vướng 1 mét đất công nhưng vẫn phải dừng cả dự án.
Sau khi nhận thông tin Nghị định 148 được ban hành, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA đã gửi thư điện tử báo tin mừng đến các doanh nghiệp trong HoREA. Theo ông Châu, Nghị định 148 sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc về pháp lý bấy lâu nay. Đặc biệt là có cơ chế hợp lý để giải quyết các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong các dự án đầu tư, dự án bất động sản, giúp khai thông bế tắc cho các dự án nhà ở trong cả nước.
Tại TP.HCM, quy định mới của Chính phủ sẽ giúp giải quyết dứt điểm các vướng mắc đối với các phần đất do Nhà nước quản lý, nằm xen kẽ trong 126 dự án sản xuất kinh doanh, dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp. Các dự án này hầu hết đang bị ngừng triển khai, có thể tái khởi động, tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Thuận Phong
Cả dự án "đứng hình" vì một mét vuông đất công
- Trong hàng trăm dự án nhà ở thương mại đang bị ách tắc về thủ tục pháp lý tại TP.HCM, không ít dự án có đất công nằm xen cài. Gỡ vướng cho những dự án này sẽ giải quyết được bài toán nguồn cung nhà ở.
">Gỡ nút thắt đất công xen kẹt hàng trăm dự án nhà ở được giải cứu
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020 mới ban hành, Chính phủ đã dành riêng một mục để chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, thu phạt xử lý vi phạm hành chính và các nghĩa vụ tài chính khác trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP và chỉ tiêu tại các Nghị quyết 01/NQ-CP, 02/NQ-CP của Chính phủ.
Đồng thời, thực hiện triệt để việc gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, bảo đảm hoàn thành việc gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp chính quyền trước ngày 30/6/2020 và chỉ tiêu xử lý hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng (80% với cấp bộ; 60% với cấp tỉnh và 30% với cấp huyện).
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được yêu cầu trong quý II/2020 hoàn thành việc xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của các bộ, cơ quan, địa phương kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ để hình thành Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Hệ thống này cần sẵn sàng kết nối, tích hợp dữ liệu nhằm cung cấp thông tin về chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các vấn đề phát sinh nổi cộm mà dư luận quan tâm... phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sớm ban hành mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính điện tử thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành mình. Đây là cơ sở cho việc cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử thống nhất trên toàn quốc, theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 30 ngày 5/3/2020 về công tác văn thư và bảo đảm triển khai Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
">Chính phủ yêu cầu hoàn thành việc gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp chính quyền trước 30/6/2020